Kịp thời sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và không ngừng tăng cường các yếu tố bảo đảm mọi mặt cho hoạt động công tác đảng, công tác chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở trường quân sự quân khu 1 hiện nay (Trang 82 - 89)

các yếu tố bảo đảm mọi mặt cho hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị

Đây là giải pháp quan trọng trong nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB. Sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm để đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân mạnh, yếu, rút ra được những bài học bổ ích giúp cho hoạt động CTĐ, CTCT ngày càng tốt hơn. Đồng thời, qua thực tiễn cho thấy, khi nào CTĐ, CTCT được đảm bảo đầy đủ các yếu tố trong hoạt động thì khi đó sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất. Bởi vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB đòi hỏi phải làm tốt công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và không ngừng tăng cường các yếu tố bảo đảm mọi mặt cho hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.

* Thường xuyên làm tốt công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.

Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm là một trong những khâu quan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng, là việc làm thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng của CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB. Thực tiễn nhiệm vụ đào tạo SQDB luôn có sự phát triển đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ này. Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm là biện pháp quan trọng, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đào tạo SQDB ở TQSQK1 trong giai đoạn mới.

Yêu cầu sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB phải đảm bảo khách quan, đánh giá đúng thực chất, tìm ra mạnh, yếu, nguyên nhân và rút ra được những bài học kinh nghiệm trên tất cả các mặt hoạt động của CTĐ, CTCT, từ việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chi bộ, quản lý điều hành của người chỉ huy, trách nhiệm của cơ quan Chính trị, chính trị viên các đơn vị quản lý học viên SQDB, đến ý thức tự giác, tinh thần làm chủ của mọi cán bộ, giáo viên, học viên SQDB trong thực hiện nhiệm vụ.

Quá trình sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, chu đáo, cụ thể, xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung tiến hành, tập trung làm rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, vai trò của cơ quan, đơn vị quản lý học viên SQDB trong tiến hành CTĐ, CTCT; việc vận dụng, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhắc nhở, uốn nắn những thiếu sót khuyết điểm. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm CTĐ, CTCT rút ra, nhanh chóng bổ sung vào lãnh đạo, chỉ đạo và phổ biến rộng rãi cho các đơn vị quản lý học viên SQDB vận dụng thực hiện.

* Tăng cường các yếu tố bảo đảm cho hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.

Thứ nhất, xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp, lành mạnh ở các đơn vị học viên SQDB và trong toàn Nhà trường, là yếu tố có vai trò hết sức to lớn đối với việc

nâng cao hiệu quả của CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB. Đây không những là nơi trực tiếp nuôi dưỡng, phát triển phẩm chất, nhân cách của cán bộ, giáo viên, học viên SQDB, mà nó còn tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ học viên SQDB tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Môi trường văn hoá tốt là “hàng rào” hữu hiệu để ngăn chặn những tác động tiêu cực, loại trừ những biểu hiện lệch lạc, hạn chế trong đơn vị, bởi nó tạo nên các chuẩn mực về thái độ, hành vi quan hệ, ứng xử, dư luận tích cực... đòi hỏi mọi người sống trong đó tự giác, tự nguyện làm theo.

Để xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp trong Nhà trường nói chung và ở các đơn vị quản lý học viên SQDB nói riêng đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy phải quan tâm chăm lo xây dựng những chuẩn mực về giá trị tinh thần, đặc biệt là về động cơ, thái độ, trách nhiệm, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn cho mọi đối tượng làm cơ sở tiến hành xây dựng phẩm chất, nhân cách của người cán bộ, giáo viên, học viên SQDB. Thường xuyên chăm lo xây dựng các mối quan hệ văn hoá tốt đẹp giữa cán bộ chỉ huy với học viên SQDB, giữa giáo viên và học viên SQDB, giữa học viên SQDB với nhau; chăm lo xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh, dân chủ, cởi mở, khí thế thi đua trong học tập, nghiên cứu, sáng tạo, quan tâm giúp đỡ nhau giữa cán bộ, giáo viên và học viên SQDB. Xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp

bảo đảm cho sinh hoạt và hoạt động CTĐ, CTCT, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB và xây dựng đơn vị, Nhà trường chính qui mẫu mực.

Thứ hai, tăng cường và khai thác tốt cơ sở vật chất, phương tiện nâng cao hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB, đây là một trong những yếu

tố hết sức quan trọng, có vai trò hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện nội dung, phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB. Những năm qua cùng với nguồn trên cấp, Nhà trường và các đơn vị quản lý học viên SQDB đã có nhiều cố gắng trong tạo nguồn kinh phí bổ xung cho hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ này, song so với yêu cầu nhiệm vụ thì cơ sở vật tư CTĐ, CTCT còn rất thiếu thốn, chưa đảm bảo tốt cho hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB của Nhà trường.

Để đáp ứng yêu cầu này lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Nhà trường, nhất là ở các đơn vị quản lý học viên SQDB, cần quan tâm hơn nữa việc tạo nguồn, đầu tư kinh phí cho hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB từ nhiều nguồn với nhiều hình thức khác nhau như tranh thủ sự đầu tư kinh phí do trên cấp, kinh phí từ nguồn làm kinh tế của Nhà trường và sự đóng góp của tập thể, học viên SQDB; trích một phần quĩ vốn từ việc tổ chức chăn nuôi, tăng gia sản xuất của các đơn vị học viên SQDB hỗ trợ cho hoạt động CTĐ, CTCT. Động viên cán bộ, giáo viên, học viên SQDB tích cực viết bài, sưu tầm tài liệu, tư liệu, hiện vật về gương chiến đấu hy sinh dũng cảm của các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên SQDB của Nhà trường, Quân khu, quân đội, phục vụ cho công tác đào tạo và CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.

Trên cơ sở vật chất, phương tiện CTĐ, CTCT hiện có, các đơn vị quản lý học viên SQDB cần thực hiện đúng chế độ qui định trong quản lý, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, phương tiện CTĐ, CTCT và các nguồn kinh phí cho hoạt động; tổ chức khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo SQDB; tránh hỏng hóc, thất thoát, lãng phí, cắt xén, sử dụng sai mục đích trong hoạt động.

Thứ ba, chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho học viên SQDB, vừa là điều kiện, yêu cầu, vừa là nhân tố thường xuyên tác động trực tiếp

đến việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB của nhà trường. Chỉ khi học viên SQDB được quan tâm chăm lo chu đáo, đầy đủ về vật chất và tinh thần, mới giúp

họ nhanh chóng tái tạo lại sức khoẻ, yên tâm gắn bó với đơn vị, tích cực hăng say tự giác trong học tập, rèn luyện tại trường.

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học viên SQDB, trước hết thể hiện ở chỗ bảo đảm đúng, đủ chế độ tiêu chuẩn được hưởng của học viên SQDB, nhất là về ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong học tập, sinh hoạt, công tác. Thực hiện tốt chế độ công khai về kinh tế, tài chính và các quyền lợi được hưởng của học viên SQDB. Tổ chức cho học viên SQDB tích cực tăng gia, sản xuất cải thiện nâng cao đời sống, sử dụng hợp lý quĩ vốn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất của đơn vị, chủ động khắc phục khó khăn, củng cố nơi ăn ở của học viên SQDB bảo đảm khang trang, sạch đẹp; mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu học tập và sinh hoạt của học viên SQDB.

Về đời sống tinh thần, cần thường xuyên duy trì và bảo đảm tốt việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh, lôi cuốn đông đảo học viên SQDB tham gia, nhất là ngày nghỉ, giờ nghỉ, tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái, xua tan những mệt mỏi sau những hoạt động huấn luyện căng thẳng tạo điều kiện tốt nhất cho học viên SQDB yên tâm học tập, rèn luyện tại trường. Tổ chức, khai thác tốt phong trào văn hoá quần chúng, diễn đàn, thi tìm hiểu, hội thao, hội trại để giáo dục, định hướng tư tưởng, cổ vũ những việc làm hay, những tấm gương tiêu biểu, đấu tranh với biểu hiện sai trái trong học tập, rèn luyện của học viên SQDB.

*

* *

Tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB ở TQSQK1 là yêu cầu khách quan, thường xuyên, là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Về thực chất, đây là hoạt động tiến hành toàn diện các nội dung, biện pháp công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách nhằm chuẩn bị, củng cố, giữ vững cơ sở chính trị, tinh thần, nâng cao hiệu lực hành động của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong Nhà trường

góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo SQDB. Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ đào tạo SQDB ở TQSQK1 có sự phát triển mới. Vì vậy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần nắm vững những thuận lợi, khó khăn, quán triệt sâu sắc yêu cầu CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB trong giai đoạn mới, đồng thời tiến hành đồng bộ những giải pháp cơ bản của CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ này.

Mỗi giải pháp nêu trên có vị trí, vai trò riêng không ngang bằng nhau, nhưng có quan hệ khăng khít, hỗ trợ, tác động lẫn nhau, do đó, không được xem nhẹ, hạ thấp giải pháp nào. Hơn nữa, thực tiễn vấn đề đào tạo SQDB ở TQSQK1 luôn có sự phát triển không ngừng, vì vậy, quá trình thực hiện các giải pháp này cần vận dụng sáng tạo, bổ sung cho phù hợp với thực tế nhiệm vụ trong từng giai đoạn để mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

1. Đào tạo SQDB là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài hết sức quan trọng của TQSQK1, nhằm đào tạo ra những người SQDB có đầy đủ phẩm chất, năng lực của người cán bộ cấp phân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng DBĐV của Quân khu và quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB không những là một nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan mà còn là vấn đề cấp bách đặt ra trong điều kiện hiện nay, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo SQDB của Nhà trường trong giai đoạn mới.

2. Trong những năm qua, CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB ở TQSQK1 đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo SQDB, xây dựng Nhà trường VMTD. Quá trình hoạt động CTĐ, CTCT đã bám sát thực tiễn, xác định đúng mục tiêu, nội dung và có phương pháp tiến hành phù hợp, bám sát đối tượng, nhiệm vụ, từng bước nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo SQDB của Nhà trường. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra thì CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB của Nhà trường cũng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập.

3. Để khắc phục các hạn chế, phát huy kinh nghiệm tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB, nhất là việc đáp ứng những đòi hỏi bức bách, cao hơn trong nhiệm vụ đào tạo SQDB của Nhà trường trong giai đoạn mới thì giải pháp CTĐ, CTCT phải được tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện. Đó là : Cấp

uỷ, tổ chức đảng các cấp thường xuyên xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo toàn diện, sát đúng, kịp thời đối với nhiệm vụ đào tạo SQDB; Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, xây dựng cho cán bộ, giáo viên, nhất là học viên SQDB có động cơ đúng đắn, tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo tạo SQDB; Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo SQDB; Xây dựng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB; Kịp thời sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và không ngừng tăng cường các yếu tố bảo đảm mọi mặt cho hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.

4. Tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB ở TQSQK1 hiện nay là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của luận văn mới chỉ là sự khám phá bước đầu trên những vấn đề cơ bản nhất. Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các cơ quan chức năng và cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp để tiếp tục nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ sâu sắc, đạt chất lượng cao hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở trường quân sự quân khu 1 hiện nay (Trang 82 - 89)