Kiểm tra các giả định

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanhcủa người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 66)

   

Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn

Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram (Hình 4.2) của phần dư cho thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean lệch với 0 vì số quan sát khá lớn, độ chênh lệch chuẩn = 0,989). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4.1: Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 4.2: Đồ thị phân phối tần số của phần dư đã chuẩn hoá

Kết quả từ biểu đồ tần số P-P Plot ở hình 4.3 cho thấy các điểm phân tán xung quanh được kỳ vọng (dao động gần sát với đường thẳng). Cũng cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Kiểm tra các giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi

Hình 4.4: Biểu đồ phân tán phần dư

Để kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi, ta sử dụng đồ thị phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa và giá trị dự báo đã được chuẩn hóa. Hình 4.4 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

   

Ma trận tương quan

Bảng 4.13: Ma trận tương quan giữa các biến

MT YTKT TT NTXH KT TDX MT Pearson Correlation 1 ,376** ,296** ,348** ,373** ,547** ,496** Sig. (2- tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 280 280 280 280 280 280 280

YTKT Pearson Correlation ,376** 1 ,371** ,433** ,471** ,399** ,613** Sig. (2- tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 280 280 280 280 280 280 280 TT Pearson Correlation ,296** ,371** 1 ,265** ,243** ,321** ,479** Sig. (2- tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 280 280 280 280 280 280 280 NTXH Pearson Correlation ,348** ,433** ,265** 1 ,420** ,391** ,475** Sig. (2- tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 280 280 280 280 280 280 280 KT Pearson Correlation ,373** ,471** ,243** ,420** 1 ,433** ,530** Sig. (2- tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 280 280 280 280 280 280 280 TĐ Pearson Correlation ,547** ,399** ,321** ,391** ,433** 1 ,512** Sig. (2- tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 280 280 280 280 280 280 280 TDX Pearson Correlation ,496** ,613** ,479** ,475** ,530** ,512** 1 Sig. (2- tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 N 280 280 280 280 280 280 280 Nguồn: Phụ lục 2.4

Dựa vào ma trận hệ số tương quan ở bảng 4.13 , ta thấy có liên quan giữa biến phụ thuộc Hành vi tiêu dùng xanh (TDX) với 6 biến độc lập Sự tin tưởng (TT), Thái độ (TĐ), Mối quan tâm đến môi trường (MT), Nhận thức xã hội (NTXH), Kiến thức (KT), Các yếu tố kinh tế (YTKT). Hệ số tương quan Pearson giữa 6 biến độc lập và

tiêu dùng xanh. Chả hạn: Các nhà quản lý liên quan tăng cường mở rộng quy mô những chiến dịch hành động xanh hay quảng bá tên tuổi các doanh nghiệp cam kết bảo vệ và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền tiêu dùng xanh qua các trang báo chí, mạng xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét đưa các nội dung về môi trường và bảo vệ môi trường nhiều hơn vào trong trường học. Đồng thời có những hoạt động phát triển hành vi tiêu dùng xanh cho các em học sinh trong suốt quá trình học tập, sinh hoạt ở nhà trường. Cập nhật tình trạng môi trường thay đổi như thế nào từng ngày qua các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao mối quan tâm về môi trường của người dân từ đó kích thích tiêu dùng xanh.

5.2.3. Giải pháp tác động vào thái độ

Thái độ quan hệ tích cực đến tiêu dùng sản phẩm xanh, vì vậy doanh nghiệp nên chấp hành tốt quy định về việc bảo vệ môi trường, thường xuyên tuyên truyền cho nhân viên có ý thức bảo vệ môi trường qua các hoạt động ngoại khóa của doanh nghiệp. Phát động phong trào tiêu dùng xanh thông qua các tổ chức, đoàn thể, các thông tin và chính sách liên quan đến sản phẩm xanh. Tổ chức các hoạt động ngày tiêu dùng xanh, tháng tiêu dùng xanh, khen thưởng cho các hộ gia đình, cá nhân đạt kết quả tốt.

5.2.4. Giải pháp tác động vào nhận thức xã hội

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức xã hội tác động cùng chiều đến hành vi tiêu dùng xanh. Vì vậy, doanh nghiệp sản xuất cần củng cố và phát triển nhận thức xã hội ngày càng tốt hơn. Đầu tư vào chất lượng sản phẩm bởi một sản phẩm bán ra đạt chất lượng thì chắc chắn họ sẽ giới thiệu cho nhiều người. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng nên xây dựng các trang bán hàng thương mại ổn định vì việc mua sắm qua online ngày càng phát triển.

5.2.5. Giải pháp tác động vào kiến thức

Trang bị kiến thức hiểu biết về sản phẩm xanh sẽ giúp cho người tiêu dùng có những lựa chọn mua sắm thông minh hơn, chú trọng đến lợi ích của những sản phẩm xanh mang lại. Hơn thế nữa, khi khách hàng có hiểu biết về lợi thế của việc tiêu dùng sản phẩm xanh họ sẽ gia tăng nhu cầu, hướng tới cuộc sống xanh hơn. Doanh nghiệp cần triển khai cho mọi cấp bậc ví trí nhân viên hiểu được những lợi ích của việc sử

dụng sản phẩm xanh, đào tạo, cung cấp kiến thức về sản phẩm xanh giúp nhân viên tin tưởng sử dụng và giới thiệu đến nhiều người tiêu dùng khác. Đầu tư kiến thức vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm đảm bảo chất lượng, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có uy tín, cam kết trong các hoạt động sản xuất sản phẩm. Hơn nữa, ta cần tuyên truyền, giáo dục, mở các khóa học ngắn về tiêu dùng xanh để hình thành lối sống lành mạnh và phương thức tiêu dùng xanh hợp lí.

5.2.6. Giải pháp tác động vào các yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế với tiêu dùng xanh là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng xanh. Trên thực tế giá của các sản phẩm thường có giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại. Vì thế, các nhà sản xuất nên có những chính sách giá phù hợp để kích thích tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của các sản phẩm. Có nguồn sản phẩm đa dạng hơn, luôn tìm kiếm các nguồn hàng đa dạng. Đưa ra nhiều mẫu mã, màu sắc, kích cỡ để có thể lựa chọn theo đúng nhu cầu của khách hàng cũng như trải nghiệm cho khách. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước như các chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp,...bởi việc sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm xanh thường áp dụng những công nghệ tiên tiến.

5.2.7 Giải pháp tập trung vào phân khúc người tiêu dùng

Đối với nhóm người tiêu dùng có trình độ học vấn, nghề nghiệp và độ tuổi khác nhau sẽ có ý định tiêu dùng xanh khác nhau. Doanh nghiệp cần xác định rõ phân khúc người tiêu dùng mà sản phẩm mình hướng tới hay tiềm năng mỗi sản phẩm với từng phân khúc, từ đó có chiến lược phát triển sản phẩm đến tay người tiêu dùng phù hợp.

5.3. Hạn chế nghiên cứu

Bài nghiên cứu này nhằm đóng góp, đưa ra những nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh, bên cạnh cũng có một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu trong đề tài này là người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, mô hình nghiên cứu trên chưa khẳng định sẽ đúng hoàn toàn với các địa bàn, khu vực khác.

Thứ hai, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, để thu được 280 bảng khảo sát, tác giả đã khảo sát từ nhiều người khác nhau. Tuy

nhiên kích thước mẫu tương đối nhỏ và phân bố không đồng đều, vì vậy các nghiên cứu khác có thể chọn phương pháp phân tầng để chọn mẫu, và tăng kích thước mẫu trong nghiên cứu.

Thứ ba, mô hình nghiên cứu trong nghiên cứu trên chỉ quan tâm đến 6 yếu tố gồm sự tin tưởng, thái độ, mối quan tâm tới môi trường, nhận thức xã hội, kiến thức, các yếu tố về kinh tế. Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu mang tính bao quát và đưa ra kết quả chính xác, toàn diện hơn thì trong các nghiên cứu tới, các tác giả cần quan tâm và tìm hiểu đến nhiều yếu tố khác bên cạnh 6 yếu tố nêu trên.

Thứ tư, nghiên cứu chưa đi sâu vào một sản phầm vì thế nghiên cứu chưa có tính áp dụng ngay cho một sản phẩm.

5.4. Tóm tắt chương 5

Chương 5 đã trình bày một số kết luận rút ra được từ nghiên cứu mô hình ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng xanh, xác định được kết quả từ những mục tiêu đề ra. Từ kết quả nghiên cứu được, tác giả đã đưa ra những đề xuất phù hợp để nâng cao sự tin tưởng, kích thích người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề tiêu dùng xanh,... Bên cạnh đó, ở chương này, tác giả cũng đã trình bày các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

   

Tài liệu tiếng Anh

1. Ajzen I. (1991) The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol. 50, pp. 179-21.

2. Ajzen, I. and Fishbein, M. (1975). Belief, Altitude, Intention and Behavior: An Introduction to Theory and Research, Reading, MA: Addison-Wesley.

3. Ajzen, I. and Fishbein, M. (1980). Understanding attitudes and predicting social behavior, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

4. Barua Promotosh and Islam Md. Sajedul (2011), “Young Consumers’s Purchase Intentions of Buying Green Product”, Master thesis, Student Umea school of Business. 5. Boztepe, A. (2012). Green marketing and its impact on consumer buying behavior. European Journal of Economic and Political Studies, 5(1), 5-21.

6. Chiang, C.H., &Tseng, K.C. (2017). The Influence of Fan Pages on Consumer Purchase Intention : Liking Behavior as a Moderator.Journal of Marketing Management, 5(2), 44-59.

7. European Commission (2012), Science for Environment Policy, Future Brief: Green Behaviour.

8. Kim, Y., & Choi, S. M. (2005). Antecedents of green purchase behavior: An examination of collectivism, environmental concern, and PCE. Advances in Consumer Research, 32, 592.

9. Kollmuss, A., & Agyeman, J. (2002). Mind the gap: why do people act environmentally and What are the barriers to pro-enviromental behavior?. Environmental education research, 8(3), 239-260.

10. Richard, J. E., & Guppy, S. (2014). Facebook: Investigating the influence on consumer purchase intention. Asian Journal of Business Research, 4(2), 1-10.

11. Sanne van't Erve (2013), “Minimizing the young consumers’ attitude behavior gap in green purchasing”, Communication Studies Behavioral Sciences.

12. Zand Hessami, H., & Yousefi, P. (2013). Investigation of major factors influencing green purchasing behavior: Interactive approach. European Online Journal of Natural and Social Sciences, 2(4), pp-584.

13. Sanne van't Erve (2013), “Minimizing the young consumers’ attitude behavior gap in green purchasing”, Communication Studies Behavioral Sciences.

   

Tài liệu tiếng việt

1. Hồ Duy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Phương Linh (2018) Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương, Tạp chí KTĐN số 103.

2. Hoàng Thị Bảo Thoa, 2015. Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Hoàng Thị Hương Thảo, 2013. Cácyếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại TP HCM. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi (2018) Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển,127(5A),199-212.

5. Lê Thị Huyền (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bình Phước”.

6. Lưu Thanh Đức Hải (2007), Marketing Ứng Dụng - Trong Sản Xuất Kinh Doanh Thương Mại và Dịch Vụ.

7. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017) Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm xanh của người tiêu dùng ở thành phố Đông Hà. Tạp chí khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5C), 33–44.

8. Trần Minh Tâm (2013), “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ”.

9. TS. Phạm Thị Huyền – Nguyễn Thị Vân Anh – Đào Ngọc Hân – Trần Trung Kiên- Đỗ Chí Tú Các yếu tố thúc đẩy ý định và hành vi tiêu dùng xanh của Millennials Việt Nam .Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

10. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TP HCM: NXB Lao động và xã hội.

11. Nguyễn Thị Lan Anh (2015), ‘‘Các nhân tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.

12. Nguyễn Thu Huyền và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012), “Phát triển và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh”.

13. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017) Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm xanh của người tiêu dùng ở thành phố Đông Hà. Tạp chí khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5C), 33–44.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

BẢNG KHẢO SÁT HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Thân chào bạn,

Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện khảo sát với đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.Hồ Chí Minh”. Tất cả câu trả lời của Bạn đều có giá trị đối với chúng tôi. Rất mong Bạn dành

ít thời gian, hoàn thành bảng khảo sát dưới đây. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Bạn.

Phần 1: Câu hỏi gạn lọc

Bạn vui lòng điền dấu vào mục gợi ý đúng nhất.

Bạn đang sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh?

Bạn có quan tâm đến tiêu dùng xanh không? (Tiêu dùng xanh là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên).

□ Có (Tiếp tục) □ Không (Ngưng khảo sát)

Phần 2: Câu hỏi điều tra

Bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình bằng cách đánh dấu lên các số thích hợp theo quy ước sau:

1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường

4 : Đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý

STT Sự tin tưởng

1 thiện đáng kểTôi tin rằng chất lượng sản phẩm xanh hiện nay đã được cải 1 2 3 4 5

2 xanh mà chính phủ đề raTôi tin tưởng vào những yêu cầu về các chuẩn mực sản phẩm 1 2 3 4 5

3 xuất ngày càng caoNiềm tin của tôi đặt vào chất lượng sản phẩm xanh được sản 1 2 3 4 5

4 sức khỏe bản thân và cộng đồngTôi tin rằng sản phẩm xanh mà tôi dùng hàng ngày là tốt cho 1 2 3 4 5

5 xuất đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trườngTôi tin rằng sản phẩm xanh mà tôi dùng hàng ngày được sản 1 2 3 4 5

6

Tôi tin tưởng các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đang tìm mọi cách để làm cho chất lượng cuộc sống của người dân tốt hơn

1 2 3 4 5

Thái độ

8 Tôi có thái độ ủng hộ đối với tiêu dùng xanh 1 2 3 4 5 9 Tôi cảm thấy an tâm khi sử dụng sản phẩm xanh 1 2 3 4 5 10 Tôi sẽ giới thiệu cho người thân bạn bè tiêu dùng sản phẩmxanh 1 2 3 4 5 11 Mua các sản phẩm xanh là điều cần thiết 1 2 3 4 5

Mối quan tâm tới môi trường

12 Sự phát triển hiện đại đang phá hoại môi trường 1 2 3 4 5 13 Tôi rất lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường 1 2 3 4 5 14 Cân bằng môi trường tự nhiên rất phức tạp và dễ mất đi 1 2 3 4 5 15 Con người nên sống hoà hợp với thiên nhiên để tồn tại 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanhcủa người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)