Hình thức giáo dục đạo đức cho học sin hở các trường Trung học Phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện khongxedon tỉnh salavăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Hình thức giáo dục đạo đức cho học sin hở các trường Trung học Phổ thông

thông

Các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh như:

- Giáo dục thông qua các giờ dạy văn hoá trên lớp. - Giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí. - Hoạt động tham quan, du lịch, cắm trại.

- Hoạt động chính trị xã hội nhân đạo.

a. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc dạy và học trên lớp

Thông qua các môn học giúp cho học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan; Giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; Tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN. Làm cho học sinh chiếm lĩnh được một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, những nhận thức khoa học, học sinh tiếp thu các giá trị đạo đức, mặt khác còn góp phần sáng tạo ra các giá trị mới, hình thành ý thức đạo đức, thực hành, rèn luyện đạo đức trong đời sống hàng ngày... Từ đó học sinh biết cách ứng xử, cách quan hệ với mọi người, hình thành hành vi đạo đức đúng đắn.

b. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua lao động

Lao động và các hoạt động xã hội là sự tiếp nối các hoạt động dạy học trên lớp, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. Thông qua con đường này, giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giưa lao động trí óc và lao động chân tay. Qua đó giáo dục lòng yêu lao động, sự trân trọng thành quả lao động. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện nhân cách và phát triển toàn diện.

c. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua kỷ niệm các ngày lễ lịch sử, các lễ hội dân tộc

Thông qua các kỷ niệm ngày lễ lịch sử, các lễ hội dân tộc làm cho học sinh hiểu được truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm và đấu tranh giành cách mạng, lao động sáng tạo của nhân dân mang đậm đà bản sắc dân tộc, của nhân dân ở các địa phương. Rèn luyện được ý chí chiến đấu hào hùng của dân tộc Lào từ thời dựng nước, lòng biết ơn và tự hào những vị anh hùng của dân tộc, tinh thần uống nước nhớ nguồn. Qua các buổi kỷ niệm lịch sử, các ngày lễ hội truyền thống, giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho các em.

Các hoạt động GDNGLL như: Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, các buổi ngoại khóa về các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội. Với nội dung mời chủ đề theo chương trình của Bộ giáo dục về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT... Đây thực sự là một môi trường có ý nghĩa thiết thực nhất trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Thông qua các hoạt động đó, giáo dục cho học sinh tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên nếp sống đoàn kết thân ái, đồng thời rèn luyện năng lực hoạt động xã hội của mỗi cá nhân, uốn nắn những lệch lạc giúp cho các em nắm được những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu. Đây là một những nhân tố quyết định trức tiếp đến công việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh.

đ. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đoàn, Hội và các hội thi

Thông qua các hội thi góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập và hoạt động tích cực, kích thích hứng thú học tập và rèn luyện đạo đức. Qua đó, phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu, phát huy tính sáng tạo, đọc lập suy nghĩ, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, góp phần bồi dưỡng, phát hiện và hoàn thiện nhân cách của học sinh, cũng như uốn nẳn răn đe kịp thời những sai lệch về hành vi đạo đức mà các em có thể mắc phải. Thông qua các hoạt động này, học sinh tự rèn luyện, tu dưỡng và hoàn thiện mình. Đây cũng là một nhân tố quyết định trực tiếp đến trình độ đạo đức của mỗi học sinh. Sự phát triển đạo đức luôn đòi hỏi có sự tác động bên ngoài và những tác động bên trong. Đó chính là giáo dục và tự giáo dục. Trong đó, tự giáo dục là yếu tố quyết định đến việc rèn luyện đạo đức cho học sinh.

1.3.5. Các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông

a. Môi trường vật chất

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục. Vì vậy một trong những nội dung của hoạt động GDĐĐ là phải thường xuyên có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh.

Để thực hiện tốt các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh về môi trường vật chất cán bộ quản lý cần phải thực hiện các nội dung sau:

Lớp học, máy tính, máy chiếu, bàn ghế, bảng, phấn, quạt, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, dụng cụ dạy học thông thường, đồ dùng trực quan, tranh ảnh, sử mạng Internet, các đồ dùng dạy học tự làm

- Các mối quan quan hệ tốt đẹp trong nhà trường - Các nội quy, qui chế công khai, rõ rang

- Đội ngũ giáo viên tích cực, nhiệt tình… - Lãnh đạo quản lý gương mẫu, dân chủ

Quan trọng nhất là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ.

Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học.

Môi trường sư phạm với sự thể hiện của các giá trị đạo đức tiêu biểu của xã hội, với các mối quan hệ mang tính chất đạo đức sâu sắc giữa thầy cô giáo, CBVC, giữa cha mẹ học sinh và học sinh là điều kiện tinh thần không thể thiếu cho sự thành công của công tác GDĐĐ. Xây dựng môi trường sư phạm tích cực về đạo đức là điều kiện căn bản cho sự thành công của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Để thực hiện tốt các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh về môi trường tinh thần cán bộ quản lý cần phải thực hiện các nội dung sau:

+ Trường học thân thiện, học sinh tích cực + Nội dung các quy chế được công khai rõ ràng

+ Đội ngũ giáo viên trong nhà trường thân thiện, tích cực và sáng tạo trong giờ dạy + Là nơi các em được tự do thể hiện hết khả năng của bản thân.

+ Cán bộ quản lý không ngừng học tập và thay đổi các phương pháp quản lý luôn thể hiện sự khách quan và trung thực

1.3.6. Sự phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông

Giáo dục Lào là giáo dục toàn dân, nhà trường Lào cũng là trường học của nhân dân. Nhà trường nào cũng gắn với cộng đồng, hoạt động theo mục tiêu phát triển cộng đồng. Nhà trường là vầng trán của cộng đồng, cộng đồng là trái tim nhà trường nên cộng đồng phải cùng tham gia phát triển giáo dục trong nhà trường.

Trong nhà trường GDĐĐ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Đạo đức là một biểu hiện hành vi con người nhưng một mình nhà trường không thể làm được. Ngoài tác động của nhà trường, học sinh còn chịu sự tác động của gia đình và các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội. Vì vậy, GDĐĐ cho học sinh phải bằng nhiều hình thức, nhiều con đường, trong đó công tác phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục của xã hội là một việc làm quan trọng mang lại nhiều hiệu quả cao. Thực tiễn giáo dục ở nước Lào cho thấy ở đâu có sự kết hợp giáo dục chặt

chẽ giữa những môi trường trên thì ở đó kết quả giáo dục tốt đẹp.

Vậy có ba lực lượng chính có thể tham gia giáo dục đạo đức học sinh là: Nhà trường, gia đình và xã hội hiểu theo nghĩa rộng.

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong GD là trách nhiệm của tất cả đội ngũ giáo viên các cấp song quan trọng nhất là cán bộ quản lý trường học và GVCN các lớp vì họ là những người có cơ hội tổ chức tốt công tác phối hợp thực hiện mục tiêu giáo dục.

1.3.7. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông Trung học Phổ thông

Kiểm tra phải được thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể nhưng tập trung ở giai đoạn cuối cùng của quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Ba chức năng chính của kiểm tra là phát hiện, điều chỉnh, khuyến khích. Qua đó, chủ thể quản lý thu được thông tin ngược, kết quả đạt được trong từng giai đoạn; phân tích kết quả, chỉ ra nguyên nhân của từng thành tự cũng như yếu kém, lệch lạc; động viên, khuyến khích, khen thưởng các bộ phận, cá nhân thực hiện từ đó giúp cho quá trình GDĐĐ HS không chệch mục tiêu.

Kiểm tra gắn liền với đánh giá. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, nhà quản lý tiến hành nhận định, phán đoán, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã xây dựng để xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, mức độ đạt được so với yêu cầu cũng như độ lệch chuẩn. Từ đó, nhà quản lý có biện pháp xử lý phù hợp, giúp quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả.

Phải thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ hay đột xuất, qua nhiều kênh thông tin : Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm... nhằm mục đích : Đánh giá đúng, kịp thời biểu dương, khen thưởng khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên; đồng thời ngăn chặn, phê bình những sai trái -vi phạm; thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ .

Đánh giá : Là một quá trình” nghiêm túc - khoa học” . Hãy đánh giá đúng khả năng học tập, rèn luyện của học sinh; đừng vì “ Bệnh thành tích thi đua, tỷ lệ yếu kém” … mà làm qua loa, bình quân trong đánh giá xếp loại học sinh .

Với những học sinh cá biệt cần quan tâm, thường xuyên theo dõi và liên lạc chặt chẽ với PHHS để có biện pháp giáo dục kịp thời. Cần có những biện pháp cứng rắn kiên quyết, đồng thời phải gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên thành người tốt.

Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cán bộ quản lý cần phải thực hiện các nội dung sau:

“Thường xuyên theo tháng; theo học kỳ; theo năm học; có nội dung, tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng; Nội dung, tiêu chuẩn chưa cụ thể; đánh giá đầy đủ các mặt; chỉ chú trọng ở kết quả học tập; chỉ chú trọng nề nếp; chủ yếu GVCN đánh giá; chủ yếu do HS tự đánh giá; phối hợp tự đánh giá của HS với đánh giá của tập thể lớp, chi đoàn, GVCN, các GV bộ môn và HĐSP nhưng còn hình thức”

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông Trung học Phổ thông

Mục tiêu chung của quản lý giáo dục đạo đức là nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức: hình thành con người Lào phát triển toàn diện, có đạo đức, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực hành vi đạo đức công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ở bất kỳ một nhà trường phổ thông nào cũng phải làm tốt hai nhiệm vụ: "Dạy chữ” và “Dạy người”. Quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường là hướng tới việc thực hiện phát triển toàn diện nhân cách cho người học.

Mục tiêu của quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT là làm cho quá trình giáo dục đạo đức vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Mục tiêu cụ thể của quản lý GDĐĐ trong nhà trường THPT là xây dựng và đảm bảo được hiệu lực của các chế định xã hội và chế định GD và TT trong mọi hoạt động của các phần tử của hệ thống giáo dục trong công tác GDĐĐ. Thiết lập được bộ máy quản lý GDĐĐ một cách khoa học và nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên, CBQL và nhân viên trong các trường THPT, điều hành hiểu quả đội ngũ nhân lực giáo dục để thực hiện mục tiêu, tính chất, nguyên lý, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh giá kết quả GDĐĐ; huy động, xây dựng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục nhằm mang lại mục tiêu giáo dục; xây dựng các kế hoạch, vận hành bộ máy nhà trường, phối hợp các lực lượng để đảm bảo các điều kiện cho quá trình chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giáo thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.

Để thực hiện tốt việc quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cán bộ quản lý cần phải thực hiện các nội dung sau:

+ Xác định rõ mục tiêu trọng tâm và mục tiêu cụ thể + Tổ chức lập các kế hoạch thực hiện các mục tiêu + Giám sát thực hiện mục tiêu

+ Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông

Chỉ đạo để việc lựa chọn những nội dung, chương trình, kế hoạch thiết thực, phù hợp với thực tiễn của nhà trường và với yêu cầu của xã hội đề ra. Nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT phản ánh mối quan hệ của học sinh đối với cộng đồng, lao động, người khác, môi trường và thái độ đối với bản thân.

Trong quản lý nội dung giáo dục đạo đức cần thành lập ban chuyên môn để lựa chọn nội dung những nội dung, xây dựng chương trình, kế hoạch thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh; xây dựng kế hoạch, chương trình lồng ghép các nội dung GDĐĐ vào các môn văn hóa; thông báo kế hoạch, chương trình hành động, phân công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện khongxedon tỉnh salavăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)