Những thành tựu chủ yếu trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ tác động đến xây dựng quân đội ở Việt Nam trong những năm qua

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tác động của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến xây dựng quân đội ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 53)

tự chủ tác động đến xây dựng quân đội ở Việt Nam trong những năm qua

1.3.1.1. Góp phần tăng cường bản chất cách mạng của quân đội

Thời gian qua, trước những khó khăn, thử thách lớn ở trong nước, những biến động bất lợi trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Đảng ta đã giữ vững bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì đường lối đổi mới, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đây chính là nhân tố quan trọng, là điều kiện tiên quyết để tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, tạo nên sức mạnh chiến đấu và bản chất cách mạng của quân đội.

Quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cơ cấu xã hội - giai cấp nước ta có sự biến đổi, giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2000 đội ngũ công nhân công nghiệp có hơn 6 triệu người, chiếm khoảng 8% dân số, gần 15% lực lượng lao động xã hội. Tuổi đời của công nhân công nghiệp nước ta tương đối trẻ, có độ tuổi dưới 30 chiếm khoảng 37%. Trình độ văn hoá của công nhân lao động không ngừng được nâng lên, hiện nay trên 62% công nhân lao động có trình độ phổ thông trung học, 11% công nhân có trình độ trung cấp kỹ thuật, 11,36% có trình độ đại học, 5,55% công nhân có trình độ lý luận trung cấp. Tỷ lệ trí thức tham gia sản xuất trực tiếp tăng nhanh, nhất là ở những ngành công nghệ cao. Sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân lao động Việt Nam hiện nay có tác động to lớn tới lĩnh vực quân sự nói chung, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng của quân đội nói riêng. Sự tác động này trước hết biểu hiện ở “đầu vào” của quân đội do xã hội cung cấp, cùng với sự phát triển của giai cấp công nhân, quân đội sẽ có nguồn dồi dào về số lượng quân nhân là công nhân, là cơ sở để tăng cường bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng của quân đội. Theo số liệu thống kê năm 2000 có khoảng 10 vạn công nhân quốc phòng, là lực lượng có trình độ văn hoá và chuyên môn cao hơn hẳn mặt bằng lao động chung toàn quốc, được rèn luyện về tác phong, lối sống, là lực lượng nòng cốt của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay [22, tr.24].

Trong thời kỳ quá độ, mặc dù còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhưng thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của kinh tế quốc dân. Những năm qua, cơ chế chính sách về đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được hoàn thiện thêm một bước quan trọng theo hướng

nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác trong kinh tế thị trường. Kết quả đến cuối năm 2005, chúng ta đã cơ bản cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, giảm mạnh các doanh nghiệp nhỏ thua lỗ, tập trung kiện toàn các tổng công ty giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế và cơ bản đáp ứng yêu cầu an ninh - quốc phòng, nhu cầu dịch vụ công ích. Doanh nghiệp nhà nước đóng góp 40% GDP và nộp 50% ngân sách quốc gia; 77% sản xuất, kinh doanh có lãi so với 40% năm 2003, 13% hoà vốn (năm 2003 là 40%), 10% sản xuất, kinh doanh thua lỗ. Tổng số doanh nghiệp đã được sắp xếp từ năm 2001 đến năm 2005 là 3.590 trong số 5.655 doanh nghiệp nhà nước có từ đầu năm 2001 [16, tr.46]. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng khác hẳn về bản chất so với kinh tế thị trường tự do của các nước tư bản chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chính điều này đã tác động đến việc củng cố niền tin, lòng trung thành của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, quân đội ta đã xây dựng nên truyền thống tốt đẹp: Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Truyền thống đó bắt nguồn từ bản chất cách mạng và được thể hiện thông qua thực hiện các chức năng của quân đội:

- Thực hiện chức năng là đội quân chiến đấu, trước những diễn biến phức tạp của thế giới và khu vực, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội luôn nêu cao

tinh thần cảnh giác, triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm đúng hướng, bám sát yêu cầu, đối tượng, điều kiện trang bị và nghệ thuật tác chiến. Đặc biệt đã có sự chuyển hướng về nội dung huấn luyện phòng tránh đánh trả trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao; thực hiện đúng phương châm huấn luyện cơ bản, toàn diện, thiết thực, vững chắc. Gắn nhiệm vụ huấn luyện với xây dựng nếp sống chính qui, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Trong những năm qua, cán bộ chiến sĩ trong quân đội cùng với toàn Đảng, toàn dân tích cực đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh phát triển kinh tế; giữ vững an ninh chính trị và trật tự - an toàn xã hội; kịp thời ngăn chặn, dập tắt các vụ gây rối, bạo loạn chính trị, vô hiệu hoá hoạt động của các đối tượng phản động trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để gây mất ổn định; không để bên ngoài lấy cớ can thiệp; đấu tranh ngăn chặn hoạt động của số cơ hội chính trị, không để hình thành tổ chức dưới mọi hình thức.

- Thực hiện chức năng là đội quân công tác, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội đã thường xuyên tham gia vào nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức và thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Luôn là lực lượng chính trị đáng tin cậy của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức năng đội quân công tác. Đồng thời, cán bộ, chiến sĩ đã hết lòng giúp đỡ nhân dân trong phát triển kinh tế, văn hoá, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Hành động cùng ăn, cùng ở, cùng làm của cán bộ, chiến sĩ với đồng bào đã gắn bó quân đội với nhân dân chặt chẽ hơn. Quân đội đã tích cực tham gia vào nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo trong nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vừa qua các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng đã tích cực tham gia giúp đỡ các địa phương trên địa bàn đóng quân, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi,

điện, nước sạch, xây dựng trường học, hệ thống thông tin phục vụ cho công tác tuyên truyền, các công trình văn hoá - thể dục thể thao…Hình thành các dự án phát triển kinh tế, thu hút dân cư vào quá trình tham gia dự án, thúc đẩy quá trình sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Hình thành các khu dân cư mới, từng bước làm chuyển đổi nhận thức, tâm lý, thói quen, tập tục du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy. Tạo điều kiện cho nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, sử dụng công cụ lao động mới, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, kinh doanh làm cơ sở để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó cũng là chính sách giữ đất, giữ dân, giữ vững an ninh chính trị trên các địa bàn chiến lược của tổ quốc.

- Thực hiện chức năng là đội quân sản xuất, những năm qua các đơn vị quân đội đã tham gia làm kinh tế với nhiều hình thức, qui mô, đạt hiệu quả kinh tế cao, đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quá trình này được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, hiện đang là một lực lượng sản xuất quan trọng có mức doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng, đồng thời đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế quân sự thích hợp, đóng góp một phần cơ sở vật chất để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.3.1.2. Góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội

Thành tựu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong 20 năm đổi mới đất nước đem lại là rất to lớn, nền kinh tế tiếp tục phát triển toàn diện và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 - 2005 tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt bình quân 7.5%/năm, năm 2005 GDP tăng 8,4%; giá trị GDP bình quân đầu

người 9,8 triệu đồng/năm tương đương 600 USD gấp 2 lần năm 1995. Đời sống kinh tế - xã hội có những chuyển biến to lớn, nhiều tiềm năng, thế mạnh của đất nước được khai thác có hiệu quả; xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Hầu hết các chỉ tiêu xã hội trong kế hoạch đều đạt và vượt. Nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, dân số, gia đình, xóa đói giảm nghèo có tiến bộ, đặc biệt công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục đạt kết quả tốt. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh từ 17,5% năm 2001 xuống dưới 7%, thu nhập và đời sống của dân cư được cải thiện và tăng dần. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của dân cư tăng từ 356,1 nghìn đồng năm 2001 - 2002 lên 484,5 nghìn đồng năm 2003 - 2004, trong đó khu vực nông thôn tăng từ 275,1 nghìn đồng lên 376,5 nghìn đồng (tăng 36,7%). Giáo dục và đào tạo có bước chuyển tích cực, mạng lưới cơ sở giáo dục đã phủ khắp các phường, xã trong nước, cơ bản xóa được xã trắng về giáo dục mầm non; số học sinh đi học đúng độ tuổi ngày càng cao: năm học 2004 - 2005 đạt 97,5% vượt chỉ tiêu đề ra (97%); đến năm 2005 có 30 tỉnh thành đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện; mạng lưới y tế cơ sở được nâng cấp, gần 100% xã phường có trạm y tế; năm 2005, nhà nước thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác thông qua bảo hiểm y tế. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, chỉ số phát triển con người Việt Nam (HDI) vẫn tăng từ hệ số 0,67 xếp thứ 108/174 nước năm 2000 lên 0,691 xếp thứ 112/177 nước năm 2004 và 0,704 xếp thứ 108/177 nước năm 2005 là tiến bộ đáng nghi nhận và tự hào. Đời sống nhân dân được cải thiện, cán bộ công chức nhà nước và lực lượng vũ trang được điều chỉnh và tăng lương tối thiểu theo đúng lộ trình cải cách tiền lương [4, tr.15 - 16].

Về đối ngoại, từ chỗ bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới, hiện nay chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước thuộc tất cả các châu lục, quan hệ kinh tế thương

mại với 188 quốc gia và vùng lãnh thổ, quan hệ đầu tư với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ [29, tr.5].

Từ những luận chứng trên, chúng ta có thể khẳng định đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân, gia đình chính sách, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ở nước ta trong những năm qua không ngừng được cải thiện. Những thành tựu trên là kết quả của nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Đảng và Nhà nước ta. Nhờ đó niềm tin của nhân dân, của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào sự thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội được củng cố vững chắc hơn, là cơ sở quan trọng trong việc huy động tối đa các tiềm lực khi đất nước có chiến tranh. Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc và giữ vững ổn định chính trị xã hội được nâng lên. Thắng lợi to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước là cơ sở để các thành viên trong xã hội, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang kiểm nghiệm sự đúng đắn đường lối đổi mới, con đường và mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Nhờ đó mà niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố vững chắc hơn. Kết quả điều tra xã hội học năm 2000 cho thấy 96% sỹ quan trẻ, 94% chiến sỹ và 95% học viên các trường đại học quân sự tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo [25, tr.66].

Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có tác động rất lớn đến nhân tố chính trị - tinh thần của quân đội, tạo niềm tin vững chắc vào sự

nghiệp đổi mới, vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, xây dựng ý chí quyết tâm sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

1.3.1.3. Góp phần bảo đảm tốt hơn cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị và nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội

Mặc dù quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta mới ở giai đoạn đầu, nhưng chúng ta đã tạo ra những chuyển biến đáng kể đối với bộ mặt kinh tế - xã hội cho đất nước, đồng thời đã tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật cần thiết bảo đảm tốt hơn về mặt vũ khí, trang bị kỹ thuật cho quân đội. Nghị quyết Đại hội Đảng IX chỉ rõ, phải: “Đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng, trang bị kỹ thuật hiện đại cho quân đội, công an” [9, tr.119]. Đây là một chủ trương lớn đánh dấu bước phát triển về tư duy quân sự của Đảng ta trong thời kỳ mới. Chủ trương đó không chỉ đáp ứng nhu cầu đổi mới vũ khí trang bị để chúng ta có thể đánh thắng cuộc tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc, mà còn đáp ứng nguyện vọng của đa số quần chúng nhân dân lao động nước ta, những người luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tác động của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến xây dựng quân đội ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w