Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanhcủa người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 58)

Mẫu đựa trên đặc điểm giới tính

Bảng 4.1: Thống kê mô tả về giới tính của mẫu đối tượng tham gia khảo sát

Đơn vị : Người

STT Giới tính Số lượng (Người) Tỉ lệ (%)

1 Nam 112 40

2 Nữ 168 60

Tổng cộng 280 100

Nguồn: Phụ lục 2.1

Theo kết quả ở Bảng 4.1 cho ta thấy tỷ lệ nữ được khảo sát chiếm ưu thế, đạt 168 người chiếm tỷ lệ 60 % so với nam chỉ đạt 112 chiếm 40 %. Việc lấy mẫu có sự chênh lệch cao về giới tính tuy nhiên có thể chấp nhận được vì thực tế cho thấy thì nữ có nhu cầu mua sắm nội trợ chủ yếu nhiều hơn nam.

Mẫu dựa trên đặc điểm về độ tuổi

Bảng 4.2: Thống kê mô tả về độ tuổi của mẫu đối tượng tham gia khảo sát

Đơn vị : Người

STT Độ tuổi Số lượng (Người) Tỉ lệ (%)

1 18 – 25 tuổi 186 66,4 2 26 – 35 tuổi 49 17,5 3 36 - 45 tuổi 33 11,8 4 Trên 45 tuổi 12 4,3 Tổng cộng 280 100 Nguồn: Phụ lục 2.1

Theo kết quả thống kê mẫu khảo sát độ tuổi thể hiện ở Bảng 4.2 thì độ tuổi được chia thành bốn nhóm tuổi chính, đối tượng khảo sát tập trung ở hai nhóm tuổi 18- 25 tuổi đạt 186 người chiếm 66,4% và nhóm tuổi từ 26 tuổi đến 35 tuổi đạt 49 người chiếm 17,5%. Đây là hai nhóm tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất đạt đến 83,9%. Trong khi đó, nhóm tuổi từ 36 - 45 tuổi và trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối thấp chỉ đạt 16,1%. Do lao động hiện nay chủ yếu lao động trẻ, đội ngũ nhân viên lao động năng động nên cơ cấu tuổi có sự chênh lệch trên.

Mẫu dựa trên đặc điểm về trình độ học vấn

Bảng 4.3: Thống kê mô tả trình độ học vấn của mẫu đối tượng tham gia khảo sát

Đơn vị : Người

STT Trình độ học vấn Số lượng ( Người) Tỉ lệ (%)

1 Trung cấp 23 8,2

2 Cao đẳng 24 8,6

4 Sau đại học 26 9,3

Tổng cộng 280 100

Nguồn: Phụ lục 2.1

Theo kết quả thống kê mẫu khảo sát thì trình độ học vấn thể hiện ở Bảng 4.3 thì trình độ học vấn được chia thành bốn nhóm chính trong nghiên cứu này đối tượng khảo sát chủ yếu tập trung vào những người có trình đại học đạt 207 người chiếm 73,9% và nhóm độ tuổi sau đại học 26 người chiếm 9,3%. Còn lại nhóm trung cấp, cao đẳng đạt 50 người chiếm 16,8% . Mẫu khảo sát tập trung chủ yếu vào đối tượng là trẻ có thu nhập ổn định nên trình độ học vấn tương đối cao, họ quan tâm nhiều đến vấn đề mua sản phẩm xanh đảm bảo an toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường sống.

Mẫu dựa trên đặc điểm về tình trạng hôn nhân

Bảng 4.4: Thống kê mô tả về tình trạng hôn nhân của mẫu đối tượng tham gia khảo sát

Đơn vị : Người

STT Tình trạng hôn nhân Số lượng ( Người) Tỉ lệ (%)

1 Độc thân 185 66,1

2 Đã kết hôn 72 25,7

3 Khác 23 8,2

Tổng cộng 280 100

Nguồn: Phụ lục 2.1

Theo kết quả thống kê mẫu khảo sát thể hiện ở Bảng 4.4 thì tình trạng hôn nhân được chia thành ba nhóm chính trong nghiên cứu này đối tượng khảo sát chủ yếu tập trung vào nhóm người độc thân vì họ không lo lắng quá nhiều về việc lập kế hoạch cho tương lai của mình. Thay vào đó, họ ưu tiên cho những trải nghiệm mới và muốn sống cho hiện tại nên có nhu cầu tiêu dùng nhiều nhất đạt 185 người

chiếm 66,1 % và nhóm người đã kết hôn đạt 72 người chiếm 25,7 % còn lại nhóm khác chiếm 8,2 %.

Mẫu dựa trên đặc điểm về nghề nghiệp

Theo kết quả thống kê mẫu khảo sát về nghề nghiệp ở Bảng 4.5 cho ta thấy tỷ lệ sinh viên được khảo sát chiếm ưu thế, đạt 154 người chiếm tỷ lệ 55%, tiếp theo là nhân viên văn phòng đạt 60 người chiếm 21,4 %. Hai nhóm còn lại, Công nhân viên chức đạt 27 người chiếm 9,6 % và lao động phổ thông đạt 39 người chiếm 13,9 %. Việc lấy mẫu có sự chênh lệch cao về giới tính tuy nhiên có thể chấp nhận được vì thực tế cho thấy giới trẻ có sự hiểu biết và tiếp xúc nhiều với với những sản phẩm xanh hơn.

Bảng 4.5: Thống kê mô tả về nghề nghiệp của mẫu đối tượng tham gia khảo sát

Đơn vị : Người

STT Nghề nghiệp Số lượng ( Người) Tỉ lệ (%)

1 Sinh viên 154 55

2 Lao động phổ thong 39 13,9

3 Nhân viên văn phòng 60 21,4

4 Công nhân viên chức 27 9,6

Tổng cộng 280 100

Nguồn: Phụ lục 2.1

Mẫu dựa trên đặc điểm về thu nhập

Bảng 4.6: Thống kê mô tả về thu nhập của mẫu đối tượng tham gia khảo sát

Đơn vị : Người

STT Thu nhập Số lượng ( Người) Tỉ lệ (%)

1 < 3 triệu 100 35,7

3 6 - 8 triệu 58 21,4

4 > 8 triệu 61 21,8

Tổng cộng 280 100

Nguồn: Phụ lục 2.1

Bài nghiên cứu này tác giả chú trọng khảo sát nhóm nhân viên, nguồn lao động trẻ vì đây là đối tượng dễ tiếp cận cái mới và quan tâm chú trọng đến bảo vệ sức khỏe cũng như bảo vệ môi trường. Dựa vào kết quả ở Bảng 4.6 ta thấy nhóm đối tượng đạt thu nhập dưới 3 triệu đạt 100 người chiếm tỷ lệ cao nhất 35,7 %, nhóm 6 - 8 triệu đạt 58 người chiếm 21,4 %, tiếp theo nhóm thu nhập từ 3 - 6 triệu và nhóm trên 8 triệu đồng đạt 61 người chiếm tỷ lệ 21,8 %.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanhcủa người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)