Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty Điện lực 1

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu tại công ty điện lực 1 (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty Điện lực 1

2.3.1. Thuận lợi

Thứ nhất là Công ty đã lựa chọn được một hình thức mua sắm vật tư thiết bị một cách hợp lý. Công ty Điện lực 1 ngày càng hoạt động có hiệu quả với việc mở rộng lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Để đáp ứng được nhu cầu sử sụng trang thiết bi phục vụ cho các dự án và cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho xã hội thì việc

đầu tư trang thiết bị và công nghệ rất được quan tâm. Công ty áp dụng phương thức đấu thầu trong mua sắm thiết bị nên đã lựa chọn được những thiết bị tiên tiến nhất. Từ khoảng cuối thế kỷ 20 đến nay Công ty đã đầu tư mua sắm nhiều thiết bị chuyên ngành, thay thế nhiều thiết bị cũ do Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu sản xuất bằng các thiết bị hiện đại.

Đấu thầu quốc tế mua sắm thiết bị góp phần giảm tính thiên vị cố hữu, giúp chọn được thiết bị có cơng nghệ phù hợp với trình độ phát triển của ngành, đất nước. Nó giúp Cơng ty chống tình trạng bị ép giá hay ép mua, kích thích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp thiết bị.

Thứ hai là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cơng ty có năng lực, kinh nghiệm, thích ứng với cơ chế thị trường, năng động trong việc chuyển hướng kinh doanh. Các cán bộ nghiệp vụ chun mơn cao, tận tình trong cơng việc đã góp phần đem lại những hiệu quả nhất định cho công ty. Công ty điện lực 1 là một Công ty Nhà nước, do đó phần nào có được những ưu thế nhất định trong kinh doanh, tạo điều kiện cho Cơng ty có thể tiến tới hợp tác với các đơn vị kinh doanh, sản xuất trong nước để từ đó mở rộng và khai thác nhiều hình thức xuất nhập khẩu mới.

Thứ ba là Công ty thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng đáp ứng được yêu cầu chống quá tải lưới điện, đảm bảo tiến độ các cơng trình theo kế hoạch (đặc biệt là đối với các cơng trình 110kV, các cơng trình cải tạo tối thiểu lưới điện hạ áp nông thôn sau tiếp nhận), kịp thời cấp điện cho các phụ tải cơng nghiệp nhằm mục đích tăng sản lượng điện thương phẩm, tăng giá bán bình quân và giảm tổn thất điện năng tồn Cơng ty đã góp một phần khơng nhỏ vào việc hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Tập đồn giao.

2.3.2. Khó khăn gặp phải

* Về phía Nhà Nước:

Trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) như hiện nay, mặc dù Nhà Nước đã có những cải cách nhất định về các chính sách và quy định pháp luật sao cho phù hợp nhưng vẫn cịn tồn tại một số những hạn chế gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và Cơng ty Điện lực 1 nói riêng:

- Chức năng chồng chéo giữa các cơ quan Nhà Nước là nguyên nhân gây khó khăn cho doanh nghiệp:

- Sau khi đã kí hợp đồng phịng Vật tư - Xuất Nhập khẩu phải thực hiện việc xin đăng ký hợp đồng và xin xác nhận thiết bị chính với bộ Cơng Thương, xin giấy phép hợp chuẩn hoặc giấy phép nhập khẩu với bộ Thông tin và truyền thông (nếu cần thiết). Chính vì thế có nhiều trường hợp các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ việc xác định thiết bị chính cũng như các thủ tục hành chính khác khá rườm rà và mất nhiều thời gian, không cần thiết.

- Thuế nhập khẩu của một số mặt hàng thiết bị điện còn bất hợp lý: Có một số mặt hàng thiết bị điện có hàm lượng kĩ thuật cao mà trong nước khơng có khả năng sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, Nhà nước lại đánh mức thuế khá cao vì vậy gây khó khăn rất lớn cho Cơng ty vì nhu cầu vốn để thực hiện việc nhập khẩu vẫn còn là một vấn đề lớn.

- Mặc dù thủ tục hành chính đã được cải cách nhưng vẫn cịn khó khăn cho doanh nghiệp: Hiện nay cơ chế quản lý nhập khẩu của nhà nước còn nhiều bất cập. Thủ tục nhập khẩu còn rườm rà phức tạp, gây lãng phí thời gian và cơng sức cho doanh nghiệp, nhiều nơi còn tỏ ra quan liêu cửa quyền gây khó dễ.

* Về phía doanh nghiệp:

Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động cũng như quy trình xuất nhập khẩu của Cơng ty thì có thể thấy về phía bản thân Cơng ty vẫn cịn gặp phải một số những khó khăn như sau:

- Trong công tác đấu thầu:

+ Khả năng thực tế của các nhà thầu Việt Nam: phần lớn các nhà thầu Việt Nam chưa đủ năng lực chun mơn và cịn thiếu thơng tin về giá cả thị trường thế giới. Việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu một phần vì thiếu thơng tin, thiếu kinh nghiệm, thời gian quá ngắn… nên hồ sơ cịn nhiều sai sót như lập giá q cao hoặc quá thấp. + Kết quả đấu thầu thiếu khách quan: Một số cuộc đấu thầu được thực hiện tuỳ tiện và tỏ ra thiếu khách quan công bằng trong đánh giá, xét thầu làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu.

+ Quy trình đấu thầu còn nhiều tồn tại: sau khi Hội đồng xét thầu quyết định người trúng thầu thì bộ hồ sơ của người trúng thầu vẫn cần thẩm định và yêu cầu bổ sung ở các cấp có liên quan. Thực chất của việc làm này đã tạo ra hai lần xét thầu.

+ Vấn đề nhân sự trong công tác đấu thầu: Cơng ty vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn trong khi tiến hành đấu thầu do thiếu thông tin về công nghệ và giá cả quốc tế, thiếu các cán bộ có trình độ chun mơn và ngoại ngữ.

- Về vấn đề vốn:

Vốn là vấn đề khó khăn đầu tiên đối với Công ty. Hiện nay, mặc dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn đang huy động vốn cho các dự án phát triển lưới điện từ các quỹ tiền tệ và các tổ chức thế giới như WB, IDA, MNF... nhưng lượng vốn cung cấp nhiều khi không đủ. Mặt khác Công ty cũng đang tiến hành cổ phần hóa để có thể thu hút được nguồn vốn tuy nhiên q trình cổ phần hóa hiện nay vẫn chưa hồn thành chính vì thế việc nhập khẩu điện và thiết bị điện cung cấp cho các dự án của Tập đồn nói chung và của Cơng ty Điện lực 1 nói riêng rất khó khăn.

- Về việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng phát sinh:

Mặc dù Công ty Điện lực 1 nhập khẩu thiết bị điện chủ yếu là từ các công ty, doanh nghiệp của các nước có quan hệ lâu năm với Cơng ty v ì vậy khi có bất cứ khiếu nại phát sinh về mặt hàng đều sẽ được các công ty bên đối tác giải quyết nhưng thời gian giải quyết khá lâu nên nhiều khi ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.

* Về phía xã hội:

- Nguồn tài nguyên thuỷ điện trong khu vực được tập trung trên một số d ịng sơng chính như: Sơng Jinsha (Vân Nam - Trung Quốc); sơng Hồng của Trung Quốc và Việt Nam; sông Mê Kông (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc); sông Thanwin (Trung Quốc và Myanmar). Tổng trữ lượng thuỷ điện của các nước trong khu vực được đánh giá khoảng 1040 TWh, nhưng hiện mới chỉ được khai thác khoảng trên 5,2%. Nếu đánh giá chỉ khoảng 50% tiềm năng trên được khai thác do tính kinh tế và mơi trường thì tổng trữ năng thuỷ điện của các nước trong khu vực đạt được khoảng 500 TWh/năm.

- Theo nghiên cứu của Viện Năng lượng (IE) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thì tiêu dùng năng lượng điện/GDP đầu người của Việt Nam là quá cao so với Thái Lan, các nước trong khu vực và các nước có cùng mức thu nhập. Điều này cho thấy việc sử dụng năng lượng nói chung và nhất là điện vẫn chưa hiệu quả và tiết kiệm.

- Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, kinh tế Việt Nam năm nay vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ (khoảng 8,3%) và sang năm sẽ vào khoảng 8,5%. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện năng cũng tăng nhanh. Dự báo trong năm nay mức tăng khoảng 15 - 17% và khoảng gần 20% trong năm 2008

Trên đây là một số những khó khăn mà bản thân Cơng ty gặp phải, vấn đề đặt ra là phải làm sao giải quyết được những khó khăn ấy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động xuất nhập khẩu điện và thiết bị điện của Công ty.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC 1

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu tại công ty điện lực 1 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)