Đánh giá công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân

ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.4.1. Những kết quả đạt được

Một là, tổng đầu tƣ toàn xã hội trong cả giai đoạn 2016 - 2020 tăng đều và ổn định với tốc độ tăng năm sau so với năm trƣớc luôn trên 100%. Trong đó, tổng vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN cũng tăng đều và ổn định trong cả giai đoạn. Tổng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn tăng đều và ổn định từ 169,754 triệu đồng năm 2016 lên 343,800 triệu đồng năm 2020. Điều này cho thấy hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ tại địa phƣơng là tốt và cũng nhờ thực hiện khá tốt công tác quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN trên địa bàn.

Hai là, các dự án đầu tƣ XDCB trọng điểm đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm đặc biệt từ phía Ban lãnh đạo thị xã và các cơ quan ban ngành.

Ba là, công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ XDCB bằng NSNN nhìn chung đã đƣợc quan tâm. Mỗi năm, Ban Lãnh đạo thị xã sẽ có các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong năm,

64

từ đó đƣa ra kế hoạch, chiến lƣợc đầu tƣ nói chung cho các giai đoạn mới, trong đó có các quy hoạch, kế hoạch, đầu tƣ XDCB bằng NSNN.

Bốn là, công tác tổ chức thực hiện đầu tƣ XDCB bằng NSNN nhận đƣợc nhiều quan tâm từ Ban lãnh đạo thị xã, có những kế hoạch hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các nội dung liên quan nhƣ nâng cao hiệu quả lập dự án đầu tƣ, nâng cao hiệu quả thẩm định và phê chuẩn dự án đầu tƣ, đấu thầu dự án, nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng NSNN, phân bổ, giải ngân vốn đầu tƣ và nghiệm thu và thanh quyết toán….

Năm là, công tác quản lý Nhà nƣớc về ĐTXDCB trên địa bàn thị xã đã có sự chuyển biến tích cực hầu hết ở các khâu. Chuẩn bị đầu tƣ, công tác đền bù GPMB, nghiệm thu, thanh quyết toán. Công tác lập, thẩm định dự án đầu tƣ trên địa bàn các đơn vị đã cơ bản thực hiện theo đúng các văn bản quy định về chế độ quản lý ĐTXDCB hiện hành. Các công trình chào mừng kỷ niệm thành lập thị xã Hoài Nhơn và đón nhận đô thị loại IV đã đƣợc UBND tỉnh Bình Định và các ngành ƣu tiên quan tâm đầu tƣ. Đối với các công trình hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng một số đơn vị đã thực hiện tốt công tác quyết toán vốn đầu tƣ công trình hoàn thành.

2.4.2. Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng NSNN của thị xã Hoài Nhơn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần đƣợc khắc phục, cụ thể:

Một là, các văn bản hiện nay đƣợc sử dụng chủ yếu nói đến quản lý đầu tƣ nói chung, trong đó có một số văn bản đi vào cụ thể hóa các nội dung về quản lý quy hoạch, quản lý đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc quản lý các dự án đầu tƣ phát triển đô thị. Hệ thống các văn bản nhƣ quy chế quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng NSNN, quy chế đấu thầu, các định mức và các đơn giá xây dựng, các điều kiện đầu tƣ liên quan đến quản lý dự án XDCB bằng NSNN vẫn chƣa đƣợc chú trọng trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, vì vậy, chƣa tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng NSNN trên địa bàn thị xã.

65

Hai là, các nội dung về quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ XDCB bằng NSNN vẫn đang là nội dung nhỏ trong bản chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ chung của địa phƣơng, chƣa có văn bản cụ thể về chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch đầu tƣ XDCB bằng NSNN một cách chi tiết.

Ba là, cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các dự án đầu tƣ XDCB bằng NSNN với các cơ quan ban ngành có liên quan trên địa bàn chƣa thực sự phát huy tác dụng. Trong quá trình thực hiện công tác bồi thƣờng GPMB, sự phối hợp giữa các sở, ngành, các chủ đầu tƣ với các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở một số địa phƣơng chƣa chặt chẽ.

Bốn là, công tác thẩm tra thiết kế, dự toán đã đƣợc phân cấp cho thị xã thực hiện thẩm tra nhƣng tiến độ thẩm tra, dự toán còn chậm. Một số dự án đƣợc thực hiện không gắn với chiến lƣợc đã đề ra và không gắn với mục tiêu phát triển chung cốt lõi của thị xã Hoài Nhơn. Một số bƣớc trong quy trình thẩm định dự án bị đảo ngƣợc. Công tác thẩm định dự án cũng chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm đúng mức, các quy trình thẩm định, phê chuẩn dự án cũng chƣa đƣợc xây dựng và hoàn thiện. Ngoài ra, các chủ đầu tƣ ấn định một chi phí sử dụng vốn của dự án quá thấp nên dẫn đến hiệu quả dự án còn kém.

Năm là, tổ chức bộ máy QLNN về ĐTXDCB bằng NSNN còn nhiều bất cập, nhiều bộ phận với trách nhiệm, nhiệm vụ chồng chéo dẫn đến hiệu quả các dự án bị hạn chế.Tốc độ giải ngân một số nguồn vốn liên quan đến các dự án đầu tƣ trọng điểm XDCB bằng nguồn NSNN còn thấp nhƣ nguồn vốn vay ứng trƣớc từ ngân sách TW, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ.Một số nguồn vốn do UBND các xã, phƣờng làm chủ đầu tƣ có sự đóng góp của ngƣời dân tiến độ lập hồ sơ quyết toán còn chậm.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế yếu kém

Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý về ĐTXDCB bằng NSNN của thị xã Hoài Nhơn xuất phát từ những nội dung chính sau đây

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về đầu tƣ XDCB nói chung và đầu tƣ XDCB bằng NSNN còn thiếu tính ổn định, có nhiều thay đổi, gây khó khăn

66

cho công tác quản lý Nhà nƣớc và triển khai thực hiện nhiệm vụ của các chủ đầu tƣ;

Thứ hai, trên địa bàn thị xã còn nhiều khu vực GPMB nhƣng công tác bồi thƣờng GPMB gặp nhiều khó khăn do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, đòi hỏi đơn giá bồi thƣờng cao hơn quy định, hoặc không chấp nhận phƣơng án bồi thƣờng.

Thứ ba, việc phân cấp các công trình XDCB cho thị xã danh mục công trình quá nhiều, tổng mức đầu tƣ thấp, đa số là các công trình đầu tƣ nhằm mục đích giải quyết bức xúc, sự vụ nhỏ lẻ gây khó khăn trong công tác quản lý, nên không có khả năng thực hiện các dự án mang tính đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn vẫn còn hạn chế về kiến thức, trình độ, nghiệp vụ và kỹ năng. Năng lực của nhà thầu tƣ vấn còn yếu, thời gian lập dự án kéo dài, có dự án thiếu nhiều thủ tục, không đồng bộ, hồ sơ để trình duyệt và phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần làm chậm tiến độ thực hiện. Một số nhà thầu xây lắp năng lực hạn chế, sau khi ký hợp đồng không huy động đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tƣ vật liệu phục vụ thi công, việc thực hiện các mốc thời gian theo tiến độ và kế hoạch đấu thầu không nghiêm túc, thi công cầm chừng, một số công trình phải gia hạn thời gian thi công.

Thứ hai, năng lực của nhiều đơn vị tƣ vấn trên địa bàn chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, từ đó, chất lƣợng nhiều hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế thấp, thời gian lập dự án kéo dài, khi chỉnh sửa mất nhiều thời gian làm ảnh hƣởng đến tiến độ của dự án; một số công trình thời gian thi công kéo dài, thủ tục đầu tƣ không hoàn chỉnh kịp thời.

Thứ ba, trách nhiệm của một số chủ đầu tƣ chƣa cao, chƣa có sự quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong công tác theo dõi, giám sát, cập nhật thông tin, báo cáo theo quy định.

67

XDCB các công trình thuộc trách nhiệm chƣa chủ động tham mƣu đề xuất đƣa vào kế hoạch trung và dài hạn dẫn đến có lúc còn bị động, chạy theo sự vụ và làm chậm tiến độ xây dựng công trình.

68

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỜNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý về đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Tổ chức quản lý chặt chẽ việc thu chi ngân sách đảm bảo tăng đầu tƣ ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực xã hội thiết yếu.

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chƣơng trình quốc gia, các dự án hỗ trợ của quốc tế.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số của BCH Đảng bộ tỉnh Ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của BCH Trung ƣơng Đảng khoá XIII về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nƣớc.

Từng bƣớc hiện đại hoá nền hành chính. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ công chức, nhất là trụ sở làm việc chính quyền cấp xã.

Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếp luân chuyển đội ngũ cán bộ. Việc thực hiện cải cách hành chính phải gắn với đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công khai, minh bạch việc sử dụng công quỹ.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý về đầu tƣ ở địa phƣơng có chất lƣợng, khoa học, kịp thời và đồng bộ, hoàn thiện công tác quy hoạch trong đầu tƣ XDCB, tổ chức thực hiện đầu tƣ đúng quy hoạch, kịp thời và hiệu quả.

Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng, đi đôi với nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ ở địa phƣơng.

69

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hoài Nhơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 định hƣớng đầu tƣ của thị xã Hoài Nhơn đến năm 2050 đƣợc cụ thể hoá tại kế hoạch phát triển của thị xã Hoài Nhơn giai đoạn 2025, tầm nhìn 2030.

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu và khả năng huy động vốn thực hiện quy hoạch trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn đến năm 2030

Chỉ tiêu 2011-2015 2016-2020 2021-2025 2026-2030

1. Tổng nhu cầu vốn (tỷđồng, giá hh) 26172 64654 144306 337839

(triệu USD, giá hh) 1235 3050 6743 15641

ICOR 4,5 4,2 4,0 3,8

2. Cơ cấu vốn đầu tƣ theo nguồn (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

- Vốn trong nƣớc (%) 94,3 92,0 88,5 86,0

- Vốn ngoài nƣớc (%) 5,7 8,0 11,5 14,0

3. Cơ cấu vốn theo hình thức quản lý (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

- Khu vực Nhà nƣớc (%) 33,0 31,0 28,0 25,0

- Khu vực ngoài quốc doanh (%) 65.2 66.5 67,0 65,0

- KV có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (%) 1.8 2.5 5,0 10,0

4. Cơ cấu vốn theo nhóm ngành (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

- Công nghiệp - xây dựng 70.6 56.7 50.3 46.0

- Nông lâm thủy sản 0.6 0.9 1.2 1.0

- Dịch vụ 28.4 42.4 48.5 53.0

Nguồn: UBND tỉnh Bình Định

Tăng cƣờng khai thác các nguồn thu, tiết kiệm chi để tăng mức đầu tƣ từ ngân sách bình quân hàng năm 22- 25%. Tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của thị xã.

Đề xuất với Trung ƣơng và tỉnh đầu tƣ vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn thuộc mạng lƣới giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi... quan trọng làm cơ sở cho việc đầu tƣ phát triển vào các ngành và lĩnh vực chủ chốt của thị xã. Cải thiện môi trƣờng kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tƣ bên

70

ngoài, tranh thủ khai thác tối đa nguồn vốn đầu tƣ tập trung của thị xã theo các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, chƣơng trình phát triển nông thôn, nông nghiệp và các chƣơng trình về văn hoá - xã hội khác.

Vốn NSNN dành chủ yếu cho đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Ngân sách thị xã ƣu tiên cho đầu tƣ giải quyết các vấn đề cấp bách, chỉnh trang đô thị,...

Rà soát thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích. Thực hiện quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu công nghiệp...

Ngoài vốn ngoài Nhà nƣớc, tăng cƣờng thu hút, vận động các nguồn vốn từ nhân dân, các doanh nghiệp cho phát triển kinh doanh, dự án dân doanh nhỏ và vừa, xã hội hoá đầu tƣ phát triển các lĩnh vực xã hội. Nghiên cứu áp dụng các hình thức công cụ huy động vốn nhƣ huy động tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… với mức lãi suất thích hợp và bảo hiểm tiền gửi.

Xây dựng kế hoạch tổng thể đầu tƣ phát triển thị xã; Đầu tƣ có trọng điểm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;

Điều chỉnh chính sách tài chính thông qua việc phân bổ hợp lý nguồn thu từ việc sử dụng tài nguyên (khoáng sản, thủy điện, nƣớc, đất, rừng…).

Sử dụng quỹ hỗ trợ phát triển cho các hoạt động cung ứng giống, kỹ thuật và thông tin thị trƣờng các sản phẩm chủ lực…

Xây dựng chính sách ƣu đãi đặc biệt để thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo;

Hỗ trợ tín dụng đối với các dự án đầu tƣ vào ngành nghề khuyến khích đầu tƣ, hoặc sử dụng nhiều lao động đƣợc vay nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc bằng 70% vốn đầu tƣ tài sản cố định của dự án; đƣợc bảo lãnh tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc.

Hỗ trợ GPMB: Đối với các dự án đầu tƣ vào khu tái định cƣ hoặc phục vụ cho việc di dân tái định cƣ, nhà đầu tƣ có dự án đƣợc hỗ trợ 50% và hỗ trợ

71

20 - 30% kinh phí GPMB đối với các dự án đầu tƣ khác.

Ƣu tiên trong đấu thầu, chỉ định thầu đối với các nhà đầu tƣ có dự án đầu tƣ mang tính cấp bách. Đƣợc ƣu tiên chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi chỉ định thầu nhƣng phải đảm bảo đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật theo yêu cầu của gói thầu.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với chiến lượng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Căn cứ theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định năm 2025; Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã, Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thị xã, tại Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ để xác lập các quy hoạch phát triển, các kế hoạch dài hạn. Công tác quy hoạch phải đƣợc đảm bảo chất lƣợng, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời quy hoạch phải đồng bộ, phù hợp với thực tế, nguồn lực địa phƣơng. Tránh chồng chéo về đầu tƣ, từ đó hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng. Cụ thể là:

Hệ thống quy hoạch phải đƣợc xây dựng, thẩm định, phê duyệt trên cơ

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)