Thu hút FDI của tỉnh Lào Cai phân theo hình thức đầu tư giai đoạn

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh lào cai giai đoạn 2000 2015 (Trang 47 - 50)

2010

Các dự án đấu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai bao gồm 3 hình thức đầu tư chính đó là : hình thức liên doanh( JVC), hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

- Hình thức doanh nghiệp liên doanh là hợp đồng ký kết giữa một hoặc nhiều bên Việt Nam với một hoặc nhiều bên nước ngoài có vốn thành lập doanh nghiệp dưới dạng hình thức một công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân, mang quốc tịch Việt Nam

- Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được kí kết giữa một bên Việt Nam với một bên nước ngoài tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân mới.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 1.8 : Danh sách các dự án FDI còn hiệu lực tính đến tháng 9/2010

Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư

(USD) Tỉ trọng Liên doanh(JVC) 10 137.184.000 32.00% Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 4 3.264.240 0.67% 100% vốn nước ngoài 20 328.518.960 67.43% Tổng 34 487.200.200 100%

Biểu đồ 1.4 Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lào Cai phân theo hình thức đầu tư tính đến T9/2010

Biểu đồ 1.5 Cơ cấu dự án FDI tại tỉnh Lào Cai theo hình thức đầu tư.

Tính tới tháng 12/2010 số dự án đang hiệu lực phân theo hình thức đầu tư bao gồm:

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Liên doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh 100% vốn nước ngoài 10 4 20 Số d á n Hình thức đầu tư

• 10 Dự án liên doanh giữa Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 29,41% tổng dự án đầu tư, 32% tổng vốn đăng ký đầu tư.

Hình thức này là hình thức đầu tư chủ yếu của giai đoạn đầu từ 2000 - 31/06/2006,trong giai đoạn này có 7 dự án theo hình thức liên danh c hiến tỷ trọng khá lớn cả về số lượng cũng như số vốn đăng ký.Trong số các dự án liên doanh thì phần lớn các đối tác của Việt Nam là các nhà đầu tư Trung Quốc.Lý do chủ yêu giải thích tại sao giai đoạn này các nhà đầu tư lại chủ yếu lựa chòn hình thức đầu t ư này là do thời kỳ đầu do thủ tục đầu tư vào Việt Nam còn khá rưởm rà, các thủ thục xin cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, triển khai dự án còn phải thông qua nhiểu khâu, nhiều thủ tục khá rườm rà và phức tạp vì thế các nhà đầu tư thường dựa vào doanh nghiệp Việt Nam, liên doanh với họ.Tuy nhiên có thể thấy xu hướng của các năm gần đây loại hình này đang giảm xuống, cụ thể giai đoạn 1/7/2006 -30/12/2010 có 3 dự án theo hình thức liên doanh.Lý do ở đây là do những năm gần đây các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là các nhà đầu tư Trung Quốc đã hiểu rõ hơn về hệ thống luật pháp của Việt Nam, xử lý các vấn đề trục trặc liên quan tới cấp Giấy chứng nhận đầu tư, triển khai và thực hiện dự án nhanh và hiệu quả hơn và những năm gần đây hệ thống Luật Việt Nam hoàn thiện hơn, vì thế nhu cầu tìm đến các đối tác của Việt Nam đang ngày một giảm xuống.

- 4 Dự án theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 11,76% tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực và 0,67% tổng vốn đầu tư đăng ký.Hình thức này không được các nhà đầu tư ưa chuộng trên thị trường Lào Cai, dù số dự án chiếm 11,76% nhưng thường là các dự án nhỏ nên giá trị tổng vốn đăng ký chỉ chiếm 0,67%, một số lượng quá nhỏ so với tổng vốn đầu tư đăng ký.Điều này có thể giải thích 1 phần là do các nhà đầu tư đánh giá năng lực đối tác của Lào Cai còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu các nhà đầu tư.Đây cũng là một trong những hạn chế của tỉnh cần sớm khắc phục.

- 20 Dự án 100% vốn nước ngoài, chiếm 58,8% tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực và 67,43% tổng vốn đăng ký.Đây là hình thức đầu tư khá phổ biến và thường chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu đầu tư theo hình thức và càng những năm gần đây

các nhà đầu tư vào Lào Cai đều rất thích chọn loại hình này để đầu tư, cụ thể giai đoạn 2000-31/6/2006 có 7 dự án và giai đoạn 1/7/2006-2010 có 11 dự án 100% vốn nước ngoài.Vì đối với loại hình này các nhà ðầu tý ðýợc trực tiếp quản lý, và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình, do đó tạo tâm lý thoải mái cho các nhà đầu tư.Mặt khác do trình độ quản lý cũng như tiếp cận c ác công nghệ mới của một số đối tác còn thấp, chưa theo kịp trình độ các đối tác nước ngoài nên các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài.

Ngoài các hình thức phổ biến nói trên thì hiện nay tỉnh Lào Cai vẫn chưa có dự án đầu tư theo hình thức BOT ( Hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao), BTO ( Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – vận hành) và BT ( Xây dựng – chuyển giao) trên địa bàn tỉnh, các hình thức này thường gắn với các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, rất cần thiết cho sự phát triển bền vững của tỉnh.Chính vì vậy tỉnh cần trong các chính sách thu hút FDI của tỉnh nên có các biện pháp nhằm thu hút các dự án FDI theo các hình thức này nói riêng và đa dạng hóa các loại hình đầu tư nói chung.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh lào cai giai đoạn 2000 2015 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)