Giáo dục đạo đức cho học sin hở các trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện khongxedon tỉnh salavăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Giáo dục đạo đức cho học sin hở các trường trung học phổ thông

1.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông

a. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS THPT

Mục tiêu GDĐĐ trong nhà trường THPT là nhằm trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về đạo đức nhân văn, văn hóa xã hội, tri thức về cuộc sống, giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội. Thông qua hoạt động giáo dục này để hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người xung quanh, hình thành thói quen tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cụ thể, mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT là:

- Trang bị cho học sinh THPT về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức ... để giúp cho học sinh ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với cácyêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức.

- Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông qua việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể, ...). Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trở nên bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin, đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức.

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con người trong quan hệ đối với người khác.

Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các qui định của pháp luật. Cụ thể như sau:

+ Về kiến thức: Giúp học sinh trường THPT biết về một số chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với mọi người, với công việc, với cộng đồng, với đất nước, với môi trường tự nhiên và hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

+ Về thái độ tình cảm: Giúp cho học sinh trường THPT có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu. Luôn luôn tự hoàn thiện nhân cách bản thân; tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị nhân cách phù hợp với thời đại, tôn trọng những qui định của nhà trường và pháp luật.

+ Về hành vi: Giúp cho học sinh trường THPT tham gia tích cực các hoạt động phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của bản thân và phát triển của dân tộc; có nghị lực thực hiện những tư tưởng, quan điểm, những yêu cầu đạo đức và pháp luật, đồng thời không vi phạm những hành vi sai trái.

+ Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.

Nói tóm lại, mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT là làm sao cho quá trình giáo dục đạo đức tác động trực tiếp đến người học để hình thành ý thức tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những thói quen

hành vi đạo đức cho họ.

b. Nhiệm vụ GDĐĐ cho HS THPT

Nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh: nhiệm vụ cơ bản của GDĐĐ cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng đó là:

+ Giáo dục ý thức đạo đức: Giáo dục cho mọi người nhận thức đúng các chuẩn mực đạo đức, những giá trị chân chính của các chuẩn mực đó và có ý chí đạo đức vững vàng.

+ Giáo dục tình cảm đạo đức: Là khơi dạy ở người được giáo dục những rung động, những cảm xúc đối với hiện thực xung quanh; biết yêu ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể.

+ Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: Hình thành cho đối tượng giáo dục có hành vi và thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong mỗi cộng đồng, mỗi xã hội, chúng được thể hiện trong các hoạt động hàng ngày: Trong học tập, trong lao động, trong quan hệ với mọi người và môi trường xung quanh.

+ Làm cho HS thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lenin, tư tưởng đạo đức Kaysone Phomvihan, tính chân lý khách quan của các giá trị đạo đức, nhân văn, nhân bản của tư tưởng đó, coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình.

+ Trên cơ sở đó, thông qua việc tiếp cận với cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc và hoạt động của cá nhân để củng cố niềm tin và lẽ sống, lý tưởng sống, lối sống theo con đường XHCN.

+ Thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng, biết sống và làm việc theo pháp luật, sống có lỷ cương nề nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiện, với xã hội và giữa con người với nhau.

+ Nhận thức ngày càng sâu sắc những yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạo đức, biến các giá trị đó thành ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.

+ Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân, hình thành và phát triển ý thức đạo đức, rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức. Phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại.

1.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông thông

Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh rất rộng, bao quát nhiều vấn đề thuộc nhân sinh quán mà tựu trung nhất là xoay quanh trục "chân-thiện-mỹ" và truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương. Nội dung giáo dục đạo đức căn cứ vào các nhóm chuẩn mực đạo đức của xã hội (về nhận thức tư tưởng, chính trị, về nghĩa vụ công dân, hướng vào những đức tính hoàn thiện bản thân, hướng vào tính nhân văn, lợi ích cộng đồng, xây dựng môi trường sống) bám sát vào nội dung chương trình các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục khác kết hợp với giáo dục văn hóa, truyền thống dân tộc, địa phương.

Có thể xác định hệ thống chuẩn mực đạo đức theo năm nhóm phản ánh mối quan hệ chính mà con người phải giải quyết sau đây:

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị (tư tưởng sống của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạo đức xã hội): Nhóm chuẩn mực đạo đức này bao gồm: Có lý tưởng CNXH, thực hiện CNH, HĐH đất nước; Yêu quê hương, đất nước; Tự cường và tự hào dân tộc chính đáng; Tin tưởng vào Đảng và đường lối mới của Đảng, của nhà nước. Ý nghĩa của những chuẩn mực đạo đức thể hiện tư tưởng chính trị sẽ góp phần định hướng lẽ sống (lý tưởng sống) cho mỗi cá nhân. Đạo đức cao nhất của mỗi con người là sống và làm việc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vì lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà trước mắt là thực hiện mục tiêu CNH – HĐH đất nước.

- Nhóm những chuẩn mực đạo đức hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân bao gồm các chuẩn mực sau: Nhóm chuẩn mực đạo đức này bao gồm: Tự trọng (tự tin vào bản thân, tin vào sự phát triển của đất nước); tự lập (không ỷ lại vào người khác); giản dị, trung thực (không lừa dối người khác và chính lương tâm của mình); siêng năng, hướng thiện (trong suy nghĩ và hành động), biết kiềm chế, biết hối hận.

- Nhóm những chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người, với dân tộc khác: Đó là: Nhân nghĩa cụ thể là biết ơn (tổ tiên, cha mẹ, thầy cô, người có công với dân, với nước và kính trọng người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giúp đỡ những người có nhân cách); yêu thương, khoan dung, vị tha, hợp tác (đồng cảm, biết chia sẻ, đoàn kết, hữu nghị); bình đẳng; lễ độ, lịch sự, tôn trọng mọi người,…

- Nhóm những chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc: Đó là: Trách nhiệm cao; có lương tâm; tôn trọng pháp luật; tôn trọng lẽ phải (chân lý); dũng cảm, liêm khiết. Những giá trị đạo đức này thể hiện nhận thức, thái độ, chất lượng hiệu quả hoạt động của cá nhân đối với nhiệm vụ học tập, lao động … Những giá trị trên sẽ là động lực giúp mỗi cá nhân nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thiện nhân cách, học tập và hoạt động xã hội.

- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa – xã hội): Đó là: Xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, xây dựng xã hội bình đẳng dân chủ, có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người; môi trường sống; bảo về hòa bình; bảo vệ phát huy truyền thống, di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.

Những giá trị trên có liên quan đến nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng môi trường sống của con người bao gồm: gia đình, cộng đồng nơi ở, đoàn thể cơ sở của mỗi công dân như Đảng, Đoàn, Đội, các Hội quần chúng, địa phương, quốc gia, quốc tế.

Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có mối quan hệ với nhau tạo ra môi trường sống của con người. Giữ gìn, xây dựng, bảo vệ môi trường sống là vấn đề bức xúc của thời đại ngày nay, đòi hỏi mọi người phải có lương tâm, phải có những chuẩn mực đạo đức nhất định.

Con người là sản phẩm đồng thời là chủ thể của lịch sử và được sinh ra trong mỗi một gia đình lịch sử xã hội nhất định sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ của hệ thống đạo đức xã hội và chính bản thân con người cũng tác động trở lại hệ thống đó. Môi trường đạo đức tác động đến cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức.

Nhận thức đạo đức giúp cho đạo đức xã hội chuyển hóa thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức là hiện thực hóa nội dung giáo dục đạo đức bằng hành vi đạo đức trong cuộc sống. Các hành vi này lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân hình thành nên thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức. Để giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao, chúng ta cần giáo dục đạo đức với những nội dung cơ bản sau:

- Giáo dục tri thức đạo đức: Tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi của ý thức con người. Nó là kết quả của quá trình nhận thức thế giới, là sự phản ánh cuả thế giới khách quan. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau, trong đó tri thức đạo đức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người.

Tri thức đạo đức thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người được hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa. Tri thức đạo đức lí luận là những tư tưởng, quan điểm đạo đức được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù đạo đức. Tri thức đạo đức thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống của con người trong cuộc sống đó.

Sự phát triển của tri thức đạo đức từ trình độ thông thường lên trình độ lí luận là sản phẩm tất yếu của sự phát triển xã hội, của sự đa dạng hóa các quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội. Tầm quan trọng của tri thức ở trình độ lí luận làm cho giáo dục đạo đức bằng các học thuyết đạo đức.

- Giáo dục tình cảm đạo đức: Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh mối quan hệ giữa người với người và mối quan hệ giữa người với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người.

Tình cảm đạo đức là một yếu tố cấu thành, là một hình thái biểu hiện, một cấp độ của ý thức đạo đức. Chính vì vậy, trong điều kiện ở nước ta hiện nay giáo dục tình cảm đạo đức càng có ý nghĩa cấp thiết. Cơ chế thị trường với sự thừa nhận và khuyến khích lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực của nó cũng sẽ làm suy giảm tình cảm đạo đức, tình cảm gắn kết với con người với tập thể và với xã hội. Đời sống đạo đức trong gia đình, nhất là gia đình ở đô thị đang có chiều hướng suy giảm gây ảnh hưởng đến sự bền vững của gia đình. Giáo dục và tự giáo dục đạo đức đối với cán bộ đảng viên bị xem nhẹ. Do vậy, cùng với sự điều tiết cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục tình cảm đạo đức sẽ góp phần tích cực khắc phục tình trạng đó, bồi đắp lại những tình cảm đạo đức tốt đẹp đó của con người.

đức là một yếu tố quan trọng cấu thành ý thức đạo đức cá nhân. Lí tưởng đạo đức là cơ sở lựa chọn giá trị, là mục tiêu cao nhất của hành vi đạo đức và đánh giá đạo đức.

Lí tưởng đạo đức là quan niệm về cái cần vươn tới cũng như mọi lí tưởng xã hội khác, lí tưởng đạo đức bao hàm yếu tố lựa chọn, mong muốn, khao khát vì vậy nó chứa đựng yếu tố tình cảm đạo đức. Nó là sự thống nhất giữa tình cảm và lí trí. Vì vậy, giáo dục đạo đức với tư cách là quá trình làm hình thành và phát triển ý thức đạo đức con người, cũng đồng thời là quá trình phát triển năng lực hoạt động đạo đức hay nói cách khác là đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức của con người.

- Giáo dục giá trị đạo đức: Giá trị đạo đức bao gồm giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, giá trị đạo đức cách mạng và tinh hoa đạo đức nhân loại.

Về giá trị đạo đức của dân tộc: truyền thống đạo đức là mạch chủ đạo, chi phối suy nghĩ, hành vi ứng xử, đạo lí làm người. Nó trở thành chuẩn mực để phân biệt thiện – ác; phải – trái, tốt – xấu; chi phối lương tâm, nghĩa vụ của con người. Vì thế, nó trở thành một triết lý xã hội, một hình thức giáo dục đạo đức sâu sắc. Giáo dục cho học sinh chủ nghĩa yêu nước; truyền thống đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, truyền thống lạc quan, yêu đời và giáo dục truyền thống cần cù, sáng tạo,…

Giáo dục cho học sinh giá trị đạo đức cách mạng. Đó là thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và của nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân, hết lòng phục vụ nhân dân, luôn luôn tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng chính trị của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện khongxedon tỉnh salavăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)