Thu hút FDI của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2010

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh lào cai giai đoạn 2000 2015 (Trang 30 - 47)

a.Tình hình thu hút

Bảng 1.5: Tổng hợp số dự án FDI cấp mới của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2010

Năm Số dự án cấp mới Tổng vốn đầu tư (USD)

2000 2 1.163.000 2001 1 1.020.000 2002 5 7.495.000 2003 4 4.200.000 2004 1 959.000 2005 1 500.000 2006 6 216.836.600 2007 5 9.547.000 2008 5 73.595.107 2009 4 15.446.000 Tổng 34 487.200.000

Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Lào Cai Biểu đồ 1.3.Kết quả thu hút FDI vào tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2009

Từ năm 1995 đến 1998 dòng vốn FDI vào Lào Cai hầu như không đáng kể. Từ

năm 1999, nguồn vốn FDI vào Lào Cai tăng khá.Đến năm 2000, đã có tổng cộng 9 dự án đầu tư vào tỉnh Lào Cai, với tổng số vốn là 22,9 triệu USD, vốn pháp định là 13,6 triệu USD. Trong đó có 6 dự án thuộc các đối tác của Trung Quốc, 2 dự án thuộc đối tác của Pháp và 1 dự án thuộc đối tác Hồng Công; được tập trung vào một số lĩnh vực như chế biến nông-lâm sản; kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn, xuất nhập khẩu; sản xuất và lắp ráp máy móc hàng gia dụng, điện tử; sản xuất vật liệu xây dựng...

Từ năm 2000, để triển khai Nghị quyết IX của Đảng, Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2000-2005, để từng bước tạo được môi trường hấp dẫn và uy tín đối với các nhà đầu tư; môi trường đầu tư kinh doanh của Lào Cai được tỉnh quan tâm tạo thêm nhiều điều kiện ưu đãi. Đầu năm 2002 Ủy ban nhân tỉnh Lào Cai lần lượt phê duyệt 21 đề án phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của địa phương thời gian từ 2001-2005 cho đến năm 2010, trong đó các đề án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2005, Phát triển giao thông tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001-2005, Phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2001-2005-2010, Về chế độ hỗ trợ đào tạo và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, các nghệ nhân và công nhân có trình độ tay nghề cao đến làm việc tại Lào Cai, Phát triển công nghệ thông tin giai

đoạn 2001-2010...đã góp phần quan trọng làm cho môi trường ĐTTTNN tại Lào Cai thêm thuận lợi và hấp dẫn.

Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp (KCN, CCN) từ thập niên 1990 là mục tiêu của nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Lào Cai. Bởi, đây sẽ là đầu mối quan trọng thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; tạo động lực cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2003, chính quyền tỉnh Lào Cai quyết định xây dựng các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư. Đến nay, tỉnh Lào Cai đã và đang thực hiện dự án xây dựng CCN Đông Phố Mới-thành phố Lào Cai (146 ha), với mục tiêu xây dựng một KCN nhẹ và công nghiệp sạch đồng thời cũng là khu ở; CCN Bắc Duyên Hải-thành phố Lào Cai (khoảng 304 ha), nhằm mở rộng khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai và xây dựng KCN tập trung với các loại hình công nghiệp chế biến, gia công chế xuất; KCN Tằng Loỏng-huyện Bảo Thắng (269 ha), có mục tiêu xây dựng một KCN đồng bộ để phát triển công nghiệp có tính bền vững (chủ yếu công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, sản xuất hóa chất, phân bón..); Bên cạnh đó, một số dự án trọng điểm cũng được tập trung đầu tư, xây dựng như: Dự án xây dựng Khu đô thị mới Lào Cai-Cam Đường, dự án xây dựng Khu thương mại Kim Thành (250 ha), dự án mở rộng, nâng cấp khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai (50 ha), dự án xây dựng cơ s ở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa, Bắc Hà và thị xã Lào Cai, dự án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông trọng yếu .... Song song với việc tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật, ngày 25-10-2002, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 496/QĐ-UB về việc ban hành chính sách ưu đãi đầu tư và 4 khu kinh tế trọng điểm thuộc khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

Trong 5 năm (2001-2005), Lào Cai có thêm 21 dự án ĐTTTNN, với tổng số vốn là 26,4 triệu USD, những năm 2002. 2003, 2005, mỗi năm thêm 5 dự án. Riêng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã thu hút hàng chục nhà đầu tư Trung Quốc, với tổng vốn đầu tư gần hai mươi triệu USD, đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực sản

xuất hàng điện tử, đồ gia dụng (máy khâu, bếp ga...), sửa chữa ô tô, vận tải công cộng, thương mại, chế biến nông-lâm-khoáng sản; vui chơi giải trí...

Năm 2006, hòa chung với “mùa vàng” FDI, cả nước thu hút được xấp xỉ 10,2 tỷ USD vốn FDI, tăng hơn 45% so với năm 2005, và vượt 32% kế hoạch đầu năm đề ra (6,5 tỷ USD) thì cũng trong năm 2006 Lào Cai nổi lên như một hiện tượng thu hút vốn FDI, khi nằm trong vị trí top 10 tỉnh, thành với tổng số vốn đầu tư 208 triệu USD. Theo xếp hạng của VCCI, Lào Cai hiện đứng thứ 6/64 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh.

Năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến nhiều dự án FDI phải tính toán lại kế hoạch đầu tư. Là tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn như Lào Cai, việc đẩy mạnh hoạt động thu hút các dự án FDI lớn vào địa phương thực sự không dễ dàng. Mặc dù số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư vào Lào Cai trong năm 2008 còn “khiêm tốn”, song tổng vốn đăng ký của các dự án FDI cấp mới tương đối lớn, chiếm 23% tổng số vốn đầu tư đăng ký của các dự án FDI trên địa bàn (chỉ đứng sau năm 2006 về vốn đăng ký đầu tư). Xác định lợi thế, tiềm năng của địa phương với vai trò “cầu nối” trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, ngay từ đầu năm 2008, các cấp chính quyền của tỉnh đã chủ động đưa ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp để có những bước đi mạnh mẽ và vững chắc trong hoạt động thu hút FDI nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung. Nhờ đó, năm 2008 Lào Cai đã thu hút được hơn 73 triệu USD (3 dự án FDI) đăng ký đầu tư mới, tăng 671% so năm trước.

Năm 2009, cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 16,746 triệu USD bằng 24,2% so với cùng kỳ năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng.

Năm 2010, không có dự án mới nào được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.Tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2010 vào khoảng 91 triệu USD, trong đó chủ yếu là các dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoáng sản và luyện kim Việt Trung giải

ngân là 50 triệu USD và Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư điện lực Việt Trung giải ngân khoảng 10 triệu USD.

. Sau đây là một số dự án tiêu biểu, quan trọng đã và đang được đầu tư vào tỉnh Lào Cai.

- Ngày 26-10-2006, Công ty Điện lực 1 (Tập đoàn điện lực Việt Nam), liên danh với Công ty lưới điện Vân Nam-Trung Quốc được phép thành lập Công ty TNHH hai thành viên, để thực hiện dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Séo Chong Hô, tại xã Tả Van, bản Hồ và Sử Pán, huyện Sa Pa, tổng vốn đầu tư 28,5 triệu USD, vốn pháp định 10 triệu USD.

- Cuối năm 2006, đã xúc tiến chương trình xây dựng khu hợp tác thương mại tự do Lào Cai-Hồng Hà của hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc).

- Dự án liên doanh đầu tư khai thác mỏ sắt Quý Sa (trữ lượng trên 120 triệu tấn, trải rộng trên 100 ha) và xây dựng nhà máy luyện thép Lào Cai (tại KCN Tằng Loỏng), với tổng giá trị 175 triệu USD do Tổng công ty thép Việt Nam liên doanh với Tập đoàn gang thép Côn Gang-Vân Nam (Trung Quốc) đầu tư, đã làm lễ động thổ tháng 2-2007, sẽ tổ chức khai thác từ quý 1-2008. Đây là một dự án lớn, có tầm quan trọng đối với sự phát triển của ngành sắt Việt Nam, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lào Cai; giải quyết việc làm cho 2.000 lao động, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

- Ngày 20-3-2007, UBND tỉnh Lào Cai đã cấp giấy chứng nhận đầu t ư cho dự án khu du lịch sinh thái làng núi Sa Pa, có số vốn 5 triệu USD, do công ty Hotel Prosits của Hà Lan làm chủ đầu tư; và dự án Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí tuyển quặng Thiên Văn, có số vốn 1 triệu USD, do Xưởng cơ khí tuyển quặng Thiên Văn (Trung Quốc) làm chủ đầu tư; nhà máy được xây dựng tại CCN Bắc Duyên Hải, chuyên gia công các loại linh kiện, phụ tùng máy móc phục vụ ngành khai khoáng tuyển quặng.

Nhìn chung so với cả nước kết quẩ thu hút FDI của Lào Cai mới chỉ đạt được ở mức thấp, song so với khu vực các tỉnh miền núi nói chung và so với điều kiện

xuất phát điểm thấp của tỉnh Lào Cai tại thời điểm tái lập tỉnh năm 1991 thì kết quả thu hút FDI của Lào Cai trong giai đoạn vừa qua (2000-2010) có thể đánh giá đạt được những thành công bước đầu.

b.Tình hình triển khai.

Các dự án Loại 1(Dự án triển khai hoạt động bình thường, không có vướng

mắc)

Tỉnh Lào Cai có 22 dự án không có vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng hay các vướng mắc liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án này là 449 triệu USD, vốn đã giải ngân đạt khoảng 46 triệu USD.

Thuộc loại này có 03 dự án chiếm 87% tổng vốn đầu tư FDI tại Lào Cai là Dự án Cụm nhà máy thủy điện Chu Linh, Cốc San của Công ty cổ phần năng lượng Cobel Việt Nam; Dự án nhà máy thép Lào Cai và khai thác mỏ sắt Quý Sa của Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung ; Dự án nhà máy thủy điện Séo Chong Hô. của Công ty TNHH Đầu tư điện lực Việt Trung.Việc triển khai của 03 dự án này diễn ra thuận lợi, dự án Nhà máy thủy điện Séo Chong Hô dự kiến đu vào hoạt động Quý I/2011.

Tình hình hoạt động cảu 22 dự án cụ thể như sau:

- Có 15 dự án hoạt động ổn định, không có vướng mắc ( chi tiết )

STT Tên công ty/dự án

GP/CNĐT Mục tiêu dự án Vốn đầu tư

đăng ký (USD) Vốn đầu tư thực hiện đến 30/9/2010 (USD) Lao động Số Ngày cấp 1. Khách sạn Victoria

12.1.0.4.000.014 28/6/1996 Kinh doanh khách sạn cao cấp 7.000.000 4.387.266 271

2. Công ty CP năng lượng Colben Việt Nam

12.1.0.3.000.017 21/5/2008 Xây dựng cụm nhà máy thủy điện Chu Linh- Cốc San

62.000.000 1.000.000 12 3. Công ty TOPAS ECO LODGE 14/GP-Lào Cai 14/GP-DC2-LC

10/11/2003 Khu nghỉ sinh thái 2.000.000 1.201.670 49

4. Công ty LD Phát triển Giao thông vận tải Lào Vân 12/GP-Lào Cai 12/GP ĐC1-LC 12/GP ĐC2-LC 20/8/2002 7/7/2004 13/12/2004 KD vận chuyển hành khách công cộng; Bảo dưỡng sửa chữa ô tô, máy móc, thiết bị phương tiện GTVT,KD phụ tùng, vật tư phục vụ TVT và KD

dịch vụ lưu trú 5. Công ty TNHH

Dragon Village (DA kinh doanh cá cảnh)

12.1.0.2.3.000.021 09/09/2009 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt( nuôi cá cảnh);Kinh doanh mua,bán, xuất nhập khẩu cá cảnh ( theo danh mục quy định do cơ quan thẩm quyền quy định)

300.000 100.000 2

6. Cửa hàng kinh doanh miễn thuế Lào Cai

2159/GP-BKH 10/05/2000 Của hàng miễn thuế với các sản phẩm chủ yếu rượu,thuốc lá các loại,hàng hóa các loại…

970.000 970.000 14

7. Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung

12.1.0.2.100012 18/09/2006 Khai thác chế biến quặng sắt mỏ sắt Quý Sa; Xây dựng và vận hành nhà máy gang thép 337.520.486 21.506.000 61 8. Công ty TNHH điện lực Việt Trung

12.2.0.2.1.000004 26/10/2006 Đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, sản xuất và kinh doanh điện năng

28.500.00 17.678.000 30

9. Thu hồi phốt pho từ phế thải

13/GP-LC 7/11/2002 Sản xuất thu hồi phốt pho từ phế thải bùn nghèo nhằm cải thiện vẫn đề ô

bùn nghèo của Công ty apatit

nhiễm môi trường

10. Công ty LD Khách sạn quốc tế Lào Cai 2268/GP 2268/GP-ĐC 1 2268/GP-ĐC 2 19/07/2002 18/08/2003 05/09/2006 Kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khách sạn theo các tiêu chuẩn khách sạn 4 sao

5.700.000 4.238.266 278

11. Công ty TNHH Tân

Cao Thâm

12.1.0.2.2.00.012 29/11/2007 Chế biến các mặt hàng nông lâm, hải sản.

Chế biến cao su tự nhiên thành cao su tổng hợp 1.137.000 1.137.000 89 12. Xưởng sản xuất,lắp ráp máy phục vụ nông,lâm nghiệp và các ngành nghề nông thôn 12.121.00073 28/12/2007 Sản xuất,lắp ráp máy móc phục vụ nông, lâm nghiệp và các ngành nghề nông thôn

13. Phân xưởng sản xuất tấm lợp fbroxi măng

05/GP-ĐTNN-LC 08/03/2000 Sản xuất tấm lợp ffbroxi măng 193.000 193.000 2

14. Công ty TNHH Công trình thủy điện thủy lợi Vạn Phương Trung-Việt

12.1.0.2.2.000022 24/09/2009 Tư vấn và thi công công trình 2.000.000 10.000 0

15. Công ty LD Du lịch và Bảo tồn

31/GP-Lào Cai 20/05/2005 Cải tạo sửa chữa nhà nghỉ kế hoạch thuộc công ty du lịch

Kinh doanh ăn,nghỉ,vận chuyển du lich, bán đồ lưu niệm

Trong 15 dự án hoạt động ổn định, không có vướng mắc thì có các dự án hoạt động tương đối hiệu quả là :

(1)Dự án Khách sạn của Công ty TNHH Khách sạn Victoria Sapa. (2)Dự án Nghỉ sinh thái của Công ty Topas Eco Lodge

(3)Dự án Cửa hàng kinh doanh miễn thuế.

(4)Dự án Khách sạn và kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài của Công ty LDKS quốc tế Lào Cai.

(5)Dự án chế biến cao su của Công ty TNHH Tân Cao Thâm.

- Có 06 dự án triển khai đầu tư tương đối tốt, tuy nhiên khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm nên hoạt động không hiệu quả

Bảng 1.7: Các dự án triển khai đầu tư tương đối tốt nhưng đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ

STT Tên công ty/dự án Mục tiêu dự án VĐT đăng ký (USD) Vốn thực hiện(đến 30/09/2010) Lao động 1 Công ty TNHH thực nghiệp Nam

Phong Lào Cai

Sản xuất gỗ dán,gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác 108.107 53.000 3 2 Công ty TNHH Việt Thắng

Bảo quản chế biến nông sản 600.000 353.577 12 3 Công ty TNHH hữu nghị Trường Giang Vật tư tổng hợp,sửa chữa ô tô và sản xuất gạch lát vỉ hè 5.000.000 2.000.000 5 4 Công ty TNHH Chính Thống Lào Cai Sản xuất và lắp ráp đầu VCD,bếp ga, máy điều hòa nhiệt

độ

1.020.000 363.282 6

5 Công ty TNHH Seletar Việt Hưng

Sản xuất nước tinh khiết đóng chai 410.000 410.000 0 6 Công ty TNHH dệt trang trí Thượng Hải Sản xuất và kinh doanh hàng dệt trang trí, đồ dung sinh hoạt,đai cúc dính 1.000.000 500.000 10

Riêng dự án Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng,, ván ép của Công ty TNHH Thực nghiệp Nam Phong hoạt động cầm chừng do nguồn cung cấp nguyên liệu từ gỗ vườn rừng của người dân vùng dự án không ổn định.

Dự án loại 2 (Dự án có khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh )

Có 04 dự án có khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh: (1) Dự án Trồng và chế biến chè ô long tại Sapa của Công ty TNHH Lợi Sơn Điền:

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh lào cai giai đoạn 2000 2015 (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)