Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thu hút FDI

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh lào cai giai đoạn 2000 2015 (Trang 25 - 30)

a.Thuận lợi

• Môi trường xã hội và chính trị ổn định.

Sự ổn định về chính trị và xã hội là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất quyết định đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Một quốc gia có môi trường chính trị ổn định thì các nhà đầu tư mới yên tâm đầu tư. Nếu môi trường không ổn định, thường xuyên có bạo loạn thì khó có thể bảo toàn vốn cũng như không thể tiến hành sản xuất kinh doanh để sinh lời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, nền chính trị xã hội của nước ta luôn ổn định. Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài thì Việt Nam được coi là nước có sự ổn định về chính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Đó là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu

Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực

Cùng với sự ổn đinh về chính trị-xã hội , Việt Nam có đường lối đối ngoại mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài.

Với phương châm “Việt nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” nước ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình thích hợp và thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong quan hệ đa phương và song phương. Việt Nam đã là thành viên thứ 7 của ASEAN từ ngày 28/7/1995, gia nhập APEC tháng 11/1998, là thành viên đầu tiên của ASEM, là thành viên của WTO từ ngày 7/11/2006.

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, quan hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tư của gần 80 quốc gia. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra môi trường cạnh trnah công khai và bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư ngoài và tạo ra các cơ hôi như nhau cho các nhà đầu tư nước ngoài.

• Có những lợi thế so sánh

Việt Nam có điều kiện tự nhiên và trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á. Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giầu tài nguyên nhất thế giới. Người lao động Việt Nam rất sáng tạo trong công việc.

• Thị trường Việt Nam

Thị trường Việt Nam là một thị trường mới nổi, thị trường đầy tiềm năng, ít các dự án FDI lớn đầu tư vào trước đó.Vì thế các nhà đầu tư khi đầu tu vào Việt Nam sẽ không ngại với việc phải cạnh tranh với các nhà đầu tư lớn trước đó.Hơn nữa trong những năm gần đây Việt nam cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc đổi mới, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định ở mức khoảng 7%.

Tóm lại, những lợi thế của Việt Nam sẽ là điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận cao. Vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực, muốn làm ăn lâu dài. Đồng thời Việt Nam cần có chính sách mềm dẻo và khôn khéo để vừa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vừa đảm bảo khai thác có hiệu quả nhữg lợi thế của mình theo nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và hai bên cùng có lợi.

b.Khó khăn

• Nền kinh tế thị trường còn sơ khai

Hơn 20 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị

trường của Việt Nam còn rất sơ khai. Tính chất sơ khai được biểu hiện ở những khía cạnh như:

Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị trường).

Thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở. Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng về thủ tục. Trong khi nhiều ngân hàng thương mại lại không thể cho vay nên để dư nợ quá hạn đến mức báo động. Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu “hàng hoá” để mua bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa đủ đảm bảo cho một môi trường đầu tư thuận lợi, chưa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự yếu kém này đang đặt ra thách thức lớn đối với chính sách thu hút FDI của Việt Nam.

• Thể chế và luật pháp còn nhiều nhược điểm

Trong những thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây dựng hệ thống pháp luật. Tuy vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Chính s ự thiều minh bạch của luật pháp đã tạo ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền hà với các nhà đầu tư. Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó lường trước đối với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện được những dự tính ban đầu của mình.

Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó

khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp.

Tình trạng phép vua thua lệ làng là khá phổ biến trong việc một số cơ quan trung ương và chính quỳên địa phương tự ý ban hành các văn bản trái với luật hoặc không thi hành luật.

Hiện tại thì hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều mẫu thuẫn và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế đã tham gia. Yêu cầu này đã được đặt ra cách đây nhiều năm song nhiệm vụ sửa đổi này tiến hành rất chậm so với tiến độ đặt ra.

• Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao.

Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế về chi phí và chất lượng. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã được cải thiện trong những năm qua nhưng khả năng sẵn có và chất lượng kết cấu của Việt Nam vẫn dưới mức trung bình trong khu vực. Theo kết quả điều tra do Viện Nghiên cứu phát triển Đức (GDI) tiến hành cho thấy hơn 2/3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải dùng đường bộ để vận tải hàng hoá của mình. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài được phỏng vấn đều chì trích hệ thống vận tải nghèo nàn là một trở ngại lớn trong kinh doanh. Đồng thời họ còn cho biết, chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với bình quân chung trong khu vực và hầu hết các nước quanh vùng. Chẳng hạn giá vận chuyển một Container 40feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần so với Malaysia, cao hơn 500USD so với Philipin, 600USD so với Ấn Độ, 200USD so với từ Thái Lan. Theo đánh giá của UNDP thì mật độ đường giao thông /km của Việt Nam chỉ bằng 1% mức trung bình của thế giới, tốc độ truyền thông trung bình của Việt Nam chậm hơn thế giới 30 lần.

• Cạnh tranh về nguồn lực:

Hiện nay dòng vốn FDI đang có xu hướngiảmxuống, trong khi đó có nhiều quốc gia muốn thu hút nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển của mình.

• Hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời

Chủ trương phân cấp trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài là đúng đắn, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời,

năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại một số địa phương còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ nên đã nảy sinh vấn đ ề cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư. Một số địa phương không thẩm tra kỹ về năng lực của các nhà đầu tư trong các dự án có quy mô lớn, chạy đua với nhau trong việc cấp phép các dự án lớn có quy mô hàng tỷ USD. Do vậy, khả năng triển khai các dự án này sẽ rất khó khả thi theo đúng cam kết của nhà đầu tư. Với chủ trương phân cấp như hiện nay, việc cung cấp thông tin đầu tư nước ngoài kịp thời của các địa phương lên trung ương, để phục vụ công tác quản lý, điều hành, phân tích và dự báo các biến động, các xu thế đầu tư vào Việt Nam của Chính phủ chưa được quy định rõ ràng. Việc thu thập thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI hiện đang là khó khăn lớn nhất đối với các cơ quan quản lý đầu tư các cấp, kế cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác thông tin kinh tế còn thiếu và yếu so với nhu cầu.

• Công tác xúc tiến đầu tư còn chưa tốt

Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống; Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này.

Tóm lại, kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài th ì con đường để các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được khai thông. Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc thu hút vốn FDI về tổng số vốn đầu tư, số dự án, số lượng nhà đầu tư. Nguồn vốn FDI này cũng có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều

nguyên nhân khiến cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn. Để tăng cường thu hút vốn FDI Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và nhất quán.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh lào cai giai đoạn 2000 2015 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)