Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 75)

9. Cấu trúc luận văn

2.6.2. Các yếu tố khách quan

2.6.2.1. Nhận thức của giáo viên về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Người giáo viên phải hiểu được phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển không chỉ qua nội dung mà còn là sự cộng hưởng, giao thoa giữa cảm xúc, thái độ, hành vi của tập thể học sinh. Do đó, trong hoạt động giáo dục, giáo viên không chỉ tập trung vào một học sinh mà cần hướng đến cả tập thể học sinh để tạo hiệu ứng, tạo cộng hưởng, giao thoa giữa các học sinh với nhau. Giáo viên cần xác định các tiêu chí và những biểu hiện của năng lực tự chủ trong học tập của học sinh. Vì năng lực tự chủ và tự học là năng lực cơ bản giúp mỗi cá nhân có thể học tập suốt đời và làm chủ bản thân. Nói cách khác, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực về bản chất là tạo môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được vận dụng kiến thức, kĩ năng và được thể hiện thái độ của mình.

2.6.2.2. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên

Giáo viên phải là những người có kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn, là những chuyên gia về lý luận và thực tiễn dạy học, giáo dục. Họ phải là những người tiên phong trong đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH và KTĐG. Đổi mới PPDH để đảm nhận vai trò “dẫn đường” cho hành trình thu nhận kiến thức, kỹ năng trong “con đường” học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Thiết lập mạng lưới GVCC từ cấp trường trên cơ sở các tổ trưởng bộ môn làm nòng cốt, lựa chọn thêm những giáo viên giàu kinh nghiệm, có uy tín chuyên môn, nhiệt tình, có kỹ năng về CNTT, ngoại ngữ vào đội ngũ GVCC. Lực lượng GVCC được thiết lập và hoạt động theo cơ chế “mở”, có sự kế thừa và luân phiên.

2.6.3.3. Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ICT

và có chất lượng; tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm, lao động tập thể cho học sinh để hình thành năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động. Bố trí phòng máy tính kết nối Internet cho học sinh truy cập, khai thác hoạt động học tập.

Việc huy động và sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Có thiết bị dạy học tốt thì giáo viên mới có thể triển khai được quá trình dạy học khoa học, lôi cuốn được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình học tập và học sinh cũng có cơ hội tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực.

Mỗi giáo viên phải hiểu rằng việc ứng dụng ICT vào dạy học từ việc xây dựng nguồn học liệu đến việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, video… đến việc tạo ra môi trường học tập không còn giới hạn trong một lớp học cụ thể mà mở ra một “thế giới học tập” mọi lúc, mọi nơi làm cho phương thức học tập thay đổi đưa đến hiệu quả cao trong bồi dưỡng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh..

2.6.2.4. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Nguồn kinh phí các trường chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, công tác xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn, CSVC một số trường có điều kiện kinh tế khó khăn còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Kinh tế xã hội ở địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học và giáo dục của các nhà trường. Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến con em mình về thời gian cũng như điều kiện học tập và thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh vì bận lo kinh tế gia đình. Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực người học của phụ huynh chưa đạt yêu cầu, chưa phát huy được vai trò của gia đình trong việc quản lý, đôn đốc học sinh học tập ở nhà.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng và căn cứ lý luận của đề tài, chúng tôi đã rút ra những kết quả về quản lý hoạt động dạy học của các trường THCS huyện Đak Đoa như sau:

Các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục THCS hiện hành, đồng thời có chỉ đạo tiếp cận dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các tổ/nhóm chuyên môn và một số giáo viên đã bước đầu xây dựng được một số chuyên đề dạy học và đưa vào áp dụng, đạt kết quả nhất định. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cơ bản được quản lý chặt chẽ, đảm bảo giữ vững được nền nếp dạy học. Công tác đổi mới HTTC, phương pháp, KTDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện và được thể hiện có hiệu quả ở một số giờ dạy. Nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc thi cho học

sinh tham gia và rèn những năng lực riêng cho mỗi học sinh ở từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, CBQL thực hiện các biện pháp chưa đồng bộ, việc tổ chức đa dạng các hình thức dạy học và các cuộc thi không thường xuyên, nặng về nhồi nhét kiến thức, thiếu các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, việc đổi mới PPDH còn mang tính hình thức.

Giáo viên các nhà trường đã từng bước đa dạng hóa các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng thông tư. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế hiện hành.

Công tác quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh của các nhà trường đã được CBQL quan tâm; các nhà trường đều tập trung vào người học, vì mục tiêu nâng cao chất lượng học tập, lấy kết quả học tập học sinh làm thước đo đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên; Để việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt kết quả như mong muốn, cần có những biện pháp quản lý của người hiệu trưởng trên cơ sở phát huy những mặt tích cực, khắc phục những vấn đề còn hạn chế của thực trạng.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐAK ĐOA TỈNH GIA LAI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các biện pháp quản lý HĐDH truyền thống, áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý giáo dục, cập nhật tính hiện đại để đề xuất các biện pháp quản lý cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Việc đề ra hệ thống các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS đòi hỏi phải căn cứ vào thực trạng công tác quản lý HĐDH của các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa trong những năm qua. Ngoài ra, các biện pháp quản lý dạy học phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong đó có chất lượng dạy và học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Mỗi biện pháp quản lý hoạt động dạy học được coi là một thành tố của hệ thống biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong quản lý hoạt động dạy học cũng như quản lý giáo dục nói chung. Hay nói cách khác, các biện pháp quản lý đưa ra phải được tổ chức một cách hợp lý sao cho tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình dạy học nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình dạy học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, sự vận hành của mỗi thành tố đó phải đảm bảo trong mối tương tác qua lại hữu cơ, gắn bó với nhau sao cho hiệu quả của mỗi biện pháp phối hợp lại sẽ đem lại sự phát triển tối ưu của hệ thống.

Tập hợp các biện pháp đưa ra phải lấy mục tiêu cấp học làm mục tiêu cần đạt, phải liên hệ chặt chẽ ăn khớp với nhau một cách logic, làm thành một thể thống nhất, tạo nên một sự phối hợp nhịp nhàng của các biện pháp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải cụ thể hóa đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo định hướng của ngành, của địa phương nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục hạn chế, đồng thời tận dụng được cơ hội để vượt qua được các thách thức khơi gợi được nội lực của tập thể để nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng quản lý hoạt động dạy học.

Để phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nhà trường cần xây dựng mô hình giáo dục và các hình thức dạy học ở trường phải phong phú, đa dạng, gắn với thực tiễn của cuộc sống và phong trào giáo dục của địa phương.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Hiệu quả là kết quả đích thực”. Như vậy, hiệu quả biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng là kết quả đích thực của biện pháp quản lý hoạt động dạy học đó mang lại góp phần đạt được mục tiêu trong hoạt động dạy học ở các trường THCS. Hiệu quả của biện pháp quản lý hoạt động dạy học được thể hiện ở các đặc trưng: Kết quả đạt được của biện pháp quản lý hoạt động dạy học phải hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; Kết quả biện pháp quản lý hoạt động dạy học phải có tác động đến cả quá trình quản lý, tác động tới tất cả các đối tượng của quá trình dạy học, làm biến đổi chất lượng dạy học trong các nhà trường THCS.

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng phải thực hiện được và mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường THCS. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học được đo bởi hiệu quả từ các biện pháp quản lý đó mang lại.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh chỉ thành công khi có được sự nhận thức đúng đắn của đội ngũ giáo viên về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của việc đổi mới. Giáo viên phải hiểu rõ và nắm vững mục đích của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và thực hiện theo đúng mục đích đó, đồng thời nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn để kết quả đạt được tốt hơn. Trên cơ sở đó, giáo viên có thái độ đúng đắn, nắm rõ được nhiệm vụ, vị trí, chức trách của mình trong việc đổi mới HĐDH, từ đó tạo động lực tích cực trong đổi mới PPDH, thoát khỏi sự trì trệ lạc hậu, vượt qua được những khó khăn, thử thách đang gặp phải.

CBQL có nhận thức, quan điểm đúng về tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, biến các nhận thức, quan điểm này thành hành động cụ thể trong quản lý hoạt động dạy học, PPDH của giáo viên, góp phần nâng cao NLNN và chất lượng giáo viên của nhà trường. Ngoài ra, với tư cách đối tượng được bồi dưỡng, CBQL cũng như giáo viên sẽ quan tâm đến việc bồi dưỡng của bản thân, tích cực tham gia các khóa học, khóa bồi dưỡng với thái độ tích cực, nhiệt tình và có hiệu quả hơn.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

toàn diện giáo dục đào tạo, đặc biệt là đổi mới từ dạy học định hướng nội dung sang định hướng năng lực học sinh tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Trong đó các văn bản cần phổ biến là Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI), Nghị quyết 44 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29; các văn bản chỉ đạo của ngành, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giúp giáo viên hiểu rõ sự khác biệt cơ bản giữa cuộc đổi mới giáo dục lần này với những lần cải cách, đổi mới giáo dục trước đó.

Giúp cho giáo viên nhà trường hiểu ý nghĩa và giá trị của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc đổi mới dạy học; tạo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên niềm tin vào sự thành công của đổi mới giáo dục và tạo động lực để mọi người tích cực tham gia vào quá trình đó. Xóa bỏ quan niệm làm theo phong trào, miễn cưỡng thực hiện trong tâm lý của nhiều giáo viên; xác định được các nhiệm vụ cơ bản của hiệu trưởng trường trung học cơ sở trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục theo chương trình GDTHCS 2018.

Quản trị hoạt động dạy, giáo dục là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục học sinh thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Nội dung của các biện pháp này nhằm giúp cho đội ngũ CBQL và giáo viên hiểu rõ được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của giáo viên THCS thông qua việc học tập, trao đổi, bồi dưỡng giáo viên theo những định hướng như sau:

Nắm vững đường lối chủ trương, chiến lược chính sách đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay; nhất là những chủ chương, đường lối, chiến lược chính sách đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng. Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên THCS trong hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Quán triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của giáo viên; xác định rõ việc học tập đáp ứng năng lực cho giáo viên THCS.

Hình thành nhận thức đúng về hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực giáo viên THCS là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp dạy học, năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn. Thống nhất trong nhận thức, trong chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện hoạt bồi dưỡng đó là một bộ phận của công tác cán bộ, chịu sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Giúp cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn vai trò, tầm

quan trọng của quản lý hoạt động hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đó là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Giúp cho giáo viên THCS nhận thức được việc tự học, phấn đấu nâng cao năng, phẩm chất đạo đức, lối sống là hàng đầu, là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và công tác đối với mỗi giáo viên ở trường THCS. Đó cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)