9. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Mục tiêu hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin hở
Mục tiêu là kết quả được hình dung trước mà hoạt động dạy học cần đạt được. Khi đặt ra mục tiêu cần chú ý đến đặc điểm đối tượng và các yếu tố khác có đảm bảo việc đạt được mục tiêu hay không.
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp ”[8]. Mục tiêu đã thể hiện rõ yêu cầu đổi mới và nội dung đổi mới.
Về yêu cầu đổi mới, kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống.
Về nội dung đổi mới, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới trong Thông tư 32/2018/TT- BGDĐT nêu rõ “Mục tiêu chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động” [36]. Trong chương trình định hướng nội dung, mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được. Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục; mục tiêu thể hiện ở hai nội dung đó là giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc,
học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình. Còn đối với chương trình hiện hành việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp trung học phổ thông vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Yêu cầu đặt ra đối với giáo viên THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục đó là: Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, yêu cầu người giáo viên phải đổi mới cách tiếp cận các thành tố của quá trình dạy học.
1.3.2. Nội dung hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở