Phân tích nhân tố khám phá của biến độc lập

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanhcủa người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 63)

Khi phân tích nhân tố, nghiên cứu đặt ra 2 giả thuyết:

+ Giả thuyết H : Các biến trong tổng thể không có tương quan với nhau. 0

+ Giả thuyết H1: Các biến trong tổng thể có tương quan với nhau. Ở bước này, 6 thang đo với 31 biến quan sát đã được đánh giá độ tin cậy trên được đưa vào phân tích.

Kết quả phân tích EFA lần đầu cho thấy, có 2 biến (KT3, TĐ1) không đạt giá trị hội tụ (hệ số tải nhỏ hơn 0,5). Khi xem xét tiếp giá trị phân biệt, cả 2 biến này đều

không đạt. Qua bảng kết quả này cho thấy, 2 biến này thật sự không đo lường khái niệm chúng cần đo lường. Tuy nhiên, biến TĐ1 có hệ số tải thấp nhất (0,465) nên bị loại ở phần phân tích thứ nhất.

Trong lần phân tích thứ 2, có 1 biến không đạt giá trị hội tụ là KT3 (hệ số tải nhỏ hơn 0,5). Khi xét đến giá trị phân biệt, biến này đều không đạt khi có chênh lệch trọng số nhỏ hơn 0,3. Qua kết quả này cho thấy, biến KT3 không thật sự đo lường cho khái niệm kiến thức. Bên cạnh đó, khi xem lại độ tin cậy thang đo kiến thức, biến KT3 có hệ số tương quan biến – tổng rất thấp (0,495) so với các biến còn lại (dao động từ 0,575 đến 0,601). Vì vậy, việc loại biến KT3 là phù hợp.

Trong lần phân tích thứ 3, tất cả các biến đều đạt giá trị hội tụ (hệ số tải lớn hơn 0,5). Khi xét đến giá trị phân biệt, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 biến TĐ3, TĐ4 và TT6 không đạt khi có chênh lệch trọng số nhỏ hơn 0,3. Khi tiếp tục xem lại các giá trị phân biệt, biến TĐ3 có giá trị phân biệt nhỏ nhất so với hai biến còn lại là TĐ4 và TT6 nên biến TĐ3 không thật sự đo lường cho khái niệm thái độ. Vì vậy, việc loại biến TĐ3 là phù hợp.

Trong lần phân tích thứ 4, tất cả các biến đều đạt giá trị hội tụ (hệ số tải lớn hơn 0,5). Khi xét đến giá trị phân biệt, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 2 biến TĐ4 và TT6 không đạt khi có chênh lệch trọng số nhỏ hơn 0,3. Khi tiếp tục xem lại các giá trị phân biệt, biến TT6 có giá trị phân biệt nhỏ nhất so với biến còn lại là TĐ4 nên biến TT6 không thật sự đo lường cho khái niệm sự tin tưởng. Vì vậy, việc loại biến TT6 là phù hợp.

Bảng 4.8: Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett lần 5 (lần cuối)

Kiểm định Bartlett

Bậc tự do 351

Sig 0,000

Nguồn: Phụ lục 2.3

Kết quả phân tích lần 5 (Bảng 4.8) cho thấy, KMO đạt 0,874 là mức chấp nhận cao nên việc phân tích nhân tố là thích hợp và phù hợp với dữ liệu. Phép kiểm định Barlett có giá trị Sig =0,000 (<0,05) nên các biến quan sát có quan hệ với nhau.

Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 6 MT5 0.761 0.112 0.160 0.245 MT1 0.755 0.122 0.150 0.102 MT3 0.732 0.130 0.207 0.109 MT4 0.670 0.229 0.103 0.303 MT2 0.646 0.205 0.170 0.117 0.219 YTKT4 0.745 0.197 0.139 0.189 YTKT2 0.183 0.724 0.182 0.215 0.279 YTKT3 0.723 0.201 0.213 YTKT5 0.166 0.674 0.149 YTKT1 0.246 0.615 0.138 0.151 0.270 0.108 TT2 0.748 0.219 TT5 0.168 0.108 0.724 -0.126 TT3 0.152 0.724 0.101 TT4 0.690 0.219 0.218 TT1 0.154 0.234 0.689 0.147 NTXH4 0.128 0.165 0.721 0.296 NTXH2 0.243 0.137 0.713 -0.130 NTXH1 0.116 0.138 0.696 0.104 0.109 NTXH3 0.109 0.670 0.250 0.258 NTXH5 0.151 0.113 0.656 0.128 0.244 KT4 0.195 0.777 KT1 0.176 0.214 0.759 KT5 0.186 0.113 0.687 0.317 KT2 0.287 0.146 0.644 0.150 TĐ2 0.199 0.103 0.197 0.147 0.153 0.714 TĐ5 0.234 0.215 0.155 0.115 0.162 0.666 TĐ4 0.332 0.161 0.105 0.637 Eigenvalues 7.735 2.269 2.109 1.704 1.451 1.141 Phương sai trích tích luỹ (%) 28.649 37.053 44.863 51.175 56.548 60.772

Bảng 4.9: Kết quả phân tích EFA lần 5 ( Lần cuối)

Nguồn: Phụ lục 2.3

Bảng 4.9 cho thấy, 6 nhân tố đều có giá trị Eigenvalue > 1, tổng phương sai trích là 60,772% > 50% là đạt yêu cầu. Từ 31 biến quan sát ban đầu còn lại 27 biến quan sát thoả điều kiện, phân tích nhân tố đã rút gọn lại thành 6 nhân tố. Tất cả các biến quan sát thuộc 6 nhân tố này đều đã đạt được giá trị hội tụ cũng giá trị phân biệt. 6 nhân tố này sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khẳng định. Thành phần của từng nhân tố cụ thể như sau:

- Sự tin tưởng gồm 5 biến quan sát : TT2, TT5, TT3, TT4, TT1 ; - Thái độ gồm 3 biến quan sát : TĐ2, TĐ5, TĐ4 ;

- Kiến thức gồm 4 biến quan sát : KT4, KT1, KT5, KT2 ;

- Mối quan tâm tới môi trường gồm 5 biến quan sát : MT5, MT1, MT3, MT4, MT2 ;

- Nhận thức xã hội gồm 5 biến quan sát: NTXH4, NTXH2,NTXH1,NTXH3, NTXH5;

- Các yếu tố kinh tế gồm 5 biến quan sát:YTKT4, YTKT2, YTKT3, YTKT5, YTKT1.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanhcủa người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)