Thực trạng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở Trường Quân sự Quân khu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở trường quân sự quân khu 1 hiện nay (Trang 32 - 44)

trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở Trường Quân sự Quân khu 1

1.2.1. Thực trạng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ đào tạosĩ quan dự bị ở Trường Quân sự Quân khu 1 sĩ quan dự bị ở Trường Quân sự Quân khu 1

* Những ưu điểm

Một là, nhận thức, trách nhiệm, năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của các chủ thể trong nhiệm vụ đào tạo SQDB đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Thực hiện nhiệm vụ Bộ Tư lệnh Quân khu giao, trong những năm qua nhiệm vụ giáo dục - đào của TQSQK1 ngày càng nặng nề hơn, tỷ lệ học viên SQDB đào tạo hàng năm bình quân chiếm từ 21,4% - 27,4% trong tổng số học viên tham gia đào tạo

của Nhà trường [phụ lục 3]. Đối tượng đào tạo SQDB hết sức đa dạng với nhiều chuyên ngành khác nhau, được phân chia về các tiểu đoàn quản lý học viên theo chuyên ngành đào tạo như các đối tượng khác. Thời gian đào tạo dành cho đối tượng SQDB chỉ bằng một nửa số thời gian so với các đối tượng đào tạo khác, do đó chương trình nội dung đào tạo cũng bị rút ngắn rất nhiều cả về nội dung, môn học, số tiết, thời gian luyện tập, thời gian thực hành. Trong khi đó yêu cầu đòi hỏi đặt ra cho nhiệm vụ này lại cao không kém các đối tượng khác trong Nhà trường. Đây là khó khăn thách thức rất lớn đối với Nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB.

Nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ đào tạo SQDB và vai trò của CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường đã cùng với cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp tích cực, chủ động đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức cho các chủ thể về nhiệm vụ đào tạo SQDB và vị trí, vai trò của CTĐ, CTCT cũng như trách nhiệm tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB của Nhà trường. Do đó, các chủ thể đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ đào tạo SQDB và CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ này.

Hàng năm trên cơ sở quán triệt nghiêm túc các quan điểm tư tưởng chỉ đạo, phương hướng nhiệm vụ, phương châm huấn luyện của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Chỉ thị của Tư lệnh Quân khu về công tác giáo dục - đào tạo, xây dựng Nhà trường chính qui, Đảng uỷ Nhà trường và cấp uỷ, tổ chức đảng các cơ quan, đơn vị đã ra nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, trong đó đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ đào tạo SQDB. Nội dung lãnh đạo tập trung vào xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng TSVM, cơ quan, đơn vị VMTD; xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên; xây dựng, điều chỉnh nội dung chương trình sát với đối tượng SQDB; nâng cao chất lượng trong tổ chức, điều hành huấn luyện, giảng dạy, học tập; khắc phục bệnh thành tích và chống tiêu cực trong đào tạo SQDB. Do đó, chất lượng đào tạo SQDB của Nhà trường nói chung trong 5 năm qua từng bước được nâng lên rõ rệt. Qua khảo sát đánh giá về chất lượng đào tạo SQDB của 100 cán bộ, giáo viên Nhà trường cho thấy, có 18,0% ý kiến trả lời đạt loại tốt và 56,0% ý kiến trả lời đạt loại khá [phụ lục 2].

Các cấp uỷ, tổ chức đảng thường xuyên quán triệt sâu sắc nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và nhiệm vụ đào tạo SQDB, đánh giá chính xác tình hình thực tiễn của cơ quan, khoa, đơn vị mình để cụ thể hoá và đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết của Nhà trường và nhiệm vụ đào tạo SQDB. Đánh giá chung của Nhà trường cho thấy, “chất lượng sinh hoạt lãnh đạo của cấp uỷ, chi bộ được nâng cao, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng tiến bộ”[9, tr. 5]. Qua khảo sát đánh giá về mức độ quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chỉ huy đơn vị đối với nhiệm vụ đào tạo SQDB, có 72,0% ý kiến trả lời là thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ [phụ lục 2].

Cơ quan chính trị đã thường xuyên tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường và chỉ đạo, hướng dẫn cho các đơn vị quản lý học viên SQDB về CTĐ, CTCT, nhất là các đơn vị học ngoài thao trường, học đêm, kiểm tra kết thúc môn và thi tốt nghiệp ra trường. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cơ quan chính trị đã tập trung chỉ đạo xây dựng, kiện toàn các tổ chức ở các đơn vị quản lý học viên SQDB trong các khoá đào tạo thực sự vững mạnh, phát huy tốt vai trò, chức năng trong hoạt động. Duy trì nghiêm túc, nền nếp các chế độ CTĐ, CTCT của cơ quan và ở các đơn vị học viên SQDB. Chỉ đạo, hướng dẫn cho các đơn vị quản lý học viên SQDB tổ chức tốt các phong trào thi đua, tuyên truyền cổ động, đấu tranh chống tiêu cực, vi phạm qui chế, vi phạm kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB. Thông qua đó, đã góp phần làm cho CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB hoạt động có nền nếp, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Qua khảo sát có 65,0% ý kiến được hỏi trả lời, cơ quan chính trị đã phát huy tốt vai trò của mình đối với hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB [phụ lục 2].

Đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị quản lý học viên SQDB đã xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch CTĐ, CTCT cho cả khoá đào tạo SQDB; lịch hoạt động CTĐ, CTCT hàng tuần, tháng theo đúng qui chế công tác kế hoạch của Cục Chính trị Quân khu ban hành; luôn sâu sát cùng với chỉ huy đơn vị tích cực, chủ động bám nắm thao trường, bãi tập để tiến hành giáo dục, nắm bắt giải quyết kịp thời về tư tưởng,

vướng mắc, khó khăn tạo sự yên tâm phấn khởi cho học viên SQDB. Ngoài ra, đội ngũ chính trị viên còn biết chú trọng phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ đại đội, trung đội, tiểu đội trong kiểm tra, động viên học viên SQDB, tổ chức các hoạt động văn nghệ, đọc báo, thể thao, trò chơi quân sự kịp thời cổ vũ, động viên học viên SQDB trong học tập. Những cố gắng của đội ngũ chính trị viên đã làm cho CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB của các đơn vị ngày càng đi vào chiều sâu và hoạt động có nền nếp, hiệu quả. Qua khảo sát, có 61,0% cán bộ, giáo viên cho rằng các đơn vị học viên SQDB thường xuyên chấp hành tốt chế độ, nền nếp CTĐ, CTCT [phụ lục 2].

Cùng với đội ngũ chính trị viên, đội ngũ cán bộ quản lý học viên SQDB đã không quản ngại khó khăn, tích cực, chủ động bám đơn vị, theo dõi, quản lý chặt chẽ học viên SQDB học tập trên giảng đường, thao trường, bãi tập. Tiến hành quán triệt, giáo dục, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng cá nhân, bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ sau mỗi nội dung, khoa mục huấn luyện để khích lệ cán bộ, học viên SQDB hăng hái, tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện. Qua khảo sát, có 64,0% ý kiến trả lời, đội ngũ cán bộ quản lý học viên đã phát huy tốt vai trò đối với CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB [phụ lục 1].

Đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo nói chung và nhiệm vụ đào tạo SQDB của Nhà trường 10 năm qua, cho thấy: “Đội ngũ cán bộ giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ”[56, tr. 2]. Thực tiễn qua hoạt động cho thấy, quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB, số giáo viên được phân công đảm nhiệm giảng dạy cho đối tượng học viên SQDB luôn thường xuyên sâu sát bám nắm đối tượng, căn cứ vào khả năng nhận thức của học viên SQDB để xác định nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy cho sát hợp; kết hợp chặt chẽ giữa nội dung học tập với truyền đạt quan điểm, tư tưởng quân sự của Đảng, giáo dục động cơ, tinh thần, thái độ và hướng dẫn phương pháp học tập cho học viên SQDB. Trong từng bài giảng, đội ngũ giáo viên đã thường xuyên cập nhật thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, rèn luyện kỹ năng sư phạm, cải tiến, sáng tạo trong giảng dạy, tăng cường các phương pháp giảng dạy bằng sơ đồ, bảng kẻ, mô hình, đội mẫu

và phát huy dân chủ trong học tập, giúp cho học viên SQDB tiếp thu nội dung học tập một cách tốt nhất. Sau mỗi bài lên lớp các giáo viên đều có định hướng nghiên cứu và giải đáp các thắc mắc giúp học viên SQDB tích cực chủ động trong ôn luyện, hoàn thiện kiến thức... Bởi vậy, chất lượng, hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giáo viên từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo SQDB của Nhà trường.

Hoạt động của các tổ chức quần chúng, nhất là tổ chức đoàn ở các đơn vị quản lý học viên “được duy trì thành nền nếp, có chất lượng hiệu quả cao”[53, tr. 7], thường xuyên phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB, với các chương trình hành động thiết thực cụ thể, như: xây dựng mô hình “Chi đoàn huấn luyện giỏi”, “Đôi bạn học tập”, phong trào “Phát huy sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ”, phong trào “Vượt nắng, thắng mưa, say sưa học tập”, “Bỏ đạt, gạt khá, tiến lên giỏi”. Tổ chức cho học viên SQDB tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, kết nghĩa, giao lưu với tổ chức đoàn thanh niên ở địa phương... Những hoạt động sôi nổi thiết thực và phong phú đó đã tạo nên phong trào thi đua sôi nổi trong học tập và rèn luyện, sáng tạo của đoàn viên thanh niên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SQDB. Khảo sát bằng phiếu thăm dò về hoạt động của đoàn thanh niên, có 86,0% số học viên SQDB được hỏi trả lời là hoạt động rất thiết thực [phụ lục 1].

Hai là, các nội dung, hình thức, biện pháp CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB đã được tiến hành đồng bộ, nền nếp.

Về công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, qua trao đổi với đội ngũ cán bộ chỉ

huy, chính trị viên ở các đơn vị quản lý học viên SQDB về công tác này cho thấy, do thời gian đào tạo SQDB rất ngắn, nhiều học viên chưa qua môi trường quân đội, nên ngay từ đầu khoá học và trong suốt quá trình đào tạo, Nhà trường đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quản lý học viên SQDB ngoài các nội dung qui định, chủ yếu đi sâu tập trung vào quán triệt, giáo dục các nội dung như đường lối quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng DBĐV trong giai đoạn mới; quan điểm, phương châm, nguyên lý giáo dục, huấn luyện của Đảng; mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhiệm vụ quân đội, Quân khu và Nhà trường; nghị quyết

của tổ chức Đảng các cấp; chế độ qui định, kỷ luật của quân đội, qui chế, qui định của Nhà trường về giáo dục đào tạo, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB... Thông qua đó làm cho các đối tượng, nhất là học viên SQDB nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ đào tạo SQDB, về quyền lợi, nghĩa vụ công dân, phát huy tính tích cực, thi đua phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Hình thức, phương pháp tiến hành quán triệt, giáo dục đã được chú trọng cải tiến, đổi mới đa dạng phong phú, vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với đối tượng SQDB và điều kiện cụ thể như lên lớp tập trung, tổ chức các hội nghị quán triệt nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, qua sinh hoạt của các tổ chức, qua các hội thi, hội thao được tổ chức tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, có chất lượng cao. Do đó hàng năm, Nhà trường và các đơn vị quản lý học viên SQDB luôn hoàn thành kế hoạch về chương trình, nội dung giáo dục chính trị cho các đối tượng theo qui định; quân số thường xuyên tham gia học tập đạt trên 98%; kiểm tra giáo dục chính trị tại đơn vị hàng năm đều đảm bảo 100% đạt yêu cầu, trong đó tỷ lệ khá, giỏi đạt từ 85% trở lên [phụ lục 6].

Hoạt động tuyên truyền cổ động của Nhà trường và ở các đơn vị quản lý học viên SQDB “thường xuyên được duy trì thành nền nếp, thực hiện đầy đủ các chế độ, thông tin tuyên truyền, thông báo thời sự, truyền thanh nội bộ”[53, tr. 2]. Nội dung hoạt động khá phong phú, đa dạng, có tính thời sự, gắn được nhiệm vụ chung của Đảng, quân đội, Quân khu với nhiệm vụ cụ thể của Nhà trường và từng đơn vị quản lý học viên SQDB, bảo đảm đúng định hướng chính trị, đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng và học viên SQDB. “Hệ thống truyền thanh, bảng tin, panô, áp phích, khẩu hiệu và các đội tuyên truyền viên, cộng tác viên đã phát huy tốt vai trò trong hoạt động”[53, tr. 2]; kịp thời cập nhật thông tin, thông báo kết quả đào tạo SQDB, đưa tin thi đua, gương người tốt, viêc tốt trong đơn vị hàng ngày. Công tác cổ động trên thao trường, bãi tập với các hình thức như: băng cờ, khẩu hiệu hành động, văn hoá, văn nghệ, tổ chức trò chơi quân sự giữa giờ, đọc báo, kể chuyện chiến đấu, gương anh hùng, liệt sĩ... đã được các đơn vị quan tâm tổ chức chặt chẽ, bám sát quá trình học tập của học viên SQDB. Thông qua các hình thức hoạt động hết sức sinh động, phong phú, đa dạng phù hợp, công tác tuyên truyền cổ động của Nhà trường và các đơn vị đã thu hút, lôi cuốn

đông đảo cán bộ, giáo viên, học viên SQDB tham gia, góp phần định hướng tư tưởng, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, tình cảm, đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, xây dựng, củng cố quyết tâm học tập, rèn luyện cho học viên SQDB.

Phong trào thi đua quyết thắng của Nhà trường và của các đơn vị quản lý học viên SQDB được duy trì hoạt động nền nếp, tập trung hướng vào nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, rèn luyện kỷ luật và xây dựng chính qui. Thông qua phong trào thi đua đã tạo nên nhiều tập thể và cá nhân điển hình, tiên tiến, động viên và thúc đẩy cán bộ, giáo viên, học viên SQDB thi đua trong giảng dạy, công tác, học tập và rèn luyện, góp phần tạo nên chuyển biến tích cực và toàn diện trên các mặt hoạt động thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB và xây dựng Nhà trường VMTD.

Công tác văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cho học viên SQDB trong ngày nghỉ, giờ nghỉ cũng được lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị quan tâm lãnh đạo, tổ chức duy trì tốt, thu hút mạnh mẽ học viên SQDB, tránh được những suy nghĩ và việc làm tiêu cực. Thông qua các hoạt động như: tổ chức các trò chơi, thi đấu giao hữu thể thao, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, làm đẹp cảnh quan môi trường đơn vị... góp phần bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, sức khoẻ cho học viên SQDB và tạo sự yên tâm, phấn khởi, tích cực, cố gắng trong học tập, rèn luyện tại trường.

Về công tác tổ chức, Nhà trường đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn

kịp thời cho các đơn vị quản lý học viên SQDB về xây dựng, kiện toàn tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, Hội đồng quân nhân trong từng khóa đào tạo SQDB. Bảo đảm cho các tổ chức này luôn đủ về số lượng, có chất lượng cao, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo SQDB.

Tổ chức Đảng các cấp đã tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ,

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở trường quân sự quân khu 1 hiện nay (Trang 32 - 44)