9. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Yếu tố khách quan
1.5.2.1. Nhận thức của giáo viên về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Những nhân tố khách quan tác động đến sự phát triển của giáo viên xuất phát từ sự thay đổi về môi trường giáo dục, sự thay đổi của học sinh, sự thay đổi giá trị của nhà trường và giá trị của người thầy giáo, sự thay đổi nhu cầu, sự phát triển của các thành tựu Khoa học quản lý giáo dục. Trước sự phát triển của đa phương tiện truyền thông, sự thay đổi sứ mạng người thầy cùng với mối quan hệ giữa dạy và học được thay đổi căn bản. Người giáo viên phải thay đổi nhận thức về vị trí người dạy và người học, dạy học hướng vào người học. Người thầy không còn giữ vai trò là nguồn cung cấp sự hiểu biết duy nhất mà phải hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tìm tòi lĩnh hội kiến thức thông qua tự học, tự đánh giá.
Người giáo viên cần xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở, điều kiện nhà trường, địa phương, năng lực của đội ngũ giáo viên... Xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp đặc điểm học sinh từng lớp, điều kiện thực tế của nhà trường để đạt được các yêu cầu theo qui định của chương trình giáo dục trung học cơ sở.
1.5.2.2. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên
Trong nhà trường, giáo viên là lực lượng chủ đạo để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Người thầy phải nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới giáo dục, vận dụng nội dung, biện pháp vào quá trình dạy học mang lại hiệu quả, có phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, tâm huyết, năng động, sáng tạo, tất cả vì học sinh thân yêu.
giáo dục mong đợi cần đạt, lựa chọn các việc cần làm, cách làm, phân bổ các nguồn lực cho mỗi công việc và sắp xếp theo tiến độ hợp lý để thực thi kế hoạch dạy học, giáo dục hiệu quả.
Trong khi yêu cầu của bối cảnh hiện nay là tăng cường các kỹ năng để bảo đảm sự thích ứng, sự chuyển đổi. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thể hiện sự giao thoa về tri thức giữa các lĩnh vực khác nhau. Do đó, đội ngũ giáo viên phải có vốn tri thức và kỹ năng tích hợp. Bản thân họ phải “hội nhập” trước khi dạy cho học sinh hội nhập.
1.5.2.3. Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất ,thiết bị dạy học và hạ tầng công nghệ thông tin
Điều kiện về CSVC, trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ công tác dạy học là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Việc quản lý hoạt động dạy học của người quản lý sẽ mang lại hiệu quả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang, đúng quy định, điều kiện và phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại như: có đủ lớp học, phòng học bộ môn, phòng chức năng, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học, sách tham khảo, Internet... và cảnh quan nhà trường "xanh - sạch - đẹp" sẽ tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên rèn luyện chuyên môn, đặc biệt là công tác dạy và học. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo để sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, tăng cường bổ sung đảm bảo đủ điều kiện cho dạy và học thì mới nâng cao chất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học trong từng giai đoạn, từng thời kì… Các điều kiện về CSVC, trang thiết bị đồ dùng dạy học có vai trò như vật trung gian, chất xúc tác giữa giáo viên và học sinh làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học. Với sự hội đủ của các điều kiện trên sẽ góp phần đảm bảo cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao nhất.
1.5.2.4. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Hoạt động dạy học cũng như các hoạt động khác trong xã hội đều chịu sự tác động của yếu tố môi trường. Môi trường học tập cần được tạo ra ở nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội của địa phương, mối quan hệ giữa gia đình- nhà trường-xã hội, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường, tạo sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh về sự đoàn kết. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo là kim chỉ nam cho mọi thành công trong dạy học của nhà trường, định ra phương hướng, khắc phục tồn tại, điều chỉnh đưa ra các giải pháp thực thi, hiệu quả giúp nhà trường đạt mục tiêu đề ra.
Tóm lại, muốn thực hiện thành công việc quản lý HĐDH ở trường THCS trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đòi hỏi phải thực hiện và đảm bảo mối quan hệ tương tác giữa ba thành tố cơ bản: quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạt động
học và quản lý môi trường dạy học.
Tiểu kết chương 1
Chương I đã đề cập đến những vấn đề như sau:
Qua tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển đã quan tâm đến hoạt động dạy và học, nhất là đổi mới hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực người học và xem đó là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, điều kiện, ICT trong hoạt động dạy và học gắn với thực tiễn và nhu cầu thiết thực của từng giáo viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại.
Các nghiên cứu trong nước cũng đã đưa ra những vấn đề đổi mới dạy và học theo định hướng phát triển năng lực người học tiếp cận theo các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người CBQL để đạt được mục tiêu giáo dục. Các khái niệm cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học đã góp phần tích cực nhằm đổi mới hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Đặc biệt, các tác giả đều đề cập đến việc đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, kiểm tra đánh giá, ứng dụng ICT vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường .
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về QLGD, tác giả nhận thấy quản lý hoạt động dạy học nói chung, quản lý HDDH theo định hướng pháttriển năng lực nói riêng là một nội dung hoạt động quan trọng của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Quản lý tốt hoạt động dạy học giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, góp phần thực hiện sứ mệnh của nhà trường. Do vậy, kết quả nghiên cứu ở chương 1 là luận cứ quan trọng cho tác giả nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai, đánh giá đúng những điểm mạnh, điểm yếu của các nhà trường, đề xuất được những biện pháp quản lý HĐDH ở các trường THCS trên địa bàn phù hợp để đạt hiệu quả cao.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐAK ĐOA TỈNH GIA LAI 2.1. Thiết kế và tổ chức khảo sát thực tiễn
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh của hiệu trưởng các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai, qua đó xác định được những ưu điểm, bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những công tác này để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Thực trạng HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
Thực trạng quản lý hoạt HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh của các CBQL tại các trường THCS.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến CBQL, giáo viên, học sinh làm sáng tỏ biện pháp quản lý HĐDH tìm ra nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu hồ sơ nhà trường, các tài liệu, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh của hiệu trưởng và kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo án của giáo viên.
Phương pháp điều tra viết: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh của hiệu trưởng các trường THCS.
Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thống kê, tổng hợp, phân tích thông tin (số liệu) thành các biểu bảng để thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu, nhận xét.
2.1.4. Đối tượng khảo sát
Bảng 2.1. Phân bố mẫu khảo sát thực trạng
STT Đối tượng Số
lượng Ghi chú
1 Hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng 32 Cán bộ quản lý trường THCS
2 Tổ trưởng TCM 20 Bộ môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội…
3 Giáo viên 80 Giáo viên đang giảng dạy các bộ môn
Tổng cộng 132
Đối tượng khảo sát là CBQL cấp trường, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn của các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa.
Để đánh giá thực trạng việc quản lý công tác dạy và học của các nhà trường THCS trên địa bàn huyện, chúng tôi đã gửi phiếu xin ý kiến của CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn của 17 trường THCS trên địa bàn nghiên cứu về một số mặt cụ thể trong hoạt động quản lý công tác dạy và học của các nhà trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.1.5. Xử lý kết quả khảo sát
Phương pháp thống kê toán học
Nhận, kiểm tra phiếu khảo sát có hợp lệ hay không, phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, loại bỏ các phiếu chỉ trả lời một phương án khảo sát. Sau đó, phân loại các loại phiếu theo đối tượng khảo sát, nhập vào bảng tính excel, thống kê số lượng trả lời từng phương án theo từng câu theo từng đối tượng khảo sát.
Khảo sát về các mức độ: đúng/ phù hợp/ tốt/ quan trọng trong luận văn quy định điểm như sau:
- Điểm 3: Rất đúng/ Rất phù hợp/ Tốt/ Rất quan trọng - Điểm 2: Bình thường/ Trung bình
- Điểm 1: Không đúng/ Không phù hợp/ Yếu/ Không quan trọng Xử lý số liệu bằng công thức tính giá trị trung bình:
𝑋̅ = ∑ 𝑓𝑖. 𝑥𝑖
𝑛 𝑖=1
𝑛 Trong đó 𝑋̅: điểm trung bình;
fi: số người tham gia đánh giá mức độ i; xi: điểm mức độ i;
n: tổng số người tham gia đánh giá. Các nhận định mức độ được xác định như sau: - Loại Tốt: 2,5 < 𝑋̅< 3,0
- Loại Khá: 1,5 < 𝑋̅< 2,5
- Loại Trung bình, Yếu: 1,0 < 𝑋̅< 1,5
Từ việc tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên THCS ở huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai, chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học, nhằm xử lý các số liệu đã thu thập, phân tích, so sánh đánh giá kết quả, các yếu tố ảnh hưởng để rút ra được kết quả khảo sát. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THCS.
2.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục – đào tạo của huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai của huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai
2.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đak Đoa
Huyện Đăk Đoa được thành lập theo Nghị định số 37/2000/NĐ-CP ngày 21-8- 2000 của Chính phủ trên cơ sở phần đất phía tây của huyện Mang Yang cũ (phía đông thành phố Pleiku), là một huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Gia lai. Với diện tích 988,66 km2; Dân số 123.908 người (số liệu thống kê năm 2019). Là đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn gồm 1 thị trấn và 16 xã.
Trong 5 năm (từ 2015- 2020), kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người đạt 43,4 triệu đồng, tăng 1,45 lần so với năm 2015. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 62.299 triệu đồng, tăng 172,3% so với năm 2015. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, người đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên một cách rõ rệt. Hoàn thành tốt công tác quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xóa đói, giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 5 năm qua.
Trong 05 năm tới (2021- 2025), huyện chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn...Tập trung khai thác mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, nỗ lực phấn đấu thực hiện hai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tích cực đổi mới,nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị. Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường hằng năm: 99%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Đạt 60% (33/55 trường); tỷ
lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3%; Duy trì 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế; Chủ động nắm chắc tình hình, giữ vững ổn định chính trị- xã hội.
2.2.2. Tình hình phát triển về giáo dục và đào tạo của huyện Đak Đoa
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo của huyện đã có bước phát triển; phong trào xã hội hóa giáo dục được quan tâm; trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư, phương pháp dạy và học được chú trọng đổi mới. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh ở các bậc học. Kết quả chất lượng giáo dục ở các bậc học có sự chuyển biến tích cực. Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THCS trong huyện đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới KTĐG và đạt được những kết quả bước đầu.
17 trường THCS Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020
Tổng số GV 340 333 334 Trình độ ThS 1 1 2 Trình độ ĐH 268 271 279 Trình độ CĐ 71 61 53 Năm Học Tổng số học sinh Chất lượng 2 mặt giáo dục Hạnh kiểm Học lực Tốt % Khá % Trung bình % Yếu % Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 2017- 2018 7242 5142 71 1866 25.8 229 3.16 5 0.07 749 10.3 2327 32.1 3814 52.7 346 4.8 6 0.1