CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1
2.2. Tình hình hoạt động nhập khẩu của Cơng ty Điện lực 1
2.2.2.1. Nhập khẩu điện qua Cửa khẩu Lào Cai
Trong những năm qua, với quan điểm hợp tác hữu nghị cùng phát triển, chính quyền hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) đ ã phối hợp chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu. Đây là cặp cửa khẩu duy nhất giữa Việt Nam với Trung Quốc hội tụ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và trong tương lai không xa là đường hàng không.
Đây cũng là lối mở ngắn và thuận tiện nhất cho tỉnh Vân Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc (gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 500 nghìn km2 và dân số hơn 300 triệu người) thông thương tới các cảng biển nước ta với nước thứ ba và ngược lại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai đang tăng mạnh qua từng năm. Thông báo mới đây của tỉnh Lào Cai cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đạt gần 50 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2009.
Lào Cai hiện được quy hoạch phát triển thành khu kinh tế cửa khẩu quan trọng của Việt Nam. Cặp cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu được cả Việt Nam và Trung Quốc xác định là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với thị trường Tây Nam Trung Quốc. Đây cũng là một điểm phát triển quan trọng trong chiến lược Hai hành lang - một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Nắm bắt được những thuận lợi đó nên vào năm 2004, Cơng ty đ ã ra quyết định ký kết hợp đồng với Công ty lưới điện Vân Nam để cung cấp cho một số tỉnh biên giới phía Bắc nhập khẩu điện năng qua cửa khẩu Lào Cai.
Bảng 2.3: Giá trị điện nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai giai đoạn 2005 – 2009
Năm
Chỉ tiêu
Tổng sản lượng (KWh) 241.000.000 325.000.000 345.000.000 385.000.000 360.000.000 Tổng giá trị nhập khẩu (USD) 1.036.300 1.462.500 1.552.000 1.694.000 1.548.000
(Nguồn: Báo cáo của Phòng Kinh tế đối ngoại – Công ty Điện lực 1)
Biểu 2.4: Biểu đồ thể hiện giá trị điện nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai
Sau khi ký kết hợp đồng để mua điện ở cấp 100kv với Trung Quốc năm 2004, thì đến năm 2005, tổng sản lượng nhập khẩu đã đạt 241.000.000 KWh, đây là cửa khẩu có kim ngạch nhập khẩu điện lớn nhất trong số 3 cửa khẩu mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ký kết hợp đồng. Đến năm 2006, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, do có những thuận lợi trong thương mại quốc tế, nên sản lượng này tiếp tục tăng mạnh, tăng 34,85% so với năm 2005. Vào ngày 26-9-2007, Tổng công ty Điện lực VN (EVN) đã chính thức đóng điện đường dây 220kV Lào Cai - Vân Nam, tăng thêm điện nhập khẩu từ Trung Quốc để bù cho lượng công suất thiếu hụt trong nước giai đoạn 2006-2008, đặc biệt là vào mùa khơ. Đường dây 220kV này có cơng suất 250-300MW và cấp điện ổn định cho sáu tỉnh phía Bắc là Lào Cai, Yên Bái, Lai
Châu, Hà Giang, Tuyên Quang và Quảng Ninh. Tối 26-9-2007, Tổng công ty Lắp máy VN (Lilama) đã tiến hành lắp đặt tổ máy tcbin khí số 1 nặng 315 tấn của Tập đoàn Siemens (Đức) lên bệ của Nhà máy điện Cà Mau 1 - tổ máy đầu tiên của cơng trình khí - điện Cà Mau tại xã Khánh An, huyện U Minh. Kỹ sư Chu Thanh Liêm - phó giám đốc ban dự án, ngày 29-9 sẽ tiếp tục lắp tổ máy tcbin khí số 2. Đến đầu tháng mười lắp đặt máy phát và trạm điện 220kV phát điện cả hai tổ máy với công suất ban đầu 500 MW vào tháng 3-2007 và vận hành chu trình hỗn hợp đủ cơng suất 750 MW vào tháng 12-2007.
Năm 2008, là năm mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều nhau. Những tháng đầu năm 2008, thế giới phải đương đầu với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực. Giá cả hầu hết các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là lương thực và dầu mỏ, gây ra lạm phát trên phạm vi toàn thế giới. Giá dầu từ mức 90 đôla một thùng vào đầu năm đã leo lên lập kỷ lục trên 147 đôla một thùng vào tháng 7/2008 kéo giá hàng hóa cơ bản và lương thực lên theo, lạm phát ở nước ta đã tăng vọt lên 25%. Trước tình hình đó, từ tháng 3/2008, Chính phủ đã chỉ đạo bằng mọi biện pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, tăng lãi suất cơ bản và các biện pháp hạn chế tín dụng dẫn đến tăng mạnh lãi suất cho vay, cắt giảm đầu tư… Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đ ã lan rộng sang hầu hết các nước và mang tính tồn cầu. Khủng hoảng có xu hướng ngày càng trầm trọng và lan truyền từ khu vực tài chính sang khu vực kinh tế thực. Từ tình trạng lạm phát cao, thế giới phải đối đầu với nguy cơ suy giảm tăng trưởng sâu đi cùng với tình trạng giảm mạnh giá dầu, giá lương thực và các loại nguyên liệu thô khác. Việt Nam cũng bị tác động mạnh từ kinh tế thế giới, hầu hết các ngành sản xuất và dịch v ụ đều bị giảm sút, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhiều dự án đầu tư nước ngoài tạm dừng hoặc chậm tiến độ. Trong khi đó năng lực nội tại của Cơng ty Điện lực 1 có nhiều hạn chế, việc sản xuất điện năng trong nước gặp nhiều khó khăn, trước tình hình đó, Cơng ty tiếp tục đẩy mạnh việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, tổng sản lượng đến hết năm 2008 đã đạt đến 385.000.000 KWh, tăng 11,6% so với năm 2007.
Năm 2009, chính nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ đ ã đem lại kết quả tạo ra một lực kéo mạnh đối với nền kinh tế, giúp ổn định tình hình thương mại, Cơng ty có thêm nhiều nguồn lực để sản xuất kinh doanh, việc
nhập khẩu điện cũng khơng cịn tăng cao như năm 2008, tổng sản lượng nhập khẩu điện đến hết 2009 đạt 360.000.000, giảm 6,9% so với năm 2008.