Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 100 - 102)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất dựa trên những nguyên tắc: đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa, tính thực tiễn, tính cần thiết và khả thi và tính đồng bộ. Vì vậy, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Mỗi biện pháp có thế

mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình quản lý giáo dục. Việc đề xuất các biện pháp được thực hiện theo một trình tự, có nghĩa là biện pháp trước là tiền đề của biện pháp sau. Trong quá trình thực hiện chúng đan xen, hòa quyện, hỗ trợ nhau, tương tác với nhau và thúc đẩy nhau trong một quá trình phát triển. Hệ thống các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.

Khi quản lý HĐDH trong nhà trường, Hiệu trưởng phải tiến hành các biện pháp một cách có đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Hiệu trưởng phải xác định rõ vai trò trò lãnh đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình dạy học, giáo dục; Định hướng cho đội ngũ giáo viên và các bên liên quan trong quá trình dạy học, giáo dục để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.

Biện pháp “Lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở” là biện pháp mang tính đột phá, mở đường cho quá trình đổi mới quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở”, “Nâng cao nhận thức về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở” được coi là các biện pháp trọng tâm, đặt nền tảng cho quá trình quản lý vận hành theo đúng kế hoạch và hướng theo mục tiêu đã đề ra. Các biện pháp “Tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở”“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở” là điều kiện cho quá trình thực hiện công tác quản lý. Biện pháp “Chỉ đạo huy động các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở” nhằm đánh giá thực chất kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực, từ đó điều chỉnh, bổ sung cho quá trình quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực vận hành đúng quỹ đạo đã vạch ra và làm căn cứ để lập kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)