trị trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở Trường Quân sự Quân khu 1
* Nguyên nhân của ưu điểm
Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu, sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên của Cục Chính trị Quân khu là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định thành công của CTĐ, CTCT của Nhà trường nói chung và trong nhiệm vụ đào tạo SQDB nói riêng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB, TQSQK1 luôn được Đảng uỷ, Bộ tư lệnh, Cục chính trị Quân khu quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành các mặt hoạt động CTĐ, CTCT; kịp thời củng cố, kiện toàn về tổ chức, biên
chế của Nhà trường đáp ứng yêu cầu cho các nhiệm vụ và nhiệm vụ đào tạo SQDB; quan tâm, tạo điều kiện cho Nhà trường về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, đầu tư kinh phí, trang thiết bị vật chất, kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo và hoạt động CTĐ, CTCT. Mặt khác, Đảng uỷ, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu, Thủ trưởng Cục chính trị đã thường xuyên trực tiếp hoặc cử các đoàn xuống theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm, bồi dưỡng truyền thụ kinh nghiệm cho cấp dưới, kịp thời xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB, do đó hoạt động này ngày càng đúng hướng, sát thực và đạt hiệu quả cao hơn.
Hai là, sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường, của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chính trị kết hợp với sự đề cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là nguyên nhân trực tiếp quyết định những thành công của CTĐ, CTCT trong đào tạo SQDB ở TQSQK1.
Nhận thức đúng vị trí, vai trò của CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB, Đảng uỷ Nhà trường, cấp uỷ đảng các cấp đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm, bồi dưỡng năng lực tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT cho các lực lượng tham gia đào tạo SQDB. Thường xuyên chăm lo xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cho các cấp uỷ, tổ chức đảng ở các đơn vị quản lý học viên SQDB. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ và các đối tượng; lựa chọn, bố trí cán bộ có trình độ, năng lực vào các vị trí chủ chốt ở đơn vị quản lý học viên SQDB. Hàng năm Nhà trường đã quan tâm đầu tư kinh phí, mua sắm các trang thiết bị, vật chất CTĐ, CTCT và tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, chính trị viên như thi Bí thư chi bộ giỏi, thi báo cáo viên, thi giáo viên dạy giỏi, cán bộ quản lý huấn luyện giỏi, thi bí thư chi đoàn giỏi. Thông qua đó, từng tổ chức, từng cán bộ, đảng viên đã nâng cao được trình độ, chất lượng công tác, luôn phấn khởi, tin
tưởng, tích cực, tự giác phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện, công tác, tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo SQDB.
Phòng Chính trị của Nhà trường luôn chủ động nhạy bén, tích cực trong tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xây dựng, thực hiện kế hoạch CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ và nhiệm vụ đào tạo SQDB; làm tốt công tác giáo dục, thi đua, tuyên truyền cổ động, kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, các điển hình, tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB. Do đó, đã tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động giữa các đơn vị, phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là đội ngũ chính trị viên các đơn vị quản lý học viên SQDB đã phát huy tốt vai trò là người chủ trì về CTĐ, CTCT, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đi sâu, sát đơn vị, nắm chắc tình hình, nhiệm vụ đào tạo SQDB, kết hợp chặt chẽ với cấp uỷ, người chỉ huy để kịp thời đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, quản lý chỉ huy, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động CTĐ, CTCT cho sát hợp với đối tượng và nhiệm vụ đào tạo SQDB. Do đó chất lượng, hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB của các đơn vị không ngừng được nâng lên.
Ba là, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, trực tiếp là sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn Quân khu đã tạo thuận lợi cho các hoạt động CTĐ, CTCT ở TQSQK1 phát huy vai trò, tác dụng trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội trên cả nước, các địa phương trên địa bàn Quân khu 1 đang có sự phát triển mạnh về kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân lao động; công tác xoá đói, giảm nghèo được triển khai tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân các dân tộc được cải thiện; các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội miền núi và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có những bước chuyển biến tích cực; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá đạt được những kết quả quan trọng; hệ thống chính trị cơ sở các
vùng dân tộc, miền núi bước đầu được tăng cường và củng cố; quốc phòng - an ninh được giữ vững, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Điều đó đã tạo cơ sở xã hội và điều kiện thuận lợi để củng cố hậu phương gia đình của cán bộ, giáo viên, học viên SQDB trong Nhà trường, tạo sự yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vào chế độ XHCN; tạo nên động lực tinh thần, nền tảng chính trị - xã hội thuận lợi để cán bộ, học viên SQDB thực hiện tốt nhiệm vụ.
* Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa được thường xuyên, sâu sát; khả năng, kinh nghiệm, phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB của một số cán bộ chỉ huy, giáo viên chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, khuyết điểm của CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB thời gian vừa qua. Thực tiễn cho thấy, một số cấp uỷ, chỉ huy và tổ chức đảng ở đơn vị quản lý học viên SQDB quá trình hoạt động còn thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư đúng mức về trí tuệ, công sức, cơ sở vật chất đối với hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB của đơn vị mình. Điều đó thể hiện trên nhiều khía cạnh như tính tích cực chủ động chưa cao, còn trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan và cán bộ cấp trên; chưa thực sự đi sâu, đi sát nắm bắt tình hình để kịp thời có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, kinh nghiệm, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động CTĐ, CTCT cho sát thực với đối tượng SQDB trong từng thời gian cụ thể... nên chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm vụ đào tạo SQDB ở các đơn vị này còn nhiều hạn chế.
Đội ngũ cán bộ quản lý học viên, nhất là cán bộ đại đội và trung đội là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với học viên SQDB nhưng một số đồng chí năng lực, kinh nghiệm, phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT còn hạn chế; trong giáo dục thường xuyên, giáo dục riêng còn có biểu hiện nóng vội, thiếu tính kiên trì, áp đặt, làm cho người được giáo dục khó gần, ít dám bộc lộ tâm tư, nguyện vọng, sức cảm hoá, thuyết phục trong giáo dục không cao. Một số giáo viên còn hạn chế về năng lực sư
phạm, kinh nghiệm, phương pháp và trách nhiệm tiến hành CTĐ, CTCT trong quá trình huấn luyện cho học viên SQDB, nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy chưa gắn chặt việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện tư tưởng, động tác, tác phong và uốn nắn rèn luyện những sai trái của học viên SQDB. Qua khảo sát, có 15,0% ý kiến trả lời là nhận thức, năng lực, trách nhiệm của một số cán bộ, giáo viên về tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB còn hạn chế [phụ lục 2].
Hai là, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị của Nhà trường có mặt chưa đáp ứng tốt với yêu cầu, nhiệm vụ của CTĐ, CTCT đặt ra trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB.
Chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song trước hết và chủ yếu là phụ thuộc vào chất lượng của cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị trong Nhà trường. Vì đây là những chủ thể trực tiếp tổ chức, tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.
Cơ quan chính trị trong thực hiện chức năng tham mưu cho Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường có nội dung chưa sát cơ sở và những vấn đề bức xúc đặt ra trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB. Công tác kiểm tra có lúc còn chưa sâu sát, phát hiện chấn chỉnh yếu kém, lệch lạc chưa kịp thời. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức một số hoạt động CTĐ, CTCT cho các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB chưa thường xuyên, liên tục, hiệu quả còn thấp. Qua khảo sát, có 10,0% ý kiến trả lời là năng lực chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành CTĐ, CTCT của cơ quan chính trị còn hạn chế [phụ lục 2].
Đội ngũ cán bộ chính trị, một số chưa được đào tạo cơ bản, chưa qua các chức vụ lãnh đạo ở đơn vị nên còn thiếu kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB; phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của một số đồng chí còn có mặt hạn chế, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Qua kháo sát, có 23,0% ý kiến trả lời là năng lực tổ chức tiến hành CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ chính trị còn hạn chế [phụ lục 2]. Những hạn chế nói trên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB ở TQSQK1.
Ba là, những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn Quân khu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.
Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua các mặt kinh tế, văn hoá - xã hội trên địa bàn Quân khu đã có nhiều phát triển tiến bộ, đời sống cán bộ, giáo viên, học viên SQDB trong Nhà trường tiếp tục được cải thiện, chính sách hậu phương gia đình được chăm lo, bảo đảm. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự phân hoá giàu nghèo trên địa bàn cũng ngày càng rõ, khoảng cách ngày càng xa, khó bảo đảm công bằng xã hội; những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả, thậm chí tiếp tục diễn biến trầm trọng, phức tạp. Điều đó đã có những ảnh hưởng xấu đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động của cán bộ, giáo viên, học viên SQDB và CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, đang ra sức đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Chúng triệt để lợi dụng trình độ dân trí thấp, nơi hệ thống chính trị cơ sở yếu kém để kích động đồng bào các dân tộc chống lại chính quyền, di dân tự do, truyền đạo trái phép, khiếu kiện, tạo ra các điểm nóng và khó khăn phức tạp về tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn. Những điều này, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm và ý chí, niềm tin của cán bộ, chiến sĩ, học viên SQDB, gây tác động không có lợi cho hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB. Qua khảo sát, có 47,0% ý kiến cho rằng nguyên nhân hạn chế của CTĐ, CTCT là do những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch [phụ lục 2].
* Một số kinh nghiệm CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB ở TQSQK1 Một là, thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kiến thức, kinh nghiệm CTĐ, CTCT cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp, nhất là cho cấp uỷ, chi bộ, cán bộ chủ trì, cán bộ giáo viên trực tiếp tham gia quản lý, đào tạo SQDB.
Thực tiễn cho thấy, nếu như ở đơn vị nào mà lãnh đạo chỉ huy và các lực lượng tiến hành CTĐ, CTCT không có nhận thức, trách nhiệm tốt, thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong tiến hành CTĐ, CTCT ở đơn vị đó không thể đi sâu, sát vào các hoạt động huấn luyện của đơn vị, hiệu lực công tác
tư tưởng, công tác tổ chức sẽ không cao. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm kết hợp với bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm kỹ năng tiến hành CTĐ, CTCT cho chủ thể và các lực lượng trong nhiệm vụ đào tạo SQDB là đòi hỏi khách quan, là bài học kinh nghiệm thực tiễn rất quan trọng.
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm tiến hành CTĐ, CTCT cho chủ thể và các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo SQDB, trước hết phải làm tốt công tác giáo dục, quán triệt cho mọi lực lượng, nhất là đội ngũ bí thư và cấp uỷ viên, cán bộ chủ trì, cán bộ giáo viên trực tiếp tham gia quản lý, đào tạo SQDB nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB, nhận rõ trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; quan tâm bồi dưỡng nâng cao kiến thức lý luận, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực tiễn, các nguyên tắc, chế độ, phương pháp tác phong CTĐ, CTCT, những kiến thức, quan điểm, nguyên tắc mới về cơ chế lãnh đạo, quản lý, chỉ huy. Nội dung bồi dưỡng phải thiết thực, cụ thể, có tính chất hướng dẫn hành động, coi trọng năng lực giáo dục, thuyết phục, tổng kết thực tiễn, phong cách sâu sát thực tế, nói đi đôi với làm. Coi trọng bồi dưỡng thông qua quán triệt nghị quyết, nghiên cứu chuyên đề, giao ban chính trị, sơ tổng kết rút kinh nghiệm và qua chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
Hai là, chủ động đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT, trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, nền nếp, chế độ hoạt động CTĐ, CTCT, đi sâu vào từng tổ chức, từng con người và mọi hoạt động của nhiệm vụ đào tạo SQDB.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nếu CTĐ,CTCT chỉ tiến hành một cách đơn điệu, dập khuôn, máy móc thì không thể mang lại chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ngược lại, nếu như CTĐ, CTCT thường xuyên tích cực đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức sát hợp với đối tượng thì luôn đạt được chất lượng và hiệu quả cao trong hoạt động.
Điều đó, đòi hỏi CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB phải có kế hoạch hoạt động hết sức chặt chẽ, khoa học và cụ thể. Trên cơ sở nguyên tắc, nền nếp, chế độ, qui trình hoạt động, tình hình thực tiễn và nội dung cụ thể trong đào
tạo SQDB để lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp thích hợp cho từng mặt công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách.
Việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp CTĐ, CTCT cần hướng vào tăng cường công tác điều hành, kiểm tra, quản lý công tác đào tạo SQDB; nâng cao chất lượng hoạt động CTĐ, CTCT; bám sâu vào từng tổ chức, con người, nội dung, khoa