8. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Phương pháp điều tra, trưng cầu ý kiến để thu nhập thông tin, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn. Quan sát, phỏng vấn, lấy ý kiến của chuyên gia... nhằm tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ đội ngũ các bộ quản lý và những người làm công tác giáo dục ở các trường THPT.
2.1.4. Đối tượng khảo sát và xử lý số liệu
a. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát được tiến hành tại 04 trường THPT trong năm 2019-2020
THPT Khongxedon THPT Khamthong THPT Làumixay Các mức độ Thang điểm quy ước Điểm trung bình
Yếu/ không hiệu quả/không quan trọng 1 điểm 1 - 1,75 điểm Trung bình/ ít hiệu quả/ít quan trọng 2 điểm 1,76 – 2,50 điểm Khá/ hiệu quả/quan trọng 3 điểm 2,51 – 3,25 điểm Tốt/ Rất hiệu quả/rất quan trọng 4 điểm 3,26 – 4,0 điểm
THPT Cạnhkhôn
Với: 8 CBQL; 100 GV; 20 Phụ huynh; 4 Địa phương và 240 HS thuộc các lớp 10, 11, 12.
Bảng 2.1. Số lượng phiếu khảo sát cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh ở các trường THPT STT Trường THPT Cán bộ QL Giáo viên Học sinh Phụ huynh Địa phương Tổng 1 Khongxedon 2 25 60 5 1 93 2 Khamthong 2 25 60 5 1 93 3 Làumixay 2 25 60 5 1 93 4 Cạnhkhôn 2 25 60 5 1 93 Tổng 8 100 240 20 4 372 b. Xử lý kết quả khảo sát
Nhập dữ liêu thô bằng chương trình bảng tính Excel, mỗi mục con một cột. Mỗi cột theo các giá trị: 0, 1, 2, 3, 4, 5, ... theo thang mức độ. Dùng hàm COUNTIF đếm số người chọn theo các giá trị trong từng mục.
Sau khi kiểm tra, sắp xếp câu hỏi, chúng tôi dùng bảng tính Excel để xử lý thống kê số liệu, tính điểm trung bình, tỷ lệ phần trăm của từng nội dung câu hỏi khảo sát.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các công thức: - Tính trung bình cộng: j X = n i i n i i f x f i 1 1
Dùng tổng điểm từng tiêu chí để so sánh các lựa chọn của tổng khách thể được nghiên cứu. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần hoặc tăng dần để dễ nhìn thấy.
Dùng tỷ lệ phần trăm của các đối tượng điều tra khác nhau để so sánh và vẽ biểu đồ các mục điều tra giống nhau.
2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Khongxedon là một huyện nằm ở phía tây của tỉnh Salavăn, và phía bắc giáp với huyện La khon pheng, phía nam giáp với huyện Xa na sôm bun (tỉnh Champasak), phía đông giáp với huyện Va py và huyện Làu ngam và phía tây giáp với sông Mê Kong và U bun lat sa tha ni (Thái Lan), huyện có quốc lộ số 13 nam là trục giáo thông chính của huyện nối liền giữa hai vùng kinh tế trọng điểm là tỉnh Savannakhet ở phía bắc và tỉnh
Champasak ở phía nam, huyện Khongxedon cách thị xã Salavăn khoảng 70 km về phía đông. Huyện Khongxedon có diện tích 806 km2 , chia thành 2 vùng như: đồng bằng chiếm 97 % và cao nguyện chiếm 3 % của tổng diện tích. Huyện có 84 bản làng, gồm có 16,036 hộ, trong đó có 126 hộ nghèo. Dân số toàn huyện có 70,122 người (2020), mật độ dân số 86 người/Km2, có 2 dân tộc, trong đó dân tộc Lào Lùm chiếm 95 %.
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn
Huyện Khongxedon là một trong những huyện trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Salavăn. Nền kinh tế của huyện có bước phát triển bền vững, ở mức 8.05 %. Tổng GDP đạt 810.74 tỷ Kịp, trong đó lĩnh vực nông – lâm nghiệp chiếm 56.5 %, công nghiệp chiếm 18% và dịch vụ chiếm 25.5 % của GDP. Thu nhập trung bình 1,319 đôla/người/năm.
Nhìn chung bộ mặt nông nghiệp - nông thôn - nông dân Khongxedon đang có nhiều thay đổi, văn hoá - xã hội có bước chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên.
2.2.3. Tình hình văn hóa - giáo dục trung học phổ thông huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn
Quy mô giáo dục trong những năm gần đây tiếp tục được duy trì, ổn định và từng bước hoàn chỉnh. Mạng lưới trường học đuợc phân bố rộng khắp trong toàn huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân; Dưới sự chỉ đạo, đầu tư của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc chất lượng GD&TT ngày càng được nâng lên; Phong trào xây dựng xã hội học tập và xã hội hoá giáo dục (XHHGD) đã có bước tiến đáng kể cả về nhận thức, cả về đầu tư toàn diện; CSVC - TBDH ngày càng được tăng cường ở mức cao...
Huyện Khongxedon có 04 trường THPT gồm: trường THPT Khongxedon, trường THPT Khamthong, trường THPT Làumixay, trường THPT Cạnhkhôn. Ngoài ra, huyện có 12 trường THCS, 81 trường Tiểu học và 10 trường Mầm non tại các bản làng, huyện. Công tác xã hội hóa giáo dục được các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như đoàn thể xã hội quan tâm. Các lực lượng xã hội cùng với nhà trường phối hợp để nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng mục tiêu giáo dục quốc dân và xu thế hội nhập quốc tế.
Tuy vậy, ngành GD&TT huyện Khongxedon còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Ở một số vùng khó khăn, tỷ lệ huy động HS trong độ tuổi đến lớp ở cấp THCS, THPT còn thấp, số HS bỏ học và đi học không chuyên cần còn cao. Chất lượng giáo dục về văn hóa chưa đồng đều giữa các vùng, cơ sở vật chất ở một số trường chưa được đầu tư kiên cố hóa, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Bảng 2.2. Số lượng cán bộ giáo viên và học sinh các trường THPT năm học (2019-2020) TT TÊN TRƯỜNG SỐ CBQL SỐ GV SỐ LỚP SỐ HS 1 THPT Khongxedon 2 47 23 790 2 THPT Khamthong 2 30 17 623 3 THPT Làumixay 2 27 11 383 4 THPT Cạnhkhôn 2 19 9 315 Tổng cộng 8 123 60 2111
(Nguồn từ Phòng Kế hoạch -Thống kê, Phòng GD&TT huyện Khongxedon)
Về kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trường THPT 3 năm gần đây
Năm học Tổng số học sinh Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2017 - 2018 2389 1214 50.8 745 31.2 392 16.4 38 1.6 2018 - 2019 2335 1249 53.5 712 30.5 334 14.3 40 1.7 2019 - 2020 2111 1235 58.5 587 27.8 521 11.9 38 1.8
(Nguồn từ Phòng Kế hoạch -Thống kê, Phòng GD&TT huyện Khongxedon)
Nhìn vào kết quả trên, chúng tôi thấy điều đáng mừng là số HS có hạnh kiểm tốt ngày càng tăng (sau 3 năm tăng 7.7%). Đa số các em HS đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu học tập tốt. Nhưng thực tế số liệu điều tra cũng làm cho cũng làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Đó là số HS có hạnh kiểm yếu cũng tăng lên (sau 3 năm là 0.2%). Các em HS này đa số là HS lười học, ỷ lại, ham chơi, hay bỏ giờ, cúp tiết, có học lực yếu kém. Trong nền kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội, sách báo phim ảnh không lành mạnh đang ảnh hưởng tới lối sống, nhận thức của thế hệ trẻ. Với thực tế này, hơn bao giờ hết, nhà trường, gia đình và xã hội phải quan tâm tới vấn đề GDĐĐ cho thế hệ trẻ. Toàn xã hội phải đồng tâm hiệp lực xây dựng một môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh, tạo điều kiện cho HS THPT tu dưỡng, rèn luyện, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những người công dân chân chính có ích cho xã hội.
Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực của học sinh các trường THPT 3 năm gần đây
Năm học Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2017 - 2018 2389 136 5.7 819 34.3 1283 53.7 151 6.3 2018 - 2019 2335 135 5.8 799 34.2 1252 53.6 149 6.4 2019 - 2020 2111 133 6.3 743 35.2 1081 51.2 154 7.3
Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục toàn diện bậc THPT huyện Khongxedon đã đạt được kết quả nhất định. Tỷ lệ HS đạt học lực khá giỏi tăng lên (trên 1.5 %), nhưng số HS có học lực yếu kém cũng tăng dù không cao. Điều đó chứng tỏ có sự đánh giá, phân loại học lực của HS rõ ràng, khách quan, tương ứng với số HS lười học, ý thức đạo đức kém.
2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng GDĐĐ cho học sinh
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức tầm quan trọng của hoạt động giáo dục GDĐĐ, tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến đội ngũ CBQL, GV, HS, PH và địa phương các trường THPT huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn, kết quả khảo sát được tổng hợp bên dưới:
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng về tầm quan trọng GDĐĐ cho học sinh
TT Mức độ Cán bộ, GV (n=108) Học sinh và PH (n=264) SL % SL % 1 Rất quan trọng 45 41.7 104 39.4 2 Quan trọng 54 50 143 54.2 3 Ít quan trọng 9 8.3 10 3.8 4 Không quan trọng 0 0 7 2.6 Theo kết quả khảo sát trên, CBQL, GV, HS, PH và địa phương điều thu được kết quả cho rằng hoạt động GDĐĐ rất quan trọng. Thật vậy, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay thì hoạt động GDĐĐ đóng vai trò quan trọng, giúp cho các em HS và kể cả PH có cái nhìn đúng đắng về công tác GDĐĐ gắng với tình hình phát triển kinh tế của địa phương, trong và ngoài nước. Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường phải quán triệt tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ đến tất cả các thành viên trong và ngoài nhà trường, góp phần nâng cao chất hoạt động GDĐĐ.
2.3.2. Thực trạng mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học Phổ thông huyện Khongxedon
Để tìm hiểu thực trạng hiện các mục tiêu giáo dục GDĐĐ, tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến đội ngũ CBQL, GV và HS các trường THPT huyện Khongxedon, kết quả khảo sát được tổng hợp bảng bên dưới:
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT TT Nội dung Mức độ thực hiện (n=348) X Rất hiệu quả
Hiệu quả Ít hiệu quả
Không hiệu quả
1
Hiểu được những chuẩn mực và pháp luật hiện tại
TS 63 195 85 5
2.90 % 18.1 56.1 24.4 1.4
2
Hiểu được ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức được đúc kết từ truyền thống đến hiện đại TS 65 203 77 3 2.94 % 18.7 58.3 22.1 0.9 3 Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa, tình cảm trong sáng, lành mạnh TS 67 193 86 2 2.93 % 19.2 55.5 24.7 0.6 4
Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức đã học hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp
TS 59 225 64 0 2.98 % 17 64.7 18.3 0 5 Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động TS 58 197 89 4 2.88 % 16.7 56.6 25.6 1.1 6 Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh
TS 61 195 87 5
2.89
% 17.5 56 25 1.5
7
Biết tự tổ chức việc học tập thích hợp và rèn luyện bản thân
TS 54 176 110 8
2.78 % 15.5 50.6 31.6 2.3
Theo kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.6, cho thấy thực trạng mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn đều được đội ngũ CBQL, GV và HS đánh giá ở mức độ khá hiệu quả với điểm trung bình chung 2.90; Những mục tiêu đánh giá rất hiệu quả cao là: Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức đã học hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp với điểm trung bình 2.98; Hiểu được ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức được đúc kết từ truyền thống đến hiện đại với điểm trung bình 2.94; Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa, tình cảm trong sáng, lành mạnh với điểm trung bình 2.93; Hiểu được những chuẩn mực và pháp luật hiện tại với điểm trung bình 2.90; các nội dung còn lại được CBQL, GV và HS đánh giá thấp hơn là: Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh với điểm trung bình 2.89; Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động với điểm trung bình 2.88; Biết tự tổ chức việc học tập thích hợp và rèn luyện bản thân với điểm trung bình 2.78.
Thực tế cho thấy ở các trường THPT huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn, có nhận thức đúng về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó còn được các nhà trường rất quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ còn tồn tại một khoảng cách khá xa với mục tiêu giáo dục những giá trị nói chung và giá trị đạo đức nói riêng so với yêu cầu giáo dục của thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.3.3. Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông huyện Khongxedon
GDĐĐ cho học sinh với nội dung được xây dựng mang tính hệ thống từ giáo dục Tiểu học đến giáo dục THPT. Nội dung GDĐĐ này thông qua các môn học như: Giáo dục công dân, Văn học, Tự nhiên – Xã hội,…Đối với học sinh trường THPT đây là thời điểm đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển về mặt nhận thức, đa số các em đã nhận thức được những cái đúng làm để làm theo và cái sai để tránh. Để đánh giá được thực trạng nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh, đã tiến hành khảo sát, điều tra các đội ngũ CBQL, GV và HS của các trường THPT huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn.
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT TT Nội dung Mức độ thực hiện (n=348) X Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả
1 Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản
TS 85 198 65 0 3.05 % 24.4 56.8 18.8 0
2 Giáo dục các phẩm chất đạo đức hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân
TS 84 183 78 3 2.99 % 24.1 52.6 22.4 0.9
3
Giáo dục các phẩm chất đạo đức quy định mối quan hệ của học sinh đối với người khác và thái độ đúng với chính bản thân mình
TS 82 187 68 11 2.97 % 23.5 53.7 19.6 3.2
4 Giáo dục những chuẩn mực đạo đức quy định mối quan hệ với tập thể
TS 87 185 76 0 3.03 % 25 53.2 21.8 0
5 Giáo dục thái độ đối với lao động TS 82 193 73 0 3.02 % 23.5 55.5 21 0
6 Giáo dục thái độ đúng đắn đối với môi trường sống
TS 94 184 70 0 3.06 % 27 52.9 20.1 0
Điểm trung bình chung 3.02
Qua bảng khảo sát thu được ở bảng 2.7, cho thấy thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn đều được đội ngũ CBQL, GV và HS đánh giá ở mức độ rất hiệu quả với điểm trung bình chung 3.02; Những nội dung đánh giá mức độ thực hiện rất cao như: Giáo dục thái độ đúng đắn đối với môi trường sống với điểm trung bình 3.06; Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản với điểm trung bình 3.05; Giáo dục những chuẩn mực đạo đức quy định mối quan hệ với tập thể với điểm trung bình 3.03 và Giáo dục thái độ đối với