Trong công tác nhập khẩu điện năng

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu tại công ty điện lực 1 (Trang 69 - 71)

Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp về sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm nhưng do các nguồn năng lượng hoá thạch ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Việt Nam lại tiếp tục tăng lên 4,3 lần trong hai thập kỷ tới. Vì vậy Việt Nam sẽ từ vị trí là nước xuất khẩu năng lượng như hiện nay trở thành một nước nhập khẩu năng lượng vào năm 2015. Trong đó, than, điện, dầu và gas... sẽ là những dạng năng lượng phải nhập khẩu nhiều nhất.

Để đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng năng lượng đang tăng nhanh, các chuyên gia cho rằng: Việt Nam cần có một chính sách tổng thể để bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng như: gas, dầu thô, than và năng lượng tái sinh.

Đặc biệt, việc sớm xây dựng và phát triển thị trường năng lượng minh bạch và hiệu quả vận hành theo các quy luật kinh tế, trong đó giá năng lượng theo giá quốc tế cũng sẽ là giải pháp hữu hiệu buộc mọi người dân, mọi doan h nghiệp... phải sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm nhất.

- Để đảm bảo nhu cầu điện của nền kinh tế quốc dân với tốc độ tăng trưởng GDP 5,32% năm 2009, ngành điện nói chung và Công ty Điện lực 1 nói riêng cần phấn đấu đảm bảo đúng tiến độ các công trình điện;

- Tổ chức theo dõi những diễn biến bất thường của thời tiết, giữ mực nước các hồ đảm bảo cho các nhà máy thuỷ điện hoạt động bình thường.

- Bên cạnh đó, Công ty cần đảm bảo vận hành an toàn các nhà máy nhiệt điện than và vận hành các tuốc bin khí hỗn hợp trên 7000 giờ; đẩy mạnh pho ng trào thực hành tiết kiệm trong sử dụng điện (tiết kiệm 50% điện dùng cho chiếu sáng công cộng và 10% dùng cho cơ quan hành chính sự nghiệp), phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống 10,5%,

- Tiếp tục mua điện từ các nhà máy ngoài Tập đoàn và từ Trung Quốc với mức khoảng 19,33 tỷ kWh... để đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ điện của các ngành kinh tế quốc dân.

Ngoài ra, có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc thiếu điện là do quy hoạch phát triển điện năng làm không tốt. Ngay trong khu vực chúng ta cũng có thể nh ìn thấy

những bài học về quy hoạch phát triển điện năng. Ở Thái Lan, việc quy hoạch này được đánh giá rất cao còn ở Việt Nam lại rất thấp nên tình trạng thiếu điện xảy ra là điều có thể hiểu được.

Bài toán thiếu điện tại Việt Nam có thể được giải quyết nếu có sự liên kết về lưới điện giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. Việc hình thành lưới điện này sẽ giúp Việt Nam có được lượng điện thiếu hụt thông qua các thỏa thuận mua điện với các bên.

Để làm được điều này trước hết cần phát triển cơ sở hạ tầng (phần cứng), xây dựng các trạm kết nối giữa các Trung tâm điều độ hệ thống của các nước. Việc xây dựng các liên kết lưới điện này hoàn toàn có thể thực hiện được và nên bắt đầu bằng những thỏa thuận song phương về điện.

Trên thế giới việc ký kết các hiệp định song phương rồi tiến đến xây dựng các thị trường chung ở một số lĩnh vực đã được thực hiện. Đây là những mô hình tốt giúp hỗ trợ nhau trong nhiều lĩnh vực. Điều này có thể nhận thấy thông qua các hiệp định song phương giữa Mỹ và Mehico; Mỹ và Peru.

Tuy việc hình thành lưới điện chung trong khu vực sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu điện ở các quốc gia tham gia nhưng nó cũng sẽ đặt ra một số vấn đề cần giải quyết. Đó là khi kết nối các đường truyền tải điện cao thế với nhau th ì những nước tham gia phải cùng sử dụng chung công nghệ, cùng điện thế, phải có sự thống nhất về hệ thống, về kế hoạch vận hành, điều tiết và thậm chí là phải cùng thống nhất về mặt ngôn ngữ, các thủ tục truyền tải.

Bên cạnh đó những nước tham gia cũng cần tính tới những tình huống có thể phát sinh như những tranh chấp trong mức giá bán điện, thanh toán, khả năng hỗ trợ…

Sau khi ký kết hợp đồng để nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Công ty phải tăng cường hợp tác để thu được lợi nhuận cao nhất, bằng các biện pháp như sử dụng lượng điện nhập khẩu một cách có hiệu quả, phân phối đồng đều theo t ình hình địa lý và dân cư,… Đẩy mạnh quan hệ với đối tác, triển khai đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân tại các trạm 110kV cửa khẩu, giúp cho việc vận hành và truyền tải điện năng nhập khẩu được diễn ra thuận lợi.

Tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và chính xác về tình hình thời tiết, mưa lũ, hạn hán vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác sản xuất kinh doanh và nhập khẩu điện năng của Công ty, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời và hợp lý trong việc ký kết hợp đồng mua điện từ Trung Quốc theo tháng hay theo quý.

Tính toán giữa chi phí nhập khẩu và chi phí sản xuất trong nước để đưa ra một mức giá bán điện hợp lý cho người dân, đặc biệt là khu vực dân cư được phân phối điện nhập khẩu đều là vùng biên giới còn nhiều khó khăn, người dân đa phần còn nghèo và trình độ dân trí thấp.

Tăng cường đầu tư để xây dựng đường dây truyền tải giữa các cửa kh ẩu, tránh hiện tượng thâm hụt trong quá trình bàn giao điện, tránh tình trạng các trang thiết bị không tốt làm ảnh hưởng xấu tới việc mua điện.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu tại công ty điện lực 1 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)