Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 78)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hoài Nhơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 định hƣớng đầu tƣ của thị xã Hoài Nhơn đến năm 2050 đƣợc cụ thể hoá tại kế hoạch phát triển của thị xã Hoài Nhơn giai đoạn 2025, tầm nhìn 2030.

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu và khả năng huy động vốn thực hiện quy hoạch trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn đến năm 2030

Chỉ tiêu 2011-2015 2016-2020 2021-2025 2026-2030

1. Tổng nhu cầu vốn (tỷđồng, giá hh) 26172 64654 144306 337839

(triệu USD, giá hh) 1235 3050 6743 15641

ICOR 4,5 4,2 4,0 3,8

2. Cơ cấu vốn đầu tƣ theo nguồn (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

- Vốn trong nƣớc (%) 94,3 92,0 88,5 86,0

- Vốn ngoài nƣớc (%) 5,7 8,0 11,5 14,0

3. Cơ cấu vốn theo hình thức quản lý (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

- Khu vực Nhà nƣớc (%) 33,0 31,0 28,0 25,0

- Khu vực ngoài quốc doanh (%) 65.2 66.5 67,0 65,0

- KV có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (%) 1.8 2.5 5,0 10,0

4. Cơ cấu vốn theo nhóm ngành (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

- Công nghiệp - xây dựng 70.6 56.7 50.3 46.0

- Nông lâm thủy sản 0.6 0.9 1.2 1.0

- Dịch vụ 28.4 42.4 48.5 53.0

Nguồn: UBND tỉnh Bình Định

Tăng cƣờng khai thác các nguồn thu, tiết kiệm chi để tăng mức đầu tƣ từ ngân sách bình quân hàng năm 22- 25%. Tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của thị xã.

Đề xuất với Trung ƣơng và tỉnh đầu tƣ vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn thuộc mạng lƣới giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi... quan trọng làm cơ sở cho việc đầu tƣ phát triển vào các ngành và lĩnh vực chủ chốt của thị xã. Cải thiện môi trƣờng kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tƣ bên

70

ngoài, tranh thủ khai thác tối đa nguồn vốn đầu tƣ tập trung của thị xã theo các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, chƣơng trình phát triển nông thôn, nông nghiệp và các chƣơng trình về văn hoá - xã hội khác.

Vốn NSNN dành chủ yếu cho đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Ngân sách thị xã ƣu tiên cho đầu tƣ giải quyết các vấn đề cấp bách, chỉnh trang đô thị,...

Rà soát thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích. Thực hiện quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu công nghiệp...

Ngoài vốn ngoài Nhà nƣớc, tăng cƣờng thu hút, vận động các nguồn vốn từ nhân dân, các doanh nghiệp cho phát triển kinh doanh, dự án dân doanh nhỏ và vừa, xã hội hoá đầu tƣ phát triển các lĩnh vực xã hội. Nghiên cứu áp dụng các hình thức công cụ huy động vốn nhƣ huy động tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… với mức lãi suất thích hợp và bảo hiểm tiền gửi.

Xây dựng kế hoạch tổng thể đầu tƣ phát triển thị xã; Đầu tƣ có trọng điểm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;

Điều chỉnh chính sách tài chính thông qua việc phân bổ hợp lý nguồn thu từ việc sử dụng tài nguyên (khoáng sản, thủy điện, nƣớc, đất, rừng…).

Sử dụng quỹ hỗ trợ phát triển cho các hoạt động cung ứng giống, kỹ thuật và thông tin thị trƣờng các sản phẩm chủ lực…

Xây dựng chính sách ƣu đãi đặc biệt để thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo;

Hỗ trợ tín dụng đối với các dự án đầu tƣ vào ngành nghề khuyến khích đầu tƣ, hoặc sử dụng nhiều lao động đƣợc vay nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc bằng 70% vốn đầu tƣ tài sản cố định của dự án; đƣợc bảo lãnh tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc.

Hỗ trợ GPMB: Đối với các dự án đầu tƣ vào khu tái định cƣ hoặc phục vụ cho việc di dân tái định cƣ, nhà đầu tƣ có dự án đƣợc hỗ trợ 50% và hỗ trợ

71

20 - 30% kinh phí GPMB đối với các dự án đầu tƣ khác.

Ƣu tiên trong đấu thầu, chỉ định thầu đối với các nhà đầu tƣ có dự án đầu tƣ mang tính cấp bách. Đƣợc ƣu tiên chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi chỉ định thầu nhƣng phải đảm bảo đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật theo yêu cầu của gói thầu.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với chiến lượng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Căn cứ theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định năm 2025; Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã, Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thị xã, tại Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ để xác lập các quy hoạch phát triển, các kế hoạch dài hạn. Công tác quy hoạch phải đƣợc đảm bảo chất lƣợng, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời quy hoạch phải đồng bộ, phù hợp với thực tế, nguồn lực địa phƣơng. Tránh chồng chéo về đầu tƣ, từ đó hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng. Cụ thể là:

Hệ thống quy hoạch phải đƣợc xây dựng, thẩm định, phê duyệt trên cơ sở thực trạng của địa phƣơng, đề ra các phƣơng án tối ƣu để phát huy tiềm năng phát triển. Tập trung xây dựng các đề án phát triển kinh tế, cụm công nghiệp, nông thông mới...Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, ƣu tiên các dự án trọng điểm. Mỗi quy hoạch phải tính tới sự đồng bộ giữa các bƣớc: đầu tƣ mới, vận hành, bảo dƣỡng, duy tu sau đầu tƣ...

Quy hoạch cần phải đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững các vùng, ngành trọng điểm để khai thác tốt tiềm năng; tạo bƣớc đột phá trong kinh tế. Mỗi quy hoạch phê duyệt phải đảm bảo đƣợc tính ổn định; có tầm nhìn lâu dài; có đầy đủ luận cứ phù hợp với thực tế và phải công khai để nhân dân, các nhà đầu tƣ biết và thực hiện.

72

Quy hoạch phát triển ngành cần chú trọng đến mục tiêu nâng cao chất lƣợng, giá trị sản xuất; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển của các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển.

Khi quy hoạch phải có tầm nhìn tƣơng lai, trên cơ sở sự phát triển của khoa học và công nghệ, tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch tuỳ tiện gây tác động tiêu cực đến chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch phải gắn với nguồn lực để tránh tình trạng quy hoạch bị treo, ảnh hƣởng đến đời sống của nhân dân.

Để thực hiện giải pháp này, cần tập trung theo hƣớng sau:

Một là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch của thị xã phù hợp với quy hoạch tổng thể theo định hƣớng chung của thị xã. Gắn kết công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch các ngành, các vùng để đảm bảo tính bộ khoa học, cân đối và đồng bộ của các quy hoạch.

Công tác kế hoạch hoá phải dựa trên quy hoạch phát triển của ngành, vùng và kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Thực hiện gắn kết kế hoạch đầu tƣ hàng năm với kế hoạch đầu tƣ theo dự án. Thực hiện tốt việc công khai hóa vốn đầu tƣ trên địa bàn thị xã qua kế hoạch đầu tƣ xây dựng hàng năm.

Cần phải đi trƣớc một bƣớc, tránh trùng chéo, chắp vá, hiệu quả đầu tƣ thấp, bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng chuyên ngành (giao thông, cấp thoát nƣớc, thủy lợi…). Để nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch xây dựng trƣớc hết cần phải xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành chức năng của tỉnh, của thị xã; công khai lấy ý kiến đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch, kiên quyết xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy hoạch.

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế mà chủ yếu là tập trung đầu tƣ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm (giao thông, điện nƣớc, thông tin liên lạc…) tác động trực tiếp đến tăng trƣởng và phát

73

triển kinh tế; tập trung vào đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp, hạ tầng lƣới điện, giao thông nông thôn… Bố trí vốn đầu tƣ phải lƣu ý yêu cầu đảm bảo các dự án đƣợc phê duyệt có thể hoàn thành đúng thời hạn quy định

Xác định rõ ràng mục tiêu và chiến lƣợc đầu tƣ XDCB, để có cơ sở loại bỏ các đề xuất chủ trƣơng đầu tƣ không phù hợp. Các cơ quan chức năng liên quan đến bố trí vốn cần thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện của các chủ dự án. Cùng với kế hoạch hóa nguồn vốn hàng năm, các phòng, ban cấp thị xã cần lập kế hoạch chi tiết cho từng dự án.

Hai là, trang bị điều kiện làm việc nhằm nâng cao chất lƣợng công tác dự báo và cập nhật các thông tin để điều chỉnh kịp thời, chính xác công tác quy hoạch. Các ngành, các cấp có trách nhiệm hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ phát triển theo quy hoạch.

Ba là, tuân thủ các trình tự trong hoạt động quản lý chi NSNN ho đầu tƣ XDCB. Chỉ lập, bố trí vốn cho các dự án nằm trong quy hoạch xây dựng đƣợc phê duyệt, đủ điều kiện triển khai thực hiện thi công xây lắp, đồng thời việc bố trí vốn phải sát với tiến độ dự án tránh tình trạng bố trí vốn xa rời mục tiêu dự án, tránh tình trạng tạo ra khối lƣợng dở dang, chậm đƣa công trình vào sử dụng, ứ động vốn chậm phát huy đƣợc hiệu quả.

Bốn là, bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành, không bố trí vốn dàn trải, manh mún; bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các mục tiêu, công trình trọng điểm cấp bách; công trình có khả năng hoàn thành đƣa vào sử dụng trong năm để đồng vốn phát huy đƣợc hiệu quả tối đa. Chỉ quyết định đầu tƣ các dự án khi đã xác định rõ nguồn vốn, khi đã có kết quả thẩm định dự án, đúng quy hoạch đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm hiệu quả và không trái với các quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ và xây dựng. Thắt chặt việc điều chỉnh dự án về tiến độ, tài chính để tránh xáo trộn trong quản lý đầu tƣ công. Những dự án điều chỉnh phải có luận cứ rõ ràng và phù hợp; quy trách nhiệm đối với việc điều chỉnh dự án đầu tƣ.

Năm là, kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án không khả thi sang các dự án đảm bảo tiến độ nhƣng còn thiếu vốn. Hàng năm cân đối

74

nguồn đầu tƣ xây dựng để bố trí vốn cho hợp lý. Việc bố trí vốn cho từng dự án phải tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.

Sáu là, áp dụng công nghệ thông tin trong lập dự toán và phân bổ ngân sách để đảm bảo gắn kết giữa chính sách, kế hoạch và ngân sách.

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán và phân bổ dự toán cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm

Giải pháp này đƣợc đề xuất căn cứ trên những hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện dự án đầu tƣ trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, cụ thể là những hạn chế trong sáu nội dung: (1) Thẩm định và phê chuẩn dự án đầu tƣ, (2) Đấu thầu dự án, (3) Tổ chức bộ máy quản lý về đầu tƣ XDCB bằng NSNN, (4) Phân bổ, giải ngân nguồn đầu tƣ, và (5) Nghiệm thu và thanh quyết toán, nhƣ đã phân tích và đánh giá ở phần thực trạng. Để thực hiện giải pháp này cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Lựa chọn danh mục đầu tƣ cần phải đƣợc thực hiện trên cơ sở đúng trình tự quản lý, có ƣu tiên, có chọn lọc và phân loại: những danh mục khởi công mới sẽ đƣợc xem xét để quyết định đƣa vào nhóm danh mục chuẩn bị đầu tƣ, sau khi thực hiện công tác chuẩn bị đầu tƣ, nếu thực sự có tính khả thi cao mới quyết định đầu tƣ.

Huy động và khuyến khích các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tƣ vào các công trình phúc lợi xã hội (giao thông nông thôn, điểm văn hóa, sửa chữa trƣờng lớp..) và đầu tƣ phát triển kinh tế thông qua các dự án (trồng chè, trồng và cải tạo rừng, tiểu thủ công nghiệp) nhằm huy động nguồn lực xã hội ngày một cao hơn vào quá trình đầu tƣ phát triển.

Tập trung ƣu tiên nguồn vốn để thanh toán đối với các công trình đã hoàn thành, quyết toán, những công trình trọng điểm, những công trình mang tính cấp bách, những công trình thi công có khối lƣợng, có vốn đƣợc giao trong năm, đảm bảo giải ngân kịp thời, giúp các nhà thầu thi công giảm bớt khó khăn, đồng thời sớm đƣa công trình vào khai thác, sử dụng.

75

Đẩy nhanh tiến độ hoàn công, quyết toán đối với các công trình đã hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng, đảm bảo thời gian theo quy định và các văn bản chỉ đạo của Chính Phủ. Khắc phục tình trạng công trình đã hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng để tồn lâu không quyết toán. Tập trung chỉ đạo công tác quyết toán công trình đảm bảo đúng thời gian quy định. Đối với các công trình đã hoàn thành không thể hoàn thiện hồ sơ quyết toán do nhiều nguyên nhân chủ quan khách quan, các đơn vị báo cáo UBND thị xã để thực hiện tất toán tài khoản theo quy định. Có kế hoạch cụ thể nhằm tăng tốc độ giải ngân một số nguồn vốn liên quan đến các dự án đầu tƣ trọng điểm XDCB bằng NSNN, ví dụ nhƣ nguồn vốn vay ứng trƣớc từ ngân sách trung ƣơng, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ và một số chƣơng trình mục tiêu.

Rà soát và có kế hoạch hoàn thiện lại toàn bộ các nội dung còn yếu kém trong tất cả các khâu từ lập dự án đầu tƣ, thẩm định và phê chuẩn dự án đầu tƣ, đấu thầu dự án, đến tổ chức bộ máy quản lý đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN, phân bổ, giải ngân vốn đầu tƣ và nghiệm thu và thanh quyết toán…. Rà soát và có kế hoạch xử lý hiệu quả tình trạng tình hình nợ đọng XDCB trên địa bàn thị xã.

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ĐTXDCB bằng NSNN tại địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quản lý đầu tƣ XDCB đƣợc diễn ra hiệu quả nhất.

3.2.3. Nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Giải pháp này đƣợc đề xuất căn cứ trên những hạn chế về chất lƣợng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý ĐTXDCB bằng NSNN trên địa bàn.

Nội dung của giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ ở địa phƣơng nhƣ sau:

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng và phát triển quỹ đất thị xã;

76

các chƣơng trình đào tạo, hội thảo…

Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ ở địa phƣơng hàng năm, căn cứ theo những phân tích, đánh giá về

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 78)