dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ phận nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân và nền quốc phòng toàn dân, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng, giáo dục rèn luyện trở thành một đội quân cách mạng của giai cấp vô sản. Thực tiễn quá trình chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta nhiều thập kỷ qua minh chứng rõ vai trò to lớn của quân đội không chỉ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế.
Đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương đúng đắn và sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta, là vấn đề có tính nguyên tắc bất di, bất dịch, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quyết định toàn bộ quá trình phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quân đội có vai trò quan trọng trong xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ. Cơ sở khách quan của vấn đề này còn xuất phát từ mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ tổ quốc, từ chức năng của quân đội là chiến đấu, công tác và lao động sản xuất, đồng thời là nét đẹp truyền thống và có thể thực hiện nhờ khả năng về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị hiện nay. Để phát huy vai trò của quân đội trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
Một là, quân đội làm lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
Có được môi trường hòa bình, chính trị, xã hội ổn định thì mới có điều kiện phát triển mọi mặt đất nước và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; mọi tiềm năng, nguồn lực vật chất, tinh thần của nhân dân, của các thành phần kinh tế mới được huy động, khai thác sử dụng có hiệu quả. Môi trường đó là điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút vốn, khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở rộng thị trường, tạo điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, trên cơ sở một nền hòa bình, chính trị xã hội ổn định mới có điều kiện khai thác hiệu quả tiềm năng của quân đội vào xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, theo phương châm kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay chủ nghĩa đế quốc đang tìm mọi cách để chi phối, khống chế, ép các nước nghèo vào thế lệ thuộc, thách thức độc lập chủ quyền các nước kém phát triển. Vì vậy, chỉ khẳng định được sức mạnh của nền kinh tế độc lập tự chủ, chúng ta mới hội nhập một cách bình đẳng, không phụ thuộc, giữ vững chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Song, sức mạnh ấy chỉ được phát huy khi kết hợp chặt chẽ với các phương diện khác, nhất là sức mạnh quân sự mà trước hết là quân đội, với vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nếu để mất độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ thì chúng ta không thể có cơ hội giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa và độc lập tự chủ về kinh tế. Hiện nay, mặc dù nước ta đã có hòa bình, an ninh được bảo đảm, nhưng vẫn còn nhiều nhân tố đe dọa, xâm hại đến hòa bình, ổn định và an ninh quốc gia. Các thế lực thù định không từ bỏ mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc nhằm chống phá, tiến tới thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng thực hiện nhiều hoạt động lôi kéo, móc nối, tài trợ cho các thế lực phản động trong và ngoài nước gây rối, phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân; chúng lợi dụng toàn cầu hóa kinh tế để thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới, thông qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp để áp đặt điều kiện chính trị và phá hoại nền kinh tế nước ta từ bên trong, trực tiếp đầu tư vào kinh tế tư nhân hòng lái kinh tế nước ta phát triển theo hướng thị trường tự do mà thực chất là phá thế độc lập tự chủ của nền kinh tế. Để làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó quân đội là lực lượng nòng cốt trong giữ vững ổn định chính trị [3, tr.62].
Hai là, quân đội tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hệ thống giáo dục trong quân đội là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, một số nhà trường quân đội ngoài nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sỹ quan quân đội đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới còn tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Hiện nay, mặc dù lực lượng lao động của nước ta tương đối dồi dào, nhưng lực lượng lao động qua đào tạo cơ bản là rất ít, đặc biệt số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động lành nghề còn ở con số khiêm tốn. Bởi vậy, cùng với hệ thống giáo dục quốc dân,
các nhà trường quân đội đã và đang góp phần tích cực trong việc đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có tri thức và tay nghề cao cho đất nước. Hiện nay, có một số học viện, nhà trường trong quân đội đang đào tạo liên kết quân sự - dân sự như: Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Khoa học quân sự, Học viện Quân y, Học viện Hải quân, Trường sĩ quan công binh.Với đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục ngày càng hùng hậu, có trình độ cao cùng với cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo khá đồng bộ, các nhà trường quân đội đào tạo cán bộ, sỹ quan các cấp, đào tạo cán bộ khoa học là những cơ sở quen đào tạo theo địa chỉ, với ngành nghề tương đối rộng, đa ngành, đa cấp, có môi trường rèn luyện tay nghề và phẩm chất chính trị, đạo đức khá chặt chẽ, nghiêm túc. Điều đó phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực cho xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, quân đội tham gia lao động sản xuất, nâng cao đời sống góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
Tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế cũng là một chức năng, một truyền thống quý báu của quân đội ta. Quân đội không chỉ là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ hòa bình, ổn định cho các hoạt động kinh tế, mà còn là bộ phận quan trọng góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phức tạp như: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, các công trình ở các địa bàn chiến lược trên các tuyến biên giới và hải đảo. Trong thời gian tới, việc quân đội tiếp tục đóng góp sức mình vào xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước cần phải đẩy mạnh hơn nữa và cần coi đó là một giải pháp quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện tốt vai trò này, trong thời gian tới quân đội cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm Đại hội IX của
Đảng, Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, cũng như Nghị quyết 71 của Đảng ủy Quân sự Trung ương ngày 25 tháng 4 năm 2002 “về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội trong thời kỳ mới - tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội” cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ. Các doanh nghiệp quân đội, đặc biệt là các tổng công ty, cần khẩn trương cơ cấu lại tổ chức theo hướng giảm tối đa các bộ phận trung gian không cần thiết, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công nhân kỹ thuật, bảo đảm cho họ có đủ khả năng nắm bắt, sử dụng có hiệu quả công nghệ quản lý, khoa học - kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, quân đội cần mạnh dạn đầu tư thêm vốn để từng bước trang bị kỹ thuật, phương tiện, công nghệ hiện đại; chủ động xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn và tạo dựng tiềm lực tài chính mạnh; chủ động liên doanh, liên kết, hợp tác chặt chẽ với các tổng công ty nhà nước để đủ sức thắng thầu và trở thành nhà thầu chính trong xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế quan trọng không chỉ phạm vi trong nước mà còn vươn ra khu vực và thế giới. Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa IX), các doanh nghiệp cần tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Tích cực triển khai cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp chuyên làm kinh tế của quân đội là giải pháp cần tính đến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, góp phần tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Các doanh nghiệp quân đội cần nhanh chóng xây dựng chiến lược sản phẩm, xác định cụ thể hình thức, bước đi phù hợp để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm, liên kết liên doanh để tiếp tục thu hút vốn, đổi mới công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, hạ giá thành để tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần khẳng định vị thế
của nền kinh tế nước ta trong khu vực và thế giới. Đồng thời các doanh nghiệp quân đội phải tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đề cao tinh thần, trách nhiệm là lực lượng xung kích trong xóa đói, giảm nghèo; phối hợp chặt chẽ với đảng ủy, chính quyền, nhân dân địa phương vùng sâu, vùng xa, căn cứ kháng chiến cũ và cùng các cơ quan hữu quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân địa phương, củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc biên cương của tổ quốc.
Bốn là, quân đội thực hành tiết kiệm góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
Hàng năm Nhà nước phải chi một khoản ngân sách rất lớn cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Sự tiêu dùng của quân đội cho các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thường là tiêu dùng mất đi không quay trở lại quá trình tái sản xuất. Vì vậy, trong điều kiện nước ta còn nghèo, lại phải đầu tư rất nhiều vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì sự tiết kiệm tiêu dùng trong quân đội có ý nghĩa to lớn. Mặt khác, quân đội tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế ở các loại hình doanh nghiệp phải thực hành tiết kiệm mới nâng cao được hiệu quả kinh tế - xã hội. Phong trào “giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm” được phát động trong toàn quân góp phần tiết kiệm được khối lượng lớn vật tư, tài chính cho quân đội và đất nước.
* *
*
Để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ tác động đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phải quán triệt và thực hiện tốt một số quan điểm, giải pháp cơ bản đã đề cập ở trên. Những quan điểm và giải pháp đó là một chỉnh thể thống nhất, tác động qua lại nhau, do đó, cần nhận thức và thực hiện đồng
bộ. Trong đó, vấn đề có ý nghĩa hàng đầu là phải thống nhất nhận thức về nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế và nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh, thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế và xây dựng quân đội thông qua chiến lược cơ chế chính sách, hệ thống các đòn bẩy kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật; tăng cường củng cố thực lực nền kinh tế; tăng cường tính chủ động và khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN
1. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là sự lỗ lực chủ quan của Đảng và Nhà nước ta. Tiến trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta gắn liền với đường lối đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gắn liền với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế độc lập tự chủ của nước ta được hình thành và phát huy tác dụng tích cực, có hiệu quả, nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định, tăng cường tiềm lực bên trong và khả năng ứng phó với những biến động của kinh tế bên ngoài.
2. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đất nước, trong đó có quốc phòng và quân đội. Sự tác động của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam “Cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” diễn ra trên nhiều bình diện, theo những cơ chế khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần giải đáp những vướng mắc trong nhận thức, tư tưởng và hành động.
3. Để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ tác động đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phải quán triệt và thực hiện tốt một số quan điểm, giải pháp cơ bản đã đề cập trong luận văn. Những quan điểm và giải pháp đó là một chỉnh thể thống nhất, tác động qua lại nhau, do đó, cần nhận thức và thực hiện đồng bộ. Trong đó, vấn đề có ý nghĩa hàng đầu là phải thống nhất nhận thức về nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế và nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh, thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế và xây dựng quân đội thông qua chiến lược cơ chế chính sách, hệ thống các đòn bẩy kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật; tăng cường củng cố thực lực nền kinh tế; tăng cường tính chủ động và khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.