Quản lý hình thức giáo dục đạo đức cho học sin hở các trường Trung học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện khongxedon tỉnh salavăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Quản lý hình thức giáo dục đạo đức cho học sin hở các trường Trung học

Phổ thông

Chỉ đạo về để việc lựa chọn hình thức tổ chức GDĐĐ cho học sinh THTP phải thật đa dạng, phù hợp tâm sinh lý học sinh, phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Chỉ đạo GDĐĐ cho học sinh THPT thông qua các môn học văn hóa, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các chủ đề chủ điểm theo từng tháng, năm học... Xây dựng được các tiêu chí đánh giá về công tác GDĐĐ trên cơ sở mục tiêu GDĐĐ và từ thực tiễn công tác GDĐĐ của nhà trường đồng thời phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội.

Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện, kiểm tra việc áp dụng các hình tổ chức GDĐĐ cho học sinh THPT thông qua các môn học văn hóa, thông qua các hoạt động GDNGLL, các chủ đề, chủ điểm theo từng tháng, năm học...

Để thực hiện tốt việc quản lý hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cán bộ quản lý cần phải thực hiện các nội dung sau:

+ Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên xác định hình thức GDĐĐ phù hợp với nội dung GDĐĐ

+ Giám sát thực hiện hình thức GDĐĐ

+ Đánh giá hiệu quả của các hình thức GDĐĐ cho học sinh

Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện tốt hai hình thức sinh hoạt là sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt chủ nhiệm. Ngoài ra, tạo điều kiện để cho học sinh các lớp sinh hoạt theo từ chủ đề chủ điểm, sinh hoạt Đoàn, Hội, đã ngoại, cắm trại, các hội thi, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, kỷ niệm những ngày lễ lớn...

1.4.5. Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông

a. Quản lý môi trường vật chất

Căn cứ các văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành để tiến hành tu bổ, trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDĐĐ. Việc xây dựng cơ sở vật chất, tài chính cho quá trình giáo dục đạo đức cho các em là điều vô cùng quan trọng. Ngày nay Đảng, Nhà nước có chủ trương xã hội hóa giáo dục, Hiệu trưởng phải biết tận dụng cơ hội này để tăng cường cơ sở vật chất, kính phí cho công tác GDĐĐ, phải làm cho các

bậc phụ huynh và xã hội có nhận thức đúng đắn về công tác GDĐĐ để họ nhiệt tình ủng hộ, đóng góp xây dựng trường sở theo tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm hay nhân dân làm nhà nước hỗ trợ.

Hoạt động GDĐĐ cho HS không thể thiếu nguồn kinh phí và các điều kiện về CSVC. Quản lý kinh phí, CSVC cho hoạt động GDĐĐ cho HS bao gồm các nội dung cơ bản sau: dự trù nguồn kinh phí của nhà trường, huy động các nguồn kinh phí ngoài nhà trường; xây dựng và từng bước hoàn thiện CSVC (phòng học, sách vở, tài liệu…); xây dựng quy chế bảo quản, sử dụng nguồn kinh phí và CSVC một cách hợp lý, đúng mục tiêu, tiết kiệm.

Để thực hiện tốt việc quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cán bộ quản lý cần phải thực hiện các nội dung sau:

+ Mua sắm, trang bị các thiết bị GDĐĐ cho học sinh + Xây dựng các không gian phù hợp phục vụ GDĐĐ + Quản lý tài chính phục vụ GDĐĐ

+ Tổ chức bảo quản và giám sát sử dụng cơ sở vật chất phục vụ GDĐĐ

b. Quản lý môi trường tinh thần

Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ CB, GV trong việc GDĐĐ cho HS rất phong phú. Cụ thể là: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho CB, GV một cách thường xuyên hoặc theo chủ đề; phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong CB, GV; thực hiện nghiêm túc các đợt bồi dưỡng do cấp trên tổ chức, phân công GV có kinh nghiệm hỗ trợ, giúp đỡ những GV trẻ; định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác này để rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn.

Thi đua, khen thưởng là biện pháp tác động tích cực đến đội ngũ CB, GV trong hoạt động GDĐĐ cho HS. Đồng thời, nó còn là sự kích thích tinh thần học tập, rèn luyện đạo đức trong HS. Do đó, Hiệu trưởng phải thường xuyên phát động phong trào thi đua, khen thưởng trong CB, GV và HS; quản lý, chỉ đạo một cách sát sao, chặt chẽ công tác này.

Môi trường sư phạm là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình GDĐĐ cho HS. Môi trường sư phạm lành mạnh, trong sang sẽ tác động tốt đến quá trình rèn luyện đạo đức của HS.

+ Đối với CB, GV, NV: Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; xây dựng nề nếp, kỷ cương tròng giảng dạy, trong sinh hoạt tập thể; thực hiện dân chủ hóa trường họ; phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; GV phải tôn trọng, yêu thương HS; thường xuyên chăm lo cành quan sư phạm xanh-sạch-đẹp…

+ Đối với HS: Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong học tập, sinh hoạt và rèn luyện; xây dựng mối quan hệ bạn bè thân ái giữa HS với HS; giáo dục lòng biết ơn, tôn trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi…

1.4.6. Quản lý sự phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông

Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra mọi lúc, mọi nơi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Đó là nhà trường, gia đình và xã hội... Trong đó, nhà trường và chủ công, vì vậy cần phải xây dựng kế hoạch phối hợp phối hợp với các lực lượng khác để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho họ sinh.

- Phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm GDĐĐ cho học sinh là sự tác động vào đối tượng tạo ra mối quan hệ tác động hướng đích có tính thống nhất, tập trung... để huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho học sinh. - Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác GDĐĐ cho HS là sự tổ chức các mối quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS một cách biện chứng để phát huy được sức mạnh tổng hợp, xây dựng môi trường giáo dục đúng đắn, rộng khắp, tạo nên điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần để phục vụ cho quá trình phát triển nhân cách của HS.

- Để quản lý tốt nội dung này, người Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch phối hợp, thu hút và tranh thủ được sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội nhằm được cung cấp tài liệu, cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức, điều động cán bộ, hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ cải tạo, bổ sung nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất; tăng cường sự ràng buộc chặt chẽ, mở rộng biện pháp giáo dục, tìm giải pháp thích hợp với những trường hợp cụ thể.

Để thực hiện tốt việc quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh cán bộ quản lý cần phải thực hiện các nội dung sau:

+ Quản lý phối hợp với Ban đại diện CMHS + Quản lý phối hợp với gia đình học sinh + Quản lý phối hợi với chính quyền các cấp + Quản lý phối hợp các Đoàn thanh niên

+ Quản lý phối hợp với chính quyền địa phương

1.4.7. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông sinh ở các trường Trung học Phổ thông

“Người quản lý giỏi là người biết tiến hành kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch”. Qua đó, phát hiện những mặt tốt, mặt tích cực để động viên kích thích; hoặc nhìn thấy những sai sót lệch lạc để có biện pháp uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục. Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng của hoạt động quản lý. Nếu như không kiểm tra, đánh giá thì các nhà QLGD không thể phân tích nguyên nhân cũng như đề xuất các biện pháp kịp thời. Nếu như chỉ có kế hoạch có thực hiện mà không có kiểm tra đánh giá thì đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý, quản lý thiếu chặt chẽ theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, “cá mè một lứa”. Cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng làm việc qua loa đại khái, làm cho có chuyện mà gây bất bình cho những

người làm việc tốt, có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm… Do đó, hoạt động quản lý sẽ không có hiệu quả, không phát huy những việc làm tích cực, không ngăn ngừa kịp thời những việc làm bừa, làm ẩu…

Nội dung cơ bản của kiểm tra, đánh giá chất lượng và kết quả GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT là phải xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá, trong đó xác định mục đích, nội dung kiểm tra, đánh giá; xác định phương pháp, hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; xác định lực lượng tham gia kiểm tra, đánh giá và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động kiểm tra, đánh giá. Phải xây dựng được cơ chế kiểm tra, đánh giá của nhà trường với tự kiểm tra, đánh giá của học sinh trên một số khâu, số bước cụ thể.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục chung trong nhà trường. Qua kiểm tra, đánh giá, người CBQL nhà trường đánh giá được mức độ thực hiện của đội ngũ GV; mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh ; quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay không… đó là cơ sở để người CBQL xây dựng kế hoạch GDĐĐ với mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm, điều kiện thực tế của nhà trường.

Để thực hiện tốt việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cán bộ quản lý cần phải thực hiện các nội dung sau:

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

+ Xây dựng tiêu chí đánh giá GDĐĐ cho học sinh

+ Giám sát công tác kiểm tra đánh giá GDĐĐ cho học sinh + Đánh giá kết quả kiểm tra đánh giá GDĐĐ cho học sinh + Tổ chức đổi mới công tác kiểm tra đánh giá cho học sinh

Tiểu kết chương 1

HĐGDĐĐ là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối và đồng thời với hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đồng thời bảo đảm thực hiện tốt chủ trương của Đảng ta về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt mục tiêu giáo dục “đào tạo con người Lào phát triển toàn diện”.

Trong chương 1, các vấn đề cơ bản về GDĐĐ, tầm quan trọng và các GDĐĐ cần giáo dục cho học sinh cũng như công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT đã được phân tích và làm sáng tỏ. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường THPT. Tuy nhiên, muốn đề ra được các biện pháp mang tính khả thi và có hiệu quả thì đòi hỏi người CBQL phải nắm vững những vấn đề về mặt lý luận như đã trình bày ở trên. Đồng thời phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng GDĐĐ, thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

mức độ rất lớn vào hoạt động GDĐĐ trong nhà trường THPT. Muốn chất lượng GDĐĐ ngày càng cao thì phải có các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ thật hữu hiệu. Nhưng để làm được điều đó thì trước hết phải có sự đánh giá đúng đắn, khoa học về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường. Vì vậy, ở chương 2 của luận văn, tôi tập trung làm rõ thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn trong những năm gần đây.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN

KHONGXEDON, TỈNH SALAVĂN 2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý GDĐĐ, thực trạng về GDĐĐ và quản lý GDĐĐ ở các trường THPT huyện Khongxedon, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Nhận thức của học sinh, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý về hoạt động giáo dục cho học sinh THPT.

Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT trong huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn.

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT trong huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra, trưng cầu ý kiến để thu nhập thông tin, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn. Quan sát, phỏng vấn, lấy ý kiến của chuyên gia... nhằm tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ đội ngũ các bộ quản lý và những người làm công tác giáo dục ở các trường THPT.

2.1.4. Đối tượng khảo sát và xử lý số liệu

a. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát được tiến hành tại 04 trường THPT trong năm 2019-2020

THPT Khongxedon THPT Khamthong THPT Làumixay Các mức độ Thang điểm quy ước Điểm trung bình

Yếu/ không hiệu quả/không quan trọng 1 điểm 1 - 1,75 điểm Trung bình/ ít hiệu quả/ít quan trọng 2 điểm 1,76 – 2,50 điểm Khá/ hiệu quả/quan trọng 3 điểm 2,51 – 3,25 điểm Tốt/ Rất hiệu quả/rất quan trọng 4 điểm 3,26 – 4,0 điểm

THPT Cạnhkhôn

Với: 8 CBQL; 100 GV; 20 Phụ huynh; 4 Địa phương và 240 HS thuộc các lớp 10, 11, 12.

Bảng 2.1. Số lượng phiếu khảo sát cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh ở các trường THPT STT Trường THPT Cán bộ QL Giáo viên Học sinh Phụ huynh Địa phương Tổng 1 Khongxedon 2 25 60 5 1 93 2 Khamthong 2 25 60 5 1 93 3 Làumixay 2 25 60 5 1 93 4 Cạnhkhôn 2 25 60 5 1 93 Tổng 8 100 240 20 4 372 b. Xử lý kết quả khảo sát

Nhập dữ liêu thô bằng chương trình bảng tính Excel, mỗi mục con một cột. Mỗi cột theo các giá trị: 0, 1, 2, 3, 4, 5, ... theo thang mức độ. Dùng hàm COUNTIF đếm số người chọn theo các giá trị trong từng mục.

Sau khi kiểm tra, sắp xếp câu hỏi, chúng tôi dùng bảng tính Excel để xử lý thống kê số liệu, tính điểm trung bình, tỷ lệ phần trăm của từng nội dung câu hỏi khảo sát.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các công thức: - Tính trung bình cộng: j X =     n i i n i i f x f i 1 1

Dùng tổng điểm từng tiêu chí để so sánh các lựa chọn của tổng khách thể được nghiên cứu. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần hoặc tăng dần để dễ nhìn thấy.

Dùng tỷ lệ phần trăm của các đối tượng điều tra khác nhau để so sánh và vẽ biểu đồ các mục điều tra giống nhau.

2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Khongxedon, tỉnh Salavăn

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Khongxedon là một huyện nằm ở phía tây của tỉnh Salavăn, và phía bắc giáp với huyện La khon pheng, phía nam giáp với huyện Xa na sôm bun (tỉnh Champasak), phía đông giáp với huyện Va py và huyện Làu ngam và phía tây giáp với sông Mê Kong và U bun lat sa tha ni (Thái Lan), huyện có quốc lộ số 13 nam là trục giáo thông chính của huyện nối liền giữa hai vùng kinh tế trọng điểm là tỉnh Savannakhet ở phía bắc và tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện khongxedon tỉnh salavăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)