Môi trường mềm

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh lào cai giai đoạn 2000 2015 (Trang 58 - 62)

Môi trường đầu tư mềm của một quốc gia nói chung và địa phương nói chung được đánh giá qua các tiêu chí: chất lượng lao động, dịch vụ công nghệ, hệ thống tài

chính.Đánh giá môi trường mềm của tỉnh Lào Cai còn rất yếu kém.Về chất lượng lao động không đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng của các nhà đầu tư.Đặc biệt các yêu cầu về lao động có chất lượng như : giám đốc điều hành, quản lý nhân sự, quản lý tài chính…đa số là lao động nước ngoài hoặc là lao động tạm trú từ địa phương khác, lao động cua tỉnh phần lớn là lao động phổ thông có trình độ đầu vào không cao.Đây chính là một trong những yếu kém của tỉnh Lào Cai nói riêng cũng như các tỉnh miền núi nói chung.Tỉnh cũng đã nhận ra yếu kém và có các biện pháp như: có chính sách thu hút nhân tài rõ ràng cụ thể, thành lập trung tâm đào tạo lao động việc làm, hỗ trợ đào tạo lao động nếu doanh nghiệp sử dụng lâu dài lao động có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai với mức từ 200.000 đến 1 triệu đồng/1 lao động tùy theo lĩnh vực đào tạo lao động. Tuy nhiên các biện pháp của tỉnh thực hiện trong thời gia qua vần chưa đem lại kết quả.

Hệ thống tài chính của tỉnh được đánh giá là rất yếu,và còn rất sơ khai: Lào Cai hiện có 6 ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn, thực hiện đa dạng loại hình dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu về vốn, chuyển khoản, thanh toán,… của nhà đầu tư .tuy nhiên việc quy đổi ngoại tệ,thanh toán quốc tế L/C được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai.Đây là một khó khăn mà tỉnh cần khắc phụ ngay vì bản thân tỉnh là một tỉnh biên giới, có lượng hàng hóa, dịch vụ thông thương qua cửa khẩu Lào Cai-Hà Khẩu là rất lớn và muốn tạo ra một môi trường đầu tư thật hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cần có một hệ thống tài chính thật tốt.

Ngoài ra môi trường pháp lý, thể chế nói chung cũng là nhân tố mà các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm.Thể chế, chính sách nói chung và chính sách về môi trường đầu tư nói riêng cần phải tuân thủ theo các quy định của Chính phủ.Tỉnh Lào Cai không có chức năng và quyền hạn để ban hành các chính sách này một cách có hiệu quả.Vấn đề cần đạt ra là tỉnh làm thế nào để có thể cải cách các thủ tục hành chính một cách thông thoáng, hiệu quả cũng như ban hành các chính sách ưu đãi trên cơ sở áp dụng điều kiện thực tế của Lào Cai nhưng vẫn tuân thủ những quy định của pháp luật.Trong thời gian qua tỉnh không chỉ năng động trong vận dụng chủ trương, Nghị quyết của Đảng,

chính sách của Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý, mở ra hành lang thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài; chính quyền tỉnh Lào Cai còn có tầm nhìn chiến lược, sáng tạo trong việc đề ra các chương trình phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi đặc thù, phù hợp với đặc điểm riêng của tỉnh, của khu vực Tây Bắc, “trải thảm đỏ” mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Một số nhóm chính sách thu hút đầu tư riêng biệt của tỉnh liên quan được đánh giá đem lại kết quả tốt.

Không chỉ coi trọng việc tạo ra cơ chế thông thoáng thuận lợi, sự minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện đầu tư; chính quyền tỉnh Lào Cai còn phối hợp nhịp nhàng cùng các cấp, các ngành, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn; tiếp thu, sửa chữa những hạn chế nảy sinh trong thực tế, hoặc do nhà đầu tư phản ánh; nỗ lực cải tiến cung cách quản lý điều hành, nhằm tạo nên môi trường kinh doanh-đầu tư tin cậy, hiệu quả

1.2.3.3 Đánh giá môi trường đầu tư của tỉnh Lào Cai trong việc thu hút FDI trong giai đoạn 2000-2010

a.Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua, giai đoạn 2000-2010,tỉnh Lào Cai được Đảng và Chính phủ đã và tiếp tục dành những chủ trương, chương trình, dự án lớn ưu tiên, tập trung cho phát triển vùng cao, miền núi, vùng biên giới Tây Bắc còn nhiều khó khăn,cùng với tầm nhìn chiến lược, sáng tạo, sự phát huy nội lực mạnh mẽ của chính bản thân, môi trường đầu tư của tinh Lào Cai đã được cải thiện một bước trên các lĩnh vực:cơ sở hạ tầng,cải cách hành chính,hệ thống thông tin viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến và ưu đãi đầu tư...góp phần thức đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sự phối hợp nhịp nhàng cùng các cấp, các ngành, kịp thời giải quyết,tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong thủ tục về đầu tư là tương đối chặt chẽ; tiếp thu, sửa chữa những hạn chế nảy sinh trong thực tế, hoặc do nhà đầu tư phản ánh; nỗ lực cải tiến cung cách quản lý điều hành, nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư thể tận dụng tối đa chi phí cơ hội, tạo nên môi trường kinh doanh-đầu tư thông thoáng, minh bạch, tin cậy, hiệu quả.

Chính vì thế, tuy Lào Cai là tỉnh lần đầu tham gia điều tra chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh về môi trường kinh doanh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, nhưng Lào Cai đã được xếp vào nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu bảng xếp hạng.Theo xếp hạng của VCCI,năm 2006 Lào Cai đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh, năm 2007 đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố; năm 2008 đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố; năm 2009 đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố, năm 2010 đứng thứ 2/63 tỉnh/thành phố(Tính minh bạch và tiếp cận thông tin đứng thứ 1/63,chi phí gia nhập thị trường đứng thứ 4/63,tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đứng thứ 8/63, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh đứng thứ 8/63). Điều này được nhóm nghiên cứu và các chuyên gia đánh giá rất cao và được xem là mẫu hình để so sánh với các tỉnh có cùng điểm xuất phát thuộc vùng kinh tế kém phát triển nhất nước. b.Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đáng kể mà tỉnh đã đạt được, môi trường đầu tư cũng còn những hạn chế là lực cản lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài trong khi lựa chọn đầu tư tại tỉnh Lào Cai.

Hiện tại, theo đánh giá cơ sở hạ tầng của tầng của tỉnh vẫn là điều mà các nhà đầu tư lưu tâm nhiều nhất.Đặc biệt,hệ thống giao thông vận tải có khá nhiều hình thức cho các nhà đầu tư lựa chọn : Đường sông, đường bộ, đường sắt, đường không.Tuy nhiên, đường bộ Hà Nội - Lào Cai đang xuống cấp và việc nâng cấp thì chưa hoàn thành. Hai là đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội thì năm 2009 mới bắt đầu khởi công. Thứ ba nữa là đường sắt Hà Nội - Lào Cai thì đã quá tải, cũng nằm trong chương trình cải tạo và đường không đang trong giai đoạn thi công. Như thế thì khách, các nhà đầu tư đến Lào Cai thăm dò môi trường đã khó khăn, hàng hóa đến Lào Cai cũng sẽ khó khăn. Nếu các dự án này được triển khai nhanh và đúng tiến độ thì sẽ giúp sức lớn cho Lào Cai cải thiện được môi trường đầu tư của mình.

Một điểm nữa là thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật, đáp ứng cho doanh nghiệp của tỉnh và đặc biệt là đáp ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Lào Cai là một tỉnh có tới 75/164 xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, dân số chiếm 64% là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghè o,

thiếu đội ngũ nhân lực có trình độ, kiến thức về kinh tế quốc tế, giỏi về ngoại ngữ, nghiên cứu sâu về thị trường phục vụ cho các doanh nghiệp, mặc dù nguồn nhân lực khá dồi dào nhưng chưa có chuyên môn, tay nghề cao.Vấn đề này tỉnh đã nỗ lực nhưng cải thiện chưa nhiều.Và đặc biệt đây là vấn đề một sớm một chiều có thể giải quyết ngay được, mà cần có thời gian đồng thời tỉnh phải có chính sách rõ ràng cùng nhiều biện pháp giải pháp khác nhau…

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh lào cai giai đoạn 2000 2015 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)