Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BAO BÌ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BAO BÌ NHỰA THIỆN NHÂN TẠI TP.HCM (Trang 54 - 58)

 Phân tích nhân tố cho các yếu tố độc lập

Trong nghiên cứu này, sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, các thang đo được đánh giá tiếp bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) 21 biến quan sát được đưa vào phân tích sử dụng phương pháp rút trích nhân tố Principal Component với phép xoay Varimax, đây là phương pháp thường được sử dụng trong phân tích hồi quy. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các nhân tố độc lập được trình bày trong bảng 4.4.

Phân tích tổng hợp 21 biến quan sát của các nhân tố độc lập, kết quả thu được như sau:

Hệ số KMO = 0,813 trong phân tích nhân tố EFA lần thứ nhất, ở mức ý nghĩa Sig. là 0,000 trong kiểm định Bartlett‟s test. Kết quả EFA thu được 5 nhân tố tại Eigenvalue là 1,021. Tuy nhiên, biến “CL4” có 2 hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 nhưng mức chênh lệch giữa 2 hệ số tải nhân tố < 0,3 (0,558;0,554) cho nên biến này không đạt yêu cầu, biến “PV5” có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) nhỏ hơn 0,5 cũng không đạt yêu cầu (xem phụ lục 4). Do đó 2 biến này sẽ bị loại lần lượt và tiến hành 2 lần kiểm định EFA cho các biến còn lại ta được kết quả trong bảng sau:

42 BẢNG 4. 4 - Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập

STT Các khái niệm Biến quan sát Nhân tố Cronbach’s Alpha 1 2 3 4 5 1 Hình ảnh công ty HA2 0,774 0,813 2 HA1 0,762 3 HA4 0,756 4 HA3 0,745 5 Mẫu mã bao bì, kiểu dáng sản phẩm MB1 0,874 0,845 6 MB2 0,822 7 MB3 0,670 8 MB4 0,630 9 Giá cả GC1 0,825 0,762 10 GC2 0,803 11 GC3 0,626 12 GC4 0,582 13 Phục vụ của nhân viên PV1 0,847 0,711 14 PV3 0,778 15 PV2 0,583 16 PV4 0,517 17 Chất lượng sản phẩm CL1 0,855 0,766 18 CL3 0,811 19 CL2 0,649 Eigenvalues 5,878 1,976 1,699 1,523 1,370 Phƣơng sai trích (%) 30,937 41,335 8,940 8,013 7,212

Cumulative (%) 65,500

Sig. 0,000

KMO 0,794

Kết quả phân tích nhân tố lần thứ 3 (lần cuối) cho thấy có 19 biến quan sát được nhóm thành 5 nhân tố. Các biến có trọng số tải nhân tố (Factor loading) đều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực. Hệ số KMO = 0,794 > 0,5 nên phân tích EFA phù hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlett‟s test có mức ý nghĩa 0,000 < 0,05, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Giá trị Eigenvalue = 1,370 > 1 đạt yêu cầu, 19 biến quan sát được nhóm lại thành 5 nhân tố. Phương sai trích được bằng 65,500%, cho biết 5 nhân tố giải thích được 65,500% biến thiên của dữ liêu nghiên cứu. 5 nhân tố được hình thành sau khi phân tích EFA lần cuối cùng đều có giá trị Cronbach‟s Alpha > 0,6 nên 5 thang đo này đạt yêu cầu khi phân tích ở các bước tiếp theo.

Dựa trên mô hình phân tích nhân tố EFA của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Thang đo sự thỏa mãn trong công việc được đo lường bởi 5 thành phần nhân tố như sau:

Nhân tố 1: Chất lƣợng sản phẩm, ký hiệu là “CL”

CL1 Sản phẩm bền, chắc chắn

CL2 Sản phẩm đạt tiêu chuẩn tốt

CL3 Tiêu chuẩn đầu vào của sản phẩm có xuất sứ rõ ràng

Nhân tố 2: Phục vụ của nhân viên, ký hiệu “PV”

PV1 Nhân viên công ty đáp ứng kịp thời khi khách hàng có nhu cầu PV2 Luôn sẵn sàng tư vấn mọi ý kiến của khách hàng

PV3 Nhân viên bán hàng giới thiệu đầy đủ, đúng và kịp thời các chương trình khuyến mại dành cho người tiêu dùng

44 Nhân tố 3: Giá cả, ký hiệu “GC”

GC1 Giá cả rất phù hợp với chất lượng sản phẩm

GC2 Giá cả rất cạnh tranh so với các sản phẩm của công ty khác

GC3 Giá cả ổn định, ít biến động

GC4 Công ty không thu thêm phụ phí

Nhân tố 4: Nhân tố mẫu mã bao bì, kiểu dáng sản phẩm, ký hiệu “MB”

MB1 Thông tin trên bao bì được trình bày đẹp - đầy đủ

MB2 Sản phẩm của công ty, tôi có thể hình dung ra ngay

MB3 Kiểu dáng bao bì đẹp, tinh tế, rõ ràng

MB4 Logo của các sản phẩm của công ty rất dễ nhận biết và dễ nhớ

Nhân tố 5: Nhân tố hình ảnh công ty, ký hiệu “HA”

HA1 Công ty luôn giữ chữ tín đối với khách hàng

HA2 Công ty luôn đi đầu trong công tác cải tiến và hoạt động xã hội HA3 Công ty có các hoạt động marketing hiệu quả và ấn tượng HA4 Công ty hay tổ chức sự kiện tri ân khách hàng vào các dịp lễ,

tết

 Phân tích nhân tố cho các yếu tố phụ thuộc

Thực hiện phân tích EFA theo phương pháp trích yếu tố Principal component với phép xoay Varimax.

BẢNG 4. 5 - Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc

STT Biến quan sát Sự hài lòng của khách hàng

1 SHL1 0,844

2 SHL2 0,836

3 SHL3 0,817

Cronbach alpha 0,836

Sig. 0,000

KMO 0,808

Eigenvalues 2,691

Phƣơng sai trích (%) 67,269%

Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc cho thấy có 4 biến quan sát được nhóm thành 1 nhân tố. Các biến có trọng số tải nhân tố (Factor loading) đều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong nhân tố biến phụ thuộc, chúng có ý nghĩa thiết thực. Hệ số KMO = 0,808 > 0,5 nên phân tích EFA phù hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlett‟s test có mức ý nghĩa 0,000 < 0,05, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Giá trị Eigenvalue = 2,694 > 1 đạt yêu cầu, 4 biến quan sát được nhóm lại thành 1 nhân tố. Phương sai trích được bằng 67,269%, cho biết nhân tố biến phụ thuộc giải thích được 67,269% biến thiên của dữ liêu nghiên cứu. Nhân tố được hình thành sau khi phân tích EFA cho biến phụ thuộc có giá trị Cronbach‟s Alpha > 0,6 nên thang đo này đạt yêu cầu khi phân tích ở các bước tiếp theo.

Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA):

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt chấp nhận được, phân tích EFA là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Qua phân tích nhân tố EFA, biến quan sát “CL4” trong nhân tố “Chất lượng sản phẩm” và “PV5” trong nhân tố “Phục vụ của nhân viên”không đo lường độ chính xác của khái niệm nên 2 biến này đã bị loại, 5 nhân tố với các biến quan sát còn lại không đổi. Vì chỉ có biến quan sát “CL4” và “PV5” bị loại nên không ảnh hưởng đến nhân tố “Chất lượng sản phẩm” và nhân tố “Phục vụ của nhân viên” nên mô hình nghiên cứu đề xuất được giữ nguyên và không cần hiệu chỉnh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BAO BÌ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BAO BÌ NHỰA THIỆN NHÂN TẠI TP.HCM (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)