Những hạn chế của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến xây dựng quân đội ở Việt

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tác động của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến xây dựng quân đội ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 59)

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến xây dựng quân đội ở Việt Nam trong những năm qua

1.3.2.1. Những hạn chế trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra không ít khó khăn cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của quân đội.

Nền kinh tế độc lập tự chủ mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những tích cực là tạo ra nguồn lực mới cho đất nước cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh, thì quan hệ thị trường, quan hệ đồng tiền đã và đang phá vỡ đi không ít những giá trị chuẩn mực truyền thống. Tệ nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước có chiều hướng gia tăng, trong đó có một số cán bộ giữ các cương vị chủ chốt trong Đảng và bộ máy Nhà nước, mặc dù Nhà nước đã ban hàng Luật chống tham nhũng nhưng tệ nạn này vẫn không giảm. Gần đây là vụ tiêu cực, tham nhũng ở PMU18 của Bộ Giao thông vận tải. Kỷ cương phép nước lỏng lẻo, một số cán bộ viên chức nhà nước là những người thực thi pháp luật nhưng lại là những người vi phạm pháp luật. Theo thống kê, trong nhiệm kỳ Đại hội IX, có gần 4 vạn đảng viên bị thi hành kỷ luật, trong đó số cán bộ cao cấp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là 111 người, 12 uỷ viên Trung ương Đảng [29, tr.5]. Một số chủ trương, đường lối, chính sách quá trình triển khai thực hiện còn có những sai sót, chưa phù hợp với lòng dân dẫn đến tình trạng khiếu tố, kiện tụng tràn lan, hình thành nên những “điểm nóng” phải giải quyết kéo dài nhưng vẫn không triệt để. Những vấn đề trên ảnh hưởng lớn đến lòng tin của nhân dân và của cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vào bộ máy công quyền, gây khó khăn cho công tác giáo dục chính tri tư tưởng trong quân đội.

Những năm gần đây, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng, số người nhiễm HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp nhưng chưa có biện pháp khống chế hữu hiệu. Đặc biệt là vấn đề phân hóa giàu nghèo đã và đang là thách thức lớn đối với Đảng và Nhà nước ta. Điều tra của Tổng cục

Thống kê về mức sống dân cư từ năm 1992 - 2002 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của nhóm nghèo nhất tăng lên rất chậm. Năm 2001 - 2002 so với năm 1992 - 1993 tăng khoảng 49,1%. Trong khi nhóm giàu nhất, cũng trong thời gian trên, tăng tới 223,5%. Nghèo đói vẫn tập trung ở nông thôn. Tại khu vực này, số người nghèo chiếm trên 90% tổng số người nghèo của cả nước, trong số đó có 45% sống dưới ngưỡng nghèo. Kết quả khảo sát mức sống dân cư gần đây cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo chung trong tổng số dân cư năm 2002 là 28.9% thì các tỉnh miền núi phía bắc là 43,9% (trong đó Tây Bắc là 68%), Tây Nguyên là 51%, Bắc Trung Bộ là 43,9%, đồng bằng sông Hồng là 22,4%, đồng bằng sông Cửu Long là 23,4%. So sánh 10% số hộ có thu nhập cao nhất với 10% số hộ có thu nhập thấp nhất thì tỷ lệ chênh lệch là 8,14 lần; so sánh 5% thì tỷ lệ chênh lệch là 19,8 lần [28, tr.39]. Xu thế phân hóa giàu nghèo và tính chất khá phức tạp của cơ cấu xã hội - giai cấp đang biến đổi, sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thống nhất ý chí cách mạng trong nhân dân cũng như trong quân đội. Mặt trái của quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, sự cách biệt về lối sống và mức sống của các nhóm quân nhân do xuất thân từ các tầng lớp dân cư khác nhau ngày càng trở lên rõ nét, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng tình đồng chí, đồng đội, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội [33, tr.79].

Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội dẫn đến sự khác biệt trong nhận thức, tư tưởng lối sống của người dân. Hàng năm, có một lực lượng lớn thanh niên thuộc các tầng lớp dân cư trong xã hội nhập ngũ, phục vụ trong quân đội. Về mặt tâm lý, tình cảm, nhận thức chính trị cũng như hành động cách mạng trong lực lượng thanh niên này có sự khác biệt không nhỏ, từ đó gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng quân đội về chính trị. Đây là vấn đề không thể xem nhẹ, vì vậy, cần quan tâm xây dựng quân đội vững mạng về chính trị là nhân tố cơ bản, quyết định nhằm nâng cao sức

mạnh chiến đấu của quân đội. Mặt khác, sự phân hóa trên cũng ảnh hưởng xấu đến xây dựng đạo đức cách mạng, xây dựng kỷ luật nghiêm minh, xây dựng niềm tin và ý chí chiến đấu của cán bộ chiến sỹ trong quân đội. Thực trạng đó tác động bất lợi đến khả năng nâng cao sức mạnh chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của quân đội trong thời kỳ mới.

1.3.2.2. Sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân kém, năng lực nội sinh về khoa học - công nghệ còn nhiều bất cập đã hạn chế đến khả năng bảo đảm cơ sở vật chất, vũ khí trang bị cho các hoạt động của quân đội

Việc bảo đảm cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật cho quân đội của một nước phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của nước đó, đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học - công nghệ. Đối với nước ta, tại thời điểm hiện nay nền kinh tế chậm phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế kém, năng lực nội sinh về khoa học - công nghệ còn nhiều bất cập và lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo xếp hạng về năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trên thế giới của WEF thì năm 2000, Việt Nam xếp thứ 49/59, năm 2001 thứ 64/75, năm 2002 thứ 60/80, năm 2003 thứ 60/102, năm 2004 thứ 77/104, năm 2005 thứ 81/117 [41, tr.7]. Sức cạnh tranh của nền kinh tế kém là do môi trường pháp lý còn nhiều bất cập; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ thấp, phân bố không đều.

Hạn chế chủ yếu của khoa học - công nghệ nước ta hiện nay là chưa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh. Kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm lực và công sức đầu tư. Sự bất cập này thể hiện ở chỗ:

- Hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học - công nghệ còn yếu, trang thiết bị còn lạc hậu so với các nước trong khu vực.

- Đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ thiếu về số lượng, chất lượng cũng chưa bảo bảm, cơ cấu ngành nghề và phân bố còn bất hợp lý. Nhiều cán bộ khoa

học có năng lực nhưng do nhiều lý do phải chuyển sang làm công việc trái với ngành nghề được đào tạo cơ bản. Việc quản lý, đãi ngộ và sử dụng cán bộ như vậy dẫn tới chỗ Nhà nước bị thiệt “kép”: tốn kinh phí khá lớn để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao nhưng một bộ phận rất có khả năng trong số đó lại ra nước ngoài và sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài làm việc. Chảy máu chất xám trong thời đại kinh tế tri thức, trong thời kỳ mà đường biên giới của sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm mà đã mở rộng sang cả cạnh tranh về ý tưởng, năng lực sáng tạo tri thức mới, thì đó thực sự là một nguy cơ cho đất nước khi muốn xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ.

- Chưa có mối gắn kết hữu cơ giữa đào tạo - nghiên cứu khoa học - sản xuất; giữa các viện nghiên cứu với các doanh nghiệp thông qua các kết quả nghiên cứu và việc ứng dụng các kết quả đó vào thực tiễn sản xuất, đổi mới công nghệ.

Những yếu kém trên đã hạn chế sự phát triển kinh tế đất nước, hạn chế đến khả năng bảo đảm vũ khí, trang bị cho quân đội. Hiện nay, trình độ khoa học - công nghệ của các cơ sở sản xuất quân sự nước ta nhìn chung còn thấp kém, các dây truyền sản xuất lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng. Đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do đó điều kiện hỗ trợ và cung cấp kỹ thuật để đổi mới trang thiết bị sản xuất vũ khí, trang bị còn gặp nhiều khó khăn. Khả năng sản xuất vũ khí, trang bị ở nước ta còn rất nhỏ bé; phần lớn chỉ có khả năng sữa chữa, lắp ráp một số chủng loại vũ khí trang bị, năng lực sản xuất cũng chỉ dừng lại ở các vũ khí hạng nhẹ. Các cơ sở sản xuất quân sự phân bố phân tán, sản xuất chồng chéo, trình độ quản lý, điều hành sản xuất của đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém, hiệu quả đầu tư thấp, năng lực sản xuất không được huy động cao…

1.3.2.3. Những hạn chế trong việc huy động các nguồn lực ngoài nước thông qua hội nhập kinh tế quốc tế cho xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

gây ảnh hưởng đến xây dựng thế bố trí chiến lược, phương án tác chiến của quân đội.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan, bao trùm, chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội. Xu thế này bắt nguồn từ qui luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa mang lại những thời cơ đồng thời nó cũng đem lại những thách thức to lớn cho mỗi quốc gia. Ở nước ta quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế có tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó không loại trừ lĩnh vực quốc phòng - an ninh nói chung, quân đội nói riêng.

Việc mở cửa thu hút các nhà tư bản vào đầu tư tại Việt Nam sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành, vùng), trên thực tế ta thấy, các nhà tư bản thường quan tâm đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực, những địa bàn thuận lợi nhằm thu lợi nhuận cao. Trong đó có cả những địa bàn, khu vực quân sự có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng - an ninh, ảnh hưởng trực tiếp đến thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân, phương án tác chiến của quân đội và thế trận phòng thủ của các địa phương. Hiện nay, trên các địa bàn chiến lược quan trọng như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung, Tây Nguyên…hầu hết các nhà đầu tư tư bản có mặt, các khu vực đầu tư rất gần khu vực quân sự, ảnh hưởng trực tiếp đến thế bố trí chiến lược, phương án tác chiến của toàn quân nói chung và của các đơn vị quân đội nói riêng, nhiều địa phương vì lợi ích cục bộ của mình đã không chú ý đến vấn đề này. Mặc khác, việc đầu tư quá mức vào một số ngành, một số vùng sẽ dẫn đến mất cân đối trong phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm năng tại chỗ phục vụ cho các hoạt động quân sự và nảy sinh các vấn đề phức tạp khác cho quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Việc đầu tư của một số nhà tư bản vào Việt Nam không đơn thuần chỉ là mục đích kinh tế mà còn vì mục đích chính trị, nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó quân đội là một trong những mục tiêu chống phá của kẻ địch. Đây sẽ là một thách thức, nguy cơ lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đòi hỏi Đảng, Nhà nước và các địa phương cần quan tâm trong công tác quản lý, qui hoạch, định hướng phát triển, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tác động của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến xây dựng quân đội ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w