Những yếu tố tác động đến công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở Trường Quân sự Quân khu 1 hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở trường quân sự quân khu 1 hiện nay (Trang 53 - 57)

trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở Trường Quân sự Quân khu 1 hiện nay

2.1.1. Những yếu tố tác động đến công tác đảng, công tác chính trị trongnhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở Trường Quân sự Quân khu 1 hiện nay nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở Trường Quân sự Quân khu 1 hiện nay

Một là, những diễn biến mới của tình hình thế giới, khu vực cùng sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

Sự nghiệp cách mạng nước ta đang diễn ra trong bối cảnh thế giới, khu vực có những biến động nhanh chóng và ngày càng phức tạp, “Hoà bình, hợp tác và phát

triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt”[13, tr. 182, 183]. Cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc, đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng ngày càng trở nên nóng bỏng, quyết liệt.

Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ và chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao đang tác động mạnh mẽ vào đất nước, quân đội ta. Nền kinh tế của đất nước đang trong quá trình chuyển đổi, khả năng bảo đảm ngân sách cho quốc phòng còn hạn hẹp, vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự đang xuống cấp, thiếu đồng bộ, trong khi đó kẻ thù ngày càng ứng dụng thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ hiệu quả hơn. Những tác động đó đã làm cho không ít cán bộ, giáo viên, học viên SQDB băn khoăn, lo lắng, giảm lòng tin vào vũ khí, trang bị của ta; đòi hỏi CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB phải không ngừng đổi mới nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động.

Lợi dụng tình hình có lợi, “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta”[ 13, tr. 185]. Đối với quân đội, chúng tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để “phi chính trị hoá” quân đội, nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; mua chuộc, lôi kéo làm thoái hoá, biến chất cán bộ, đảng viên, tìm cách cài cắm lực lượng phản động vào hàng ngũ của ta... Tạo nên tâm lý nghi ngờ, hoang mang, dao động, giảm sút lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, tư tưởng, động cơ, thái độ cũng như tinh thần học tập, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, giáo viên, học viên SQDB... Đây là một thử thách nặng nề, hết sức khó khăn, phức tạp đối với hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB ở TQSQK1.

Hai là, thực trạng kinh tế, xã hội của đất nước, trực tiếp nhất là trên địa bàn Quân khu 1 vừa tạo nhiều thuận lợi rất cơ bản, đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB ở TQSQK1.

Đất nước ta sau 25 năm đổi mới với những thành tựu “có ý nghĩa lịch sử” đã làm cho thế và lực của cách mạng nước ta mạnh lên rất nhiều. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, trên địa bàn Quân khu 1, tình hình chính trị ổn định, kinh tế - xã hội từng bước lấy lại đà tăng trưởng sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu về công tác quốc phòng, quân sự được nâng lên; tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường. Đời sống vật chất, tinh thần của lực lượng vũ trang Quân khu được cải thiện; chính sách hậu phương quân đội có điều kiện thực hiện tốt hơn; các phương tiện CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB cũng từng bước được tăng cường. Những yếu tố trên là cơ sở chính trị - xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng vũ trang Quân khu, tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tình hình kinh tế - xã hội với đặc điểm là địa bàn miền núi rộng lớn, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tại, lũ lụt, trong sản xuất còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, dựa nhiều vào thiên nhiên, tập quán canh tác lạc hậu nên nơi đây còn nhiều khó khăn gay gắt. Điều đó thể hiện trên nhiều khía cạnh như đời sống của nhân dân các dân tộc và của lực lượng vũ trang trong Quân khu còn thấp; hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều vùng dân tộc và miền núi thuộc địa bàn Quân khu còn yếu; hoạt động của cấp uỷ, chính quyền đoàn thể ở nhiều nơi chưa hiệu quả, không sát dân, không tập hợp được đồng bào; sự suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên ở cơ sở, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền đang làm sói mòn tình làng, nghĩa xóm; tình hình tệ nạn xã hội và tội phạm ở một số địa phương vẫn diễn biến phức tạp; hoạt động truyền đạo trái phép diễn ra ngày càng công khai hơn, tình trạng kiếu kiện, đình công vẫn là vấn đề bức xúc. Những tiêu cực đó đang tác động xấu đến an ninh trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục và đạo đức tốt đẹp của dân tộc, gây khó khăn lớn cho công tác quản lý, giáo dục cán bộ, giáo viên, học viên SQDB cũng như hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.

Ba là, sự phát triển mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN và sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của quân đội ta hiện nay đã và đang tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn, toàn diện hơn với CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB ở TQSQK1.

Hiện nay, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong điều kiện mới, bảo vệ Tổ quốc XHCN là “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, giữ vững hoà bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”[13, tr. 81, 82]. Nội dung rộng lớn và toàn diện đó đòi hỏi chúng ta phải chiến thắng kẻ thù trong mọi điều kiện tác chiến vũ trang và phi vũ trang, đáp ứng mọi yêu cầu của phương thức đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trước sự phát triển mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX đã chỉ rõ phải: tập trung sức nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của quân đội, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ từng bước hiện đại, tăng cường sức mạnh quốc phòng, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, ứng phó thắng lợi với mọi tình huống, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước và môi trường hoà bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Yêu cầu xây dựng và nhiệm vụ của Quân đội ta đặt ra ở điều kiện mới đòi hỏi chúng ta phải xử lý nhiều vấn đề, trong đó có mối quan hệ giữa số quân thường trực với lực lượng DBĐV bảo đảm thích hợp với môi trường thời bình nhưng lại phải sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chống chiến tranh xâm lược qui mô lớn diễn ra trong bất kỳ thời điểm nào. Để giải quyết tốt vấn đề này, cách tốt nhất là chúng ta duy trì lực lượng thường trực gọn nhẹ, hợp lý trên cơ sở có lực lượng DBĐV hùng hậu.

Tình hình trên đang đặt ra cho nhiệm vụ đào tạo SQDB, cũng như hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ này những yêu cầu mới, cao hơn, toàn diện hơn. Đòi

hỏi CTĐ, CTCT phải luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của quân đội, quân khu và Nhà trường, bám sát thực tiễn cuộc sống, nhiệm vụ đào tạo SQDB; nắm chắc tình hình mọi mặt đội ngũ cán bộ, giáo viên, học viên SQDB, công nhân viên của Nhà trường để có định hướng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn đúng đắn, sát thực và tổ chức thực hiện có hiệu quả CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.

Bốn là, tình hình, nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường đang đặt ra những đòi hỏi mới đối với CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đào tạo SQDB.

Cùng với sự phát triển của quân đội, lực lượng vũ trang Quân khu, tình hình, nhiệm vụ, tổ chức biên chế của TQSQK1 tiếp tục có sự vận động phát triển không ngừng. Đây là yếu tố trực tiếp quyết định đến nội dung, hình thức và biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT của Nhà trường nói chung, trong đó có nhiệm vụ đào tạo SQDB.

Chủ trương của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường trong những năm tới là: Tiếp tục quán triệt thực hiện nghị quyết 86 - NQ/ĐUQSTW của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, chỉ thị của Bộ Quốc phòng về công tác Nhà trường quân đội; Nghị quyết 208 của Đảng uỷ Quân khu, Nghị quyết 57 của Đảng uỷ Nhà trường về công tác giáo dục; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và xây dựng Nhà trường chính quy VMTD, hoàn thiện quy trình, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện về chất lượng đào tạo; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện Đề án xây dựng đội ngũ giáo viên đến năm 2015 theo Quyết định số 85/2005/QĐ - BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và số 352/NT4 Cục Nhà trường/BTTM.

Thực hiện nhiệm vụ chính trị nêu trên, tự nó đặt ra cho CTĐ, CTCT những yêu cầu mới cao hơn, đòi hỏi chủ thể tiến hành CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ đào tạo SQDB phải vươn lên mạnh mẽ, tận dụng mọi điều kiện thuận lợi, khắc phục, vượt qua mọi khó khăn trở ngại, không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị ở trường quân sự quân khu 1 hiện nay (Trang 53 - 57)