L ỜI CẢM ƠN
4.3.3. Nhận dạng thời gian thực
Nghiên cứu thiết kế và luyện mạng nơron trên môi trường Matlab/Simulink với các chuỗi số liệu như sau:
- Công suất phát điện thực tế N te( ),MWh; - Lưu lượng than thực tếW tf ( ), t/h; - Áp suất hơi quá nhiệt P tqn( ), MPa; - Hệ số hiệu chỉnh ( )t .
Tiến hành thiết kế và huấn luyện mạng nơron dựa trên số liệu vận hành thực tế
của tổ máy S1, NMNĐ Duyên Hải 1 ngày 30/7/2018 với hệ số hiệu chỉnh lượng đặt,
áp suất hơi quá nhiệt, lưu lượng than, dao động công suất phát điện được minh họa lần lượt trong Hình 4.16, 4.17, 4.18, 4.19.
Nhận thấy, dao động áp suất hơi quá nhiệt thể hiện kết quả quá trình cháy trong buồng lửa. Quá trình này thay đổi liên tục, phụ thuộc vào các nhiễu quá trình. Những sựthay đổi này phản ánh thông qua hệ số hiệu chỉnh lưu lượng nhiên liệu thực tế cần cấp vào lò hơi.
Hình 4.18. Chuỗi số liệu lưu lượng nhiên liệu phục vụ thiết kế mạng nơron
Hình 4.19. Chuỗi số liệu công suất phát điện phục vụ thiết kế mạng nơron
Quá trình thiết kế mạng nơron 3 tín hiệu đầu vào và 1 tín hiệu đầu ra với 2 lớp
ẩn (lớp thứ nhất có 50 nơron, lớp thứ 2 có 1 nơron). Quá trình huấn luyện được lặp lại 100.000 lần trên môi trường Matlab (Hình 4.20). Mã nguồn theo Phụ lục 6.
Với cấu trúc mạng nơron đã thu được, đầu ra của mạng nơron được xác định qua hàm:
NNout = sim(net,[Công suất phát điện;Lưu lượng than; Áp suất hơi quá nhiệt])
Mô hình mạng nơron trên môi trường Simulink/Matlab như tại Hình 4.21.
Hình 4.21. Mô hình mạng nơron nhận dạng hệ số hiệu chỉnh mạch Fuel Master
Kết quảtính toán đầu ra của mạng nơron ứng với ba đại lượng đầu vào được thể
hiện trên Hình 4.22.
Hình 4.22. Kết quả tính toán của mạng nơron với thời gian luyện thực
Sai lệch giá trị đầu ra mạng nơron và giá trị huấn luyện được mô tả tại Hình 4.23.
Hình 4.23. Sai lệnh tính toán của mạng nơron với thời gian luyện thực Nhận xét:
- Mạng nơron có thể nhận dạng nhu cầu nhiên liệu cấp vào lò hơi ứng với mỗi công suất phát điện và áp suất hơi quá nhiệt xác định, sai lệch tối đa trong khoản 2,7%, giá trị trung bình sai lệch 0,0025%, phương sai đạt 0,24%;
- Xét trên các khoảng thời gian khác nhau ta thu được kết luận: Khi tổ máy biến
động phụ tải lớn, kết quả sai lệch thấp hơn nhiều so với giai đoạn vận hành theo nhiễu. Giá trị sai lệch trong khoảng 0-0,24%.
- Kết quả tính toán mạng nơron gần sát với giá trịđược dùng để huấn luyện, cho
phép xác định hệ sốđiều chỉnh lượng đặt của hệ thống điều khiển cấp nhiên liệu.