9. Cấu trúc luận văn
1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học theo định hướng phát
phát triển năng lực học sinh.
KTĐG thường xuyên được tiến hành trong quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập. Quản lý KTĐG phải dựa trên mục tiêu giáo dục THCS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập; hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh.
Chỉ đạo giáo viên KTĐG theo định hướng phát triển năng lực: Chỉ đạo giáo viên vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng coi trọng phát triển năng lực. Kiểm tra, đánh giá không chỉ tập trung vào việc xem học sinh học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm tra học sinh đó học như thế nào, có biết vận dụng không; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học. Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học và phân phối chương trình các môn học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thực hiện theo thông tư 26/2020/TT-BGDDT.
Công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng của hiệu trưởng các trường THCS phải đảm bảo các nội dung sau: Quán triệt, hướng dẫn giáo viên, học sinh thực hiện nghiêm túc Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh hiện hành theo thông tư 26/2020. Tập huấn giáo viên về đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực, thực hiện đa dạng các phương pháp, HTTC dạy học, ra đề theo ma trận, đảm bảo sự phân hóa học sinh. Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng khả năng tự đánh giá cho học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau.
Tóm lại, hiệu trưởng phải xác định rõ vai trò lãnh đạo, hướng dẫn định hướng cho đội ngũ giáo viên và các bên liên quan thực hiện chương trình dạy học, giáo dục đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Khi triển khai chương trình giáo dục phổ
thông 2018, giáo viên sẽ rất cần đến sự hỗ trợ từ hiệu trưởng, sự hỗ trợ này sẽ giúp giáo viên hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy, triển khai kế hoạch thực hiện dạy học, giáo dục đảm bảo thời gian và đạt chất lượng cao nhất. Ngoài ra, hiệu trưởng còn giữ vai trò giám sát, giúp phát hiện và điều chỉnh kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của giáo viên sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện nhà trường, đảm bảo chương trình dạy học, giáo dục được thực hiện đúng qui định, đạt được mục tiêu giáo dục cấp học. Một yêu cầu khác đối với hiệu trưởng trường trung học cơ sở trong thực hiện chương trình giáo dục là thực thi quyền tự chủ trong thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường ở tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường đến việc thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá.