dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến xây dựng quân đội ở Việt Nam hiện nay
* Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến xây dựng quân đội ở nước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân nảy sinh, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, xuất phát điểm để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở nước ta thấp lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch
Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, điểm xuất phát thấp, lực lượng sản xuất kém phát triển, sản xuất nông nghiệp là chính, năng xuất lao động thấp. Trong thời kỳ quá độ Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện không còn sự viện trợ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa như trước đây. Những đặc điểm trên tác động rất lớn đến xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng quân đội.
Các thế lực thù địch không hề từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam, chúng tiến hành nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Trên lĩnh vực kinh tế có thể thấy rõ các hoạt động chống phá của kẻ thù đó là: khống chế các hoạt động viện trợ, cho vay của các tổ chức quốc tế, đặt ra các điều kiện buộc ta phải lệ thuộc về kinh tế, dần dần lệ thuộc về chính trị; thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp (FDI) vào một số ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt để tìm cách chi phối các hoạt động kinh tế, gây áp lực về kinh tế, chính trị, đòi Việt Nam phải tư nhân hóa kinh tế nhà nước cả những lĩnh vực nhạy cảm, trọng yếu liên quan đến quốc phòng - an ninh, những lĩnh vực Nhà nước nắm độc quyền. Hỗ trợ kinh tế tư bản tư nhân, cổ vũ tự do hóa thị trường theo hướng kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời lợi dụng đầu tư kinh tế để tạo ra những lực lượng chính trị đối lập hòng chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Khuyến khích và tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, đầu cơ làm lũng đoạn thị trường trong nước, kích thích tệ tham nhũng để vừa làm tha hóa đội ngũ cán bộ, phá hoại kỷ cương phép nước vừa làm giảm sút niềm tin trong nhân dân. Từ chống phá gây mất ổn định và suy yếu về kinh tế, tạo ra sự phụ thuộc vào các tập đoàn tư bản nước ngoài, lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản, làm mất đi tính độc lập tự chủ của nền kinh tế nước ta [17, tr.70].
Thứ hai, tư duy của Đảng về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chậm được đổi mới.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng có đánh giá: “Một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành, như các vấn đề: sở hữu và thành phần kinh tế; cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế” [10, tr.65].
Thứ ba, sự quản lý chỉ đạo trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế chưa tốt, công tác quản lý của bộ máy nhà nước còn nhiều yếu kém, bất cập
Chúng ta chưa có đường lối chiến lược, cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật đồng bộ nhằm định hướng và tạo môi trường thuận lợi để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt, yếu kém về phẩm chất và năng lực, vừa thiếu tính tiền phong, gương mẫu, vừa không đủ trình độ hoàn thành nhiệm vụ. Bộ máy nhà nước cồng kềnh, công tác quản lý kém hiệu quả, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, đã tạo nên những “rào cản” vô hình và làm “vẩn đục” môi trường sản xuất kinh doanh, nản lòng các nhà đầu tư vào các lĩnh vực. Mặt khác chính vấn nạn này đã làm giảm sút niềm tin trong nhân dân, gây ảnh hưởng bất lợi đến tâm tư, tình cảm và nhận thức tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ trong quân đội.
* Một số vấn đề đặt ra
Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng nền kinh tế có thực lực đủ mạnh đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng quân đội với trình độ đạt được của nền kinh tế hiện nay.
Thực tế cho thấy, nền kinh tế độc lập tự chủ trước hết phải là nền kinh tế có thực lực kinh tế đủ mạnh có đủ khả năng đứng vững trong mọi hoàn cảnh, luôn có sự phát triển ổn định, bền vững và dành được vị trí xứng đáng trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Vì vậy, như trên đã đề cập, một trong những yêu cầu hay nội dung của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở Việt Nam là phải làm cho nền kinh tế có thực lực đủ mạnh.
Tuy nhiên, thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay lại đang cho thấy sự bất cập với nội dung yêu cầu đó. Sau gần 20 năm đổi mới với đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mặc dù nền kinh tế nước ta đã dành được những thành tựu
to lớn trên mọi phương diện. Song như Đại hội Đảng X đánh giá: Chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn kém. Tốc độ tăng trương kinh tế chưa tương xứng với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực ở thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, năm 2004, GDP và GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 1.677 tỉ USD và 1.290 USD/ người, tương tự con số này của Malaixia là 177 tỉ USD và 4.650 USD/người, của Philippin là 97 tỉ USD và 1.170 USD/ người, của Thái Lan là 159 tỉ USD và 1.540 USD / người, còn của Việt Nam là 45tỉ USD và 562 USD/ người. Tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, vào những ngành và sản phẩm truyển thống, công nghệ thấp tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Năng suất lao động tăng chậm và còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn kém, chi phí kinh doanh cao, chất lượng và hiệu quả còn thấp. Theo báo cáo cạnh tranh kinh tế toàn cầu năm 2004 của diễn đàn kinh tế thế giới, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của nước ta xếp thứ 77/104 nước được khảo sát, trong đó chỉ số cạnh tranh về môi trường kinh tế vĩ mô xếp thứ 58/104, về thể chế công xếp thứ 82/104, về công nghệ xếp thứ 92/104, chỉ số cạnh tranh về kinh doanh xếp thứ 90/104 [10, Tr 63].
Vì vậy vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay với nước ta là phải huy động có hiệu quả mọi nguồn lực, thúc đẩy nền kinh tế tiếp túc tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước. Điều đó, không chỉ là điều kiện để chúng ta xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ mà còn là cơ sở để xây dựng quân đội nhân dân ta chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng quân đội với thực trạng hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp còn thiếu và bất cập
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc huy động các nguồn lực cho xây dựng, phát triển quân đội gặp không ít khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, đến sự ổn định và phát triển của từng doanh nghiệp. Trong khi Nhà nước chưa có một cơ chế, chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng quân đội. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không thể tách rời các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng quân đội trong bối cảnh thế giới và khu vực còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định, kẻ thù không ngừng chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Với lý do đó, cần phải xây dựng một chiến lược tổng thể trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và xây dựng quân đội trong thời kỳ mới. Cùng với xây dựng chiến lược tổng thể đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có một cơ chế, chính sách đồng bộ, hợp lý để gắn chặt giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và xây dựng quân đội. Có như vậy mới khai thông được mọi rào cản, phát huy cao độ mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phục vụ cho quá trình phát triển này.
Ba là, mâu thuẫn giữa việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với thực trạng về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là nhu cầu xuất phát từ thực tiễn, là vấn đề có tính nguyên tắc và là cơ sở để chúng ta giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ thì đoàn quân doanh nghiệp phải thiện chiến và trong đội ngũ đó doanh nghiệp nhà nước phải là lực lượng nòng cốt. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua, đội ngũ doanh nghiệp của chúng ta đã bước đầu khẳng định được thương hiệu, gặt hái được những thành công và kinh nghiệm. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam trong hầu hết các linh vực sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta đều đang đứng
trước những khó khăn găy gắt. Tình trạng phổ biến là sản xuất còn mang tính tự phát, chưa bám sát nhu cầu thị trường, nhiều sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, giá thành cao, hình thức kém hấp dẫn, cơ cấu sản phẩm đơn điệu và ít quan tâm đến khách hàng. Trong khi đó, khả năng thu nhận và xử lý thông tin để xây dựng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh và ra các quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, mặt bằng trình độ công nghệ và năng lực khoa học công nghệ nội sinh của nền kinh tế nói chung thấp. Điều đó làm cho sức cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp thấp, dẫn đén nguy cơ bị phá sản, thua thiệt của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn và yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ khó mà trở thành hiện thực nếu chung ta không có chiến lược đúng trong nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Vì vậy, vấn đề đặt ra vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài đối với nước ta hiện nay trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ làm cơ sở nâng cao sức mạnh toàn diện của Quân đội ta là phải tập trung mọi nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.
* *
*
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, là kết quả tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nắm bắt xu hướng quốc tế hoá kinh tế, phân công hợp tác quốc tế. Quá trình đó không chỉ tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, mà còn tác động đến sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự tác động đó diễn ra trên nhiều mặt, nhiều chiều; cả trực tiếp và gián tiếp, cả tích cực và tiêu cực cùng với những mâu thuẫn mới nảy sinh ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng quân đội. Việc đánh giá đúng thực trạng sự tác động của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến xây dựng quân đội ở Việt Nam là cơ sở để xác định những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế của quá trình đó đến xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Chương 2