CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1
2.2. Tình hình hoạt động nhập khẩu của Cơng ty Điện lực 1
2.2.2.2. Nhập khẩu điện qua Cửa khẩu Móng Cái
Móng Cái là một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực qua biên giới phía Bắc Việt Nam. Ðặc biệt, Móng Cái tiếp giáp với Thị xã Ðông Hưng là khu kinh tế mở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Khu kinh tế này đang được xây dựng thành một thành phố lớn, hiện đại, đa chức năng và được xác định là cửa ngõ để Trung Quốc đi vào thị trường Đơng Nam Á.
Móng Cái có hệ thống đường bộ, đường biển thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế. Móng Cái có một sân bay nhỏ có thể nâng cấp để phục vụ việc đi lại bằng hàng khơng. Nhiều cơng trình hạ tầng quan trọng như hệ thống thông tin viễn thông, lưới điện 110kV, đường 18A nối với thành phố Hạ Long, cảng biển Vạn Gia, chợ, khách sạn, trung tâm hội chợ triển lãm, công viên ... đã được đầu tư nâng cấp.
Với những lợi thế của mình, Móng Cái là khu vực cửa khẩu giàu tiềm n ăng. Nhằm đưa Móng Cái thành địa bàn có sức thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngồi nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 53/2001/QÐ- TTg ngày 19/4/2001 về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Theo đó, ngồi quyền được hưởng các ưu đãi theo qui định hiện hành, các nhà đầu tư trong và ngồi nước cịn được hưởng:
• Các hoạt động kinh doanh: Xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển
hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển l ãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, chi nhánh đại diện, chợ cửa khẩu, dịch vụ - du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, khu bảo thuế..
• Các nhà đầu tư được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơng trình kiến trúc
theo đúng mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt, được vay vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh, được hưởng các ưu đãi về buôn bán biên giới theo quy định. Khu bảo thuế được áp dụng cơ chế phi thuế quan như đối với kho ngoại quan.
• Doanh nghiệp có trụ sở tại khu vực này được kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp các loại hàng hoá (trừ các mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu).
• Áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu hiện hành ở mức thấp nhất đối với những
mặt hàng được sản xuất trong khu vực phải chịu thuế.
• Giảm 50% giá thuê đất và mặt nước so với khung giá hiện hành.
• Mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất (10%) trong suốt thời hạn thực hiện
dự án đầu tư; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
• Mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngồi thấp nhất (3%).
• Thủ tục xuất - nhập cảnh thuận lợi cho người nước ngoài ra, vào khu vực này.
Nắm bắt được những ưu điểm đó, Cơng ty cũng đã lựa chọn cửa khẩu Móng Cái để làm nơi trung chuyển điện nhập khẩu giữa hai nước.
Bảng 2.4: Giá trị điện nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái giai đoạn 2005 – 2009
Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng sản lượng (KWh) 66.000.000 250.000.000 110.000.000 210.000.000 180.000.000 Tổng giá trị nhập khẩu (USD) 238.800 1.125.000 500.000 903.000 774.000
Biểu 2.5: Biểu đồ thể hiện giá trị điện nhập khẩu tại cửa khẩu Móng Cái
Do chỉ nhập khẩu điện để cấp cho một số huyện của tỉnh Quảng Ninh nên giá trị nhập khẩu qua cửa khẩu này là thấp nhất trong 3 cửa khẩu mà EVN k ý kết hợp đồng. Cũng như tại cửa khẩu Lào Cai, tình hình nhập khẩu điện ở cửa khẩu Móng Cái của từng năm đều có sự thay đổi đáng kể. Năm 2005, khi mới bắt đầu nhập khẩu thì giá trị cuối năm chỉ là 66.000.000 KWh. Nhưng sang đến năm 2006, giá trị đó đã tăng vọt lên 250.000.000 KWh (tăng gần gấp 4 lần năm 2005). Việc nhập khẩu điện của Công ty trong một năm bị phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết của năm đó. Năm 2006, do nước ta chịu ảnh hưởng của hiện tượng La Nina, nên hạn hán xảy ra liên tục, khiến mực nước của các song ở các tỉnh phía Bắc xuống thấp, do đó việc thiếu điện đã trở thành mối lo lớn cho Chính phủ và người dân, trước tình hình đó, để đảm bảo nguồn năng lượng cho tiêu dùng và sản xuất, Công ty đã tăng lượng điện nhập khẩu lên nhiều lần so với năm trước. Tuy nhiên, cho tới năm 2007, Công ty đã cung cấp thêm điện năng cho tỉnh Quảng Ninh bằng lượng điện tự sản xuất, nên lượng điện nhập khẩu đã giảm so với năm ngoái, lượng điện nhập khẩu đã giảm hơn 2 lần so với năm 2006, đạt 110.000.000 KWh. Đến năm 2008 và 2009, do tình hình của đất nước và của Cơng ty như đã phân tích ở trên, nên lượng điện nhập khẩu cũng có biến động, năm 2008, sản lượng tăng lên 210.000.000 KWh (tăng gấp đôi so với năm 2007), và năm 2009 sản lượng đạt 180.000.000 KWh (giảm 15% so với năm 2008).