CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1
2.2. Tình hình hoạt động nhập khẩu của Cơng ty Điện lực 1
2.2.3.3. Tình hình nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho các dự án
Do đặc thù của ngành hàng là nhập khẩu thiết bị điện để cung cấp cho các dự án vì vậy chỉ có thể thống kê được một số hoạt động nhập khẩu thiết bị điện thông qua các dự án.
a) Tình hình thực hiện các dự án ODA và cơng tác vay vốn n ước ngồi từ 1998 – 2009:
* Vốn vay ADB:
tổng vốn vay khoảng 80 triệu USD, thời gian thực hiện 1996 – 2001.
- Dự án khu vực năng lượng tái tạo cho các xã vùng sâu vùng xa với tổng số vốn vay khoảng 68 triệu USD, thời gian thực hiện 2009 – 2013.
* Vốn vay Sida – Thụy Điển:
- Dự án cải tạo lưới điện thành phố Thái Nguyên với tổng số vốn vay 34 triệu SEK, thời gian thực hiện 1998 – 2001.
- Dự án trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc với tổng số vốn vay là 54 triệu SEK, thời gian thực hiện 1999 – 2002.
* Vốn vay Chính phủ Phần Lan:
- Dự án điện khí hóa nơng thơn tại các tỉnh Lạng Sơn, Hà Nam, Nam Định với tổng số vốn vay là 3,47 triệu EUR, thời gian thực hiện 2004 – 2006.
- Dự án cải tạo lưới điện 4 tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Th ái Nguyên, Phú Thọ với tổng số vốn vay 6,3 triệu EUR, thời gian thực hiện 2006 – 2010.
* Vốn vay Chính phủ Bỉ:
- Dự án mua sắm trạm biến áp di động 1 với tổng số vốn vay là 55 triệu BEF, thời gian thực hiện 1999 – 2000.
- Dự án mua sắm trạm biến áp di động 2 với tổng số vốn vay là 1,705 triệu EUR, thời gian thực hiện 2006 – 2010.
* Vốn vay WB:
- Tín dụng 3034: Dự án cải tạo lưới điện thành phố Vinh, Hạ Long, Hải Dương và Hà Tĩnh với tổng số vốn vay 15.600.000 SDR, tương đương khoảng 22 triệu USD, thời gian thực hiện 1998 – 2006.
- Tín dụng 3034: Xây dựng 4 trạm biến áp và đường dây 110kV với tổng số vốn vay khoảng 8,5 triệu USD, thời gian thực hiện 2005 – 2007.
- Tín dụng 3358: Dự án năng lượng nông thôn với 3 giai đoạn với tổng số vốn vay 56.600.000 SDR, tương đương 80 triệu USD để đưa điện về 530 x ã, thời gian thực hiện 1999 – 2006.
năng lượng tái tạo nhằm xây dựng 21 trạm biến áp và đường dây 110kV, cải tạo 02 thủy điện nhỏ và lắp đặt 80 MBA tụ bù ở 4 trạm 110kV substations với tổng số vốn vay 40,7 triệu USD, thời gian thực hiện 2002 – 2007.
- Tín dụng 3680: Dự án xây dựng 14 trạm và đường dây 110kV với tổng số vốn vay 25 triệu USD, thời gian thực hiện 2006 – 2007.
- Tín dụng 4000: Dự án năng lượng nơng thơn 2 – xây dựng và cải tạo lưới điện trung áp nông thôn tại 731 xã ở 18 tỉnh với tổng số vốn vay 42,3 triệu USD, thời gian thực hiện 2005 – 2010.
- Tín dụng 4576: Dự án năng lượng nông thôn 2 (mở rộng) – xây dựng và cải tạo lưới điện trung áp nông thôn tại 184 xã ở 10 tỉnh với tổng vốn vay 15 triệu USD, thời gian thực hiện 2009 – 2010.
- Tín dụng 4444: Dự án lưới điện phân phối nông thôn – xây dựng và cải tạo lưới điện trung áp nông thôn tại 9 tỉnh và xây dựng 7 trạm biến áp và đường dây 110kV với tổng số vốn vay 47,44 triệu USD, thời gian thực hiện 2009 – 2013.
* Dự án vay vốn JBIC với tổng số vốn vay 8 triệu USD, thời gian thực hiện 2004 – 2006.
* Các dự án dự kiến thực hiện trong thời gian tới:
- Dự án vay vốn chính phủ Đức: Cải tạo và nâng cấp lưới điện trung áp nông thôn với tổng vốn vay dự kiến khoảng 80 triệu EUR.
- Dự án do ADB bảo lãnh: Dự án truyền tải và phân phối điện với tổng số vốn vay dự kiến khoảng 105 triệu USD.
b) Một số dự án lớn trong những năm qua:
Trong mỗi một dự án kéo dài nhiều năm của Cơng ty Điện lực 1, sẽ có rất nhiều gói hợp đồng cung cấp thiết bị để xây dựng sửa chữa các cơng tr ình điện trong vùng miền Bắc, vật tư thiết bị đó có thể được nhập khẩu và cũng có thể là mua trong nước, tùy vào kết quả mời thầu của Cơng ty. Do đó chỉ có thể đánh giá một cách tổng quan về giá trị nhập khẩu vật tư thiết bị qua một số dự án lớn.
Bảng 2.7: Tình hình nhập khẩu trong một số dự án lớn
Tên dự án Giá trị nhập khẩu (USD) Các mặt hàng chủ yếu
Dự án 3034 525.000 Máy biến thế, thiết bị điều khiển, máy
biến thế phụ và các thiết bị đi kèm khác
Dự án RE II 5.228.021 Thiết bị lắp ráp hoàn chỉnh cho lưới
điện 35kV, 22kV
Dự án SEIER 3.142.002 Máy biến áp, VTTB trạm 110kV
(Nguồn: Báo cáo Phịng Vật tư và XNK – Cơng ty Điện lực 1)
* Dự án 3034: Là dự án được WB cấp tín dụng nhằm phát triển lưới điện truyền tải điện miền Bắc. Thời gian thực hiện dự án là 1 năm kể từ ngày 13/06/2006 đến hết tháng 06/2007. Dự án được kí ban đầu với giá trị khoảng 190 triệu USD tuy nhiên đã không sử dụng hết 45 triệu USD ở một số cơng trình là 110kV Đại An và Nhị Chiêu. Tuy nhiên, trong đó một số cơng tr ình thực hiện khá thành cơng như cơng trình cung cấp máy biến thế và thiết bị phụ cho chi nhánh và trạm 110kV để truyền tải và phân phối điện năng cho tỉnh Hà Tây.
Ở cơng trình này, Cơng ty Điện lực 1 đã phải nhập khẩu máy biến thế, thiết bị điều khiển, máy biến thế phụ và các thiết bị đi kèm khác từ Công ty trách nhiệm hữu hạn TIRATHAI của Thái Lan. Giá trị của hợp đồng là 532.000 USD trong đó giá hàng hóa nhập khẩu là CIF Hải Phòng 525.000 USD và giá hàng hóa đi kèm mua trong lãnh thổ Việt Nam EXW Hải Phịng 7000 USD. Cơng trình đã đảm bảo khá tốt và phát triển thành công lưới điện cho tỉnh Hà Tây.
* Dự án năng lượng nông thôn (RE): Là một dự án lớn nhằm mở rộng lưới điện đến 690 xã ở 32 tỉnh trên cả nước, xây dựng năng lực cho chính phủ để duy trì ngành điện độc lập trong dài hạn, sử dụng các nguồn năng lượng thay thế ở các khu vực chưa có điện lưới quốc gia. Trong giai đoạn 2000-2006, IDA đã cung cấp 150 triệu đô la Mỹ trên tổng số 216 triệu đơ được tài trợ.Trong đó Cơng ty Điện lực 1 cũng đã thực hiện nhiệm vụ của mình trên địa bàn mà Cơng ty quản lý.
Một số hợp đồng mà Công ty đã thực hiện nhập khẩu thiết bị điện cho dự án năng lượng nông thôn như là hợp đồng cung cấp phụ tùng và thiết bị cách điện. Hợp đồng được thực hiện giữa Công ty Điện Lực 1 và Cơng ty cổ phần sứ kĩ thuật Hồng
Liên Sơn. Tổng giá trị hợp đồng là 7.246.716.387 VNĐ gồm các mặt hàng: thiết bị lắp ráp hoàn chỉnh cho lưới điện 35kV, 22kV, thiết bị cách điện cho lưới điện 35kV.
* Dự án Nâng cao hiệu suất hệ thống điện, cổ phần hoá và năng lượng tái tạo (SEIER): Dự án SEIER được thực hiện trên toàn quốc với giá trị 351,7 triệu USD và thời hạn 5 năm. Trong số vốn trên, có 225 triệu USD vay từ WB, 122,2 triệu USD vốn đối ứng trong nước (của EVN và các địa phương), 4,5 triệu USD viện trợ khơng hồn lại của Quỹ mơi trường tồn cầu. Dự án SEIER gồm các tiểu dự án: Nâng cao hiệu suất hệ thống truyền tải điện 500/220 KV, chương trình quản lý nhu cầu năng lượng (Dms) giai đoạn 2, mở rộng cấp điện 110 KV nông thôn, cải tạo và nâng cấp 5 nhà máy thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo, cổ phần hóa cung cấp điện ở 15 xã và 1 huyện.
Bảng 2.8: Một số hợp đồng nhập khẩu cho dự án SEIER
STT Số hợp đồng – Ngày ký Nội dung hợp đồng
01 01/SEIER/VUTHU/PC1- TIRATHAI 19/09/2006
Cung cấp MBA 110kV cho trạm 110kV Vũ Thư mở rộng - CIF Hai Phòng 415,160.00 USD. Giao hàng 16 tu ần (09/01/2006)
02 03/SEIER/BACVIETTRI/PC1- TIRATHAI 31/01/2007
Cung cấp VTTB 110kV cho trạm 110kV Bắc Việt Trì m ở rộng. EXW kho người bán 270,281.30 USD, giao hàng 20 tuần (20/06/2007)
03 01/SEIER/BVTR/PC1-VEE 3/04/2007
Cung cấp MBA 110kV cho trạm 110kV Bac Viet Tri m ở rộng. EXW kho người bán 270,281.30 USD, Giao hàng 16 tuần (24/07/2007)
04 01/SEIER/VINHTUONG/ PC1- TLP/ABB 10/12/2008
Cung cấp MBA cho Cơng trình mở rộng TBA 110kV Vĩnh Tường. Giá: 499.000 USD(EXW). Giao hàng: 16 tuần (1/4/2009)
05 3.1/SEIER/DONGVAN/ PC1- LS-VINA 22/4/2009
Cung cấp VTTB cho trạm 110kV Đồng Văn 5 85 ,2 84.28 USD và 5,857.00 USD v/c và 5,704 USD tiền Nhập khẩu , giao hàng 16 tuần
06 01/SEIER/LAOCAI/PC1-VEIC 03/06/2009
Cung cấp MBA cho trạm 110kV Lào Cai ch o cơ ng trìn h lắp MBA T2 624,090.00 USD và tiền nhập 3 1 ,2 04.50 USD. Giao hàng 16 tuần (23/9/2009)
07 3.1/SEIER/LAOCAI/PC1-LS- VINA 4/9/2009
Cung cấp VTTB cho lắp đặt MBA T2 trạm 110kV Lào Cai 168,599.04 USD EXW nhập 16 tuần (25/12/2009)
(Nguồn: Báo cáo Phịng Vật tư và XNK – Cơng ty Điện lực 1)
2.2.3.4. Quy trình thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Cơng ty:
Để hiểu thêm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Công ty, sau đây ta sẽ xem xét đến quy trình thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu:
- Sau khi được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) của dự án, đơn vị quản lý dự án phải cho Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu đầy đủ hồ sơ để thực hiện như luận chứng BCNCKT, quyết định phê duyệt BCNCKT, phê duyệt TKKT- TDT...
- Phòng kinh tế đối ngoại chủ trì ký hợp đồng với nhà cung cấp nước ngoài và thực hiện các thủ tục phê duyệt hợp đồng và chuyển cho Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu 02 bản hợp đồng gốc và quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu đồng thời chuyển cho phòng Kỹ thuật 01 bản hợp đồng.
- Phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu đầu mối thực hiện các nội dung đã được ký kết của hợp đồng.
- Nếu trong q trình thực hiện hợp đồng có phát sinh thay đổi so với hợp đồng đã ký thì Phịng Kinh tế đối ngoại chủ trì việc thực hiện thủ tục điều chỉnh hợp đồng theo quy định.
- Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu thực hiện việc xin đăng ký hợp đồng và xin xác nhận thiết bị chính với Bộ Công Thương, xin giấy phép hợp chuẩn hoặc giấy phép nhập khẩu với bộ Thơng tin và truyền thơng (nếu cần thiết).
- Phịng Tài chính - Kế tốn sau khi nhận được Bảo lãnh trả trước (nếu có) và Bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Nhà thầu phải kiểm tra và tiến hành làm thủ tục tạm ứng trước cho nhà thầu cũng như mở L/C cho nhà thầu để thực hiện hợp đồng.
- Sau khi nhận được bản vẽ và tài liệu kỹ thuật đã được người mua phê duyệt chấp nhận để sản xuất hàng loạt, đơn vị Quản lý dự án phải chuyển cho Phòng Kỹ thuật và Phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu 01 bộ cho mỗi phịng.
- Khi có thơng báo giao hàng của nhà thầu, Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu sẽ thông báo cho Đơn vị Quản lý Dự án biết để có kế hoạch phối hợp với cơng ty
Cổ phần vận tải và dịch vụ điện lực Hải Phòng kiểm tra, giám định hàng ngay khi hàng được rút ra khỏi kho cảng.Việc kiểm tra và giám định này phải được tiến hành và có biên bản giám định gửi cho Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu trong vòng 25 ngày kể từ ngày hàng về đến cảng Hải Phòng để Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu làm thủ tục khiếu nại nhà thầu. Nếu chậm, Đơn vị Quản lý Dự án phải chịu mọi trách nhiệm nếu việc khiếu nại không được nhà thầu chấp nhận do quá thời gian khiếu nại.
- Phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu có trách nhiệm gửi cho Đơn vị Quản lý Dự án 01 bộ chứng từ giao hàng (bản sao) để làm cơ sở kiểm tra hàng thực tế.
- Ngay sau khi rút hàng ra khỏi cảng, công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Điện lực Hải Phòng phải gửi tờ khai hải quan và giấy thông báo thuế cho phòng Vật tư - Xuất Nhập Khẩu để kịp làm thủ tục nộp tiền thuế Nhập khẩu cũng như VAT. Sau khi đã nhận được các loại giấy tờ trên, Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu sẽ chuyển cho Phịng Tài chính Kế tốn để phịng này nộp tiền thuế đúng hạn.
- Sau khi nhận hàng xong, nếu hàng hố khơng có vấn đề gì sai khác với h ợp đồng đã ký thì trong thời gian quy định, Đơn vị Quản lý Dự án phải xác nhận tình trạng hàng hoá đã nhận về số lượng, chất lượng và việc hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của nhà thầu để làm cơ sở cho Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu phát hành Acceptance Certificate cho nhà thầu.
- Về việc thanh toán tiền hàng, nếu thanh tốn bằng L/C thì việc thanh tốn được thực hiện theo quy định của Ngân hàng; nếu thanh tốn bằng điện chuyển tiền (T.T.) thì sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán theo quy định của hợp đồng do nhà thầu gửi, Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu chuyển cho Phịng Tài chính Kế tốn để phòng này chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ và thanh toán cho nhà thầu theo quy định của hợp đồng.