CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1
2.2. Tình hình hoạt động nhập khẩu của Cơng ty Điện lực 1
2.2.2.3. Nhập khẩu điện qua Cửa khẩu Hà Giang
Là tỉnh miền núi, có đường biên giới dài hàng trăm km tiếp giáp với Trung Quốc, hiện tại Hà Giang có 4 cửa khẩu chính là Thanh Thủy, Xăm Pun, Xí Mần và Phó Bảng. Trong đó Thanh Thủy là cửa khẩu quốc gia có quy mơ lớn nhất. Cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quan trọng nhất và là cửa khẩu quốc gia duy nhất tại Hà Giang. Trong tương lai cặp cửa khẩu Thanh Thuỷ - Thiên Bảo sẽ được nâng cấp lên Cửa khẩu quốc tế.
Bảng 2.5: Giá trị điện nhập khẩu qua cửa khẩu Hà Giang giai đoạn 2005 – 2009
Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng sản lượng (KWh) 83.353.000 318.000.000 420.000.000 446.000.000 430.000.000 Tổng giá trị nhập khẩu (USD) 358.417,9 1.431.000 1.885.000 1.962.400 1.892.000
(Nguồn: Báo cáo của Phòng Kinh tế đối ngoại – Công ty Điện lực 1)
Biểu 2.6: Biểu đồ thể hiện giá trị điện nhập khẩu tại cửa khẩu Hà Giang
Năm 2006, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn thiếu điện khủng khiếp khiến nhiều vùng ở bắc Việt phải sống trong cảnh tăm tối, và ngay cả thủ đô Hà Nội
cũng bị ảnh hưởng. Một nạn hạn hán trên khắp nước đã làm mực nước tại hồ chứa nước chính cho một nhà máy thủy điện lớn nhất nước đã hạ thấp một cách nguy hiểm. Năm 2005, một viên chức của Công Ty Điện Lực Việt Nam đã cảnh cáo là các tỉnh thành ở bắc bộ có thể lâm tình trạng thiếu điện vào năm 2006 nếu việc xây cất 10 nhà máy điện khơng hồn tất như trơng đợi. Đúng như dự kiến, năm 2006 là một năm vơ cùng khó khăn đối với ngành điện, lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc đều phải đồng loạt tăng cao trong năm này. Tại cửa khẩu Hà Giang, sản lượng điện nhập khẩu đã đạt 318.000.000 KWh, tăng 381% so với năm 2005, giá trị nhập khẩu lên tới 1.431.000 USD. Sang tới năm 2007, lượng điện nhập khẩu tiếp tục tăng do q trình phát triển khơng ngừng của đất nước, đã tạo ra một áp lực đối với ngành cung cấp năng lượng, xã hội rất cần năng lượng để phát triển các khu công nghiệp, để sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh thương mại dịch vụ… Do đó lượng điện nhập khẩu đều có xu hướng tăng cao qua các năm. Mặt khác, do phải cung cấp điện cho các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai nên cùng với trạm 110 Kv tại Lào Cai, trạm 110 Kv tại cửa khẩu Thanh Thủy cũng phải nhập khẩu một khối lượng điện tương đối lớn.
* Tình hình nhập khẩu điện tháng 3 năm 2010
- Sản lượng điện mua của Trung Quốc tại Lào Cai:
Trạm 110kV Hà Khẩu – Trung Quốc và trạm 110kV Lào Cai – Việt Nam + Sản lượng điện Trung Quốc giao cho Việt Nam: 16.219.854,75 KWh + Tổng tiền điện phía Việt Nam phải thanh tốn cho phía Trung Quốc là: 875.194,72 USD
Số tiền theo sản lượng điện: 827.212,59 USD Chi phí bổ sung: 47.981,72 USD
- Sản lượng điện mua của Trung Quốc tại Móng Cái:
Trạm 110kV Shengou – Trung Quốc và trạm 110kV Móng Cái – Việt Nam + Sản lượng điện phía Trung Quốc giao cho Việt Nam: 8.223.137, 34 KWh + Tổng tiền điện phía Việt Nam phải thanh toán: 419.380,00 USD
Trạm 110kV Maomaotiao – Trung Quốc và trạm 110kV Hà Giang – Việt Nam + Sản lượng điện phía Trung Quốc giao cho Việt Nam: 44.392.973,64 KWh + Tổng tiền điện phía Việt Nam phải thanh tốn: 2.399.248,19 USD
Số tiền theo sản lượng điện là: 2.264.041,66 USD Chi phí bổ sung: 135.206,53 USD
Biểu 2.7: Biểu đồ sản lượng điện nhập khẩu qua 3 cửa khẩu tháng 3 năm 2010
Theo báo cáo mới đây của Công ty cho biết, dự kiến sản lượng điện tối đa trung bình một ngày trên tồn hệ thống của quốc gia trong các tháng 4, 5 và 6 n ăm 2010 chỉ đạt mức 270, 275 và 285 triệu kWh/ ngày. Như vậy, dự tính mức thiếu hụt điện năng có thể lên đến từ 10 đến 15 triệu kWh/ngày.
Theo EVN, tính đến hết tháng 3, tổng công suất đặt các nhà máy điện và nhập khẩu điện trên hệ thống điện quốc gia đạt 18.400MW, tổng công suất khả dụng toàn hệ thống đạt mức từ 16.500 - 16.800MW, cơ bản đáp ứng được công suất cực đại của hệ thống. Tuy nhiên, thời gian qua do hạn hán, mực nước các hồ thủy điện vào thời điển đầu năm 2010 đều ở mức thấp hơn yêu cầu, lưu lượng nước vào các hồ trong 3 tháng đầu năm 2010 chỉ đạt từ 60 - 70% trung bình nhiều năm, dẫn đến mực nước hầu hết các hồ thủy điện ở thời điểm cuối tháng 3 đều thấp hơn mức
trung bình nhiều năm, làm giảm đáng kể sản lượng điện phát của các nhà máy thủy điện.
Cũng do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, nên lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc cũng giảm, thêm vào đó là tình trạng vận hành không ổn định của các nhà máy điện than mới đưa vào vận hành ở miền Bắc đã làm cho hệ thống điện mất khả năng cân đối cung cầu điện do thiếu điện năng.
Trước tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 424/CT-TTg ngày 5-4-2010 về việc tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện trong các tháng mùa khô năm 2010 để bảo đảm an tồn vận hành hệ thống điện và khơng để xảy ra những sự cố lớn gây mất điện trên diện rộng đồng thời giao cho Tập đoàn tiếp tục nghiên cứu việc nhập khẩu điện năng sao cho hợp lý, tránh tình trạng thiếu hụt điện quá lớn gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của người dân.