1.3.1 Kết quả và hiệu quả đạt được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lào Cai. Cai.
a.Kết quả và hiệu quả đạt được
- Các dự án FDI đang hoạt động tại tỉnh Lào Cai.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 34 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 487,2 triệu USD.Tính tới 6/2009 tổng vốn giải ngân lũy kế của 34 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư còn hoạt động hợp lệ đạt khoảng 52% triệu USD( bằng 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có hơn 12 chi nhánh, văn phòng đại diện.Các văn phòng và chi nhánh này hoạt động, sản xuất kinh doanh tương đối ổn định, có doanh thu trung bình 15%/ năm
- Kết quả hoạt động:
Tổng hợp số liệu của các ngành Thuế, Hải quan, Tài nguyên và Môi trường, Lao động và Thương binh xã hội cho thấy số liệu có bản phản ánh hoạt động của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Lào cai trong giai đoạn 1996-2010
Năm
Tiêu chí 1996 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Doanh thu ước tính
(triệu USD) - - 1,2 2,6 3,8 4,4 5,1 5,6 5,8 10 12 12,5 Đóng góp vào NSNN (tỷ VND) - 0,19 0,39 1 1,33 11,1 12,1 16,7 16,3 20 24 22 Tổng giá trị XK qua CK (triệu USD) - - 0,34 0,42 0,54 1,23 0,78 0,47 0,58 0,47 0,98 1,02 Tổng giá trị NK qua CK (triệu USD) - 0,05 0,08 0,27 0,34 0,36 0,31 0,06 0,51 0,04 0,09 0,07 Tổng số lao động (người) - 179 1 225 2 167 280 330 565 735 7680 6984 91120 1200 Lương bình quân (triệu VND/người) - 11,3 13,3 13,7 13,8 14,3 16,8 18,7 27,2 32,2 34,5 36 Số dự án thuê đất hàng năm 1 4 2 2 0 4 2 3 2 5 3 2 Diện tích đất thực giao 0,45 1,55 1,99 0,93 0 1,86 1,02 8,9 0,55 512 10,5 9,5
Nhìn chung doanh thu của các doanh nghiệp FDI Lào Cai chưa lớn, trong 34 dự án có hoạt động thì tổng doanh thu tính đến năm 2009 mới đạt 1 2,5 triệu USD, trong đó đa số các doanh nghiệp có doanh thu rất nhỏ, chỉ có một số doanh nghiệp có doanh thu ổn định đáng kể trong thời gian 2-3 năm gần đây là Công ty Khách sạn Victoria Sapa ( doanh thu hàng năm khoảng 4,7 triệu USD),Công ty liên doanh Khách sạn quốc tế Lào Cai ( doanh thu hàng năm khoảng 6 triệu USD).
Từ doanh thu thấp dẫn đến mức độ đóng góp từ khu vực FDI vào ngân sách nhà nước hàng năm còn khiêm tốn( khoảng 20-22 tỷ đồng).Điều này có thể giải thích do nhiều nguyên nhan nhưng có hai nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các dự án đều đang trong thời gian hưởng ưu đãi đầu tư ( nằm trong khu vực địa bàn B và đại bàn C)
- Các dự án có khả năng đóng góp nhiều vào ngân sách nhà nước hiện nay chưa đi vào hoạt động chính thức: Dự án Khai thác quặng sắt mỏ Quý Sa và Nhà máy gang thép Lào Cai và Cụm nhà máy thủy điện Chu Linh- Cốc San.Doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước hiện này là Công ty liên doanh quốc tế Lào Cai với mức bình quân khoảng 10 tỷ đồng/năm và Công ty Khách sạn Victoria Sapa khoảng 6 tỷ/năm.
Về giá trị xuất nhập khẩu,do các doanh nghiệp FDI chủ yếu nhập máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định nên giá trị nhập khẩu hàng năm dưới 500 ngàn USD.Giá trị xuất khẩu qua cửa khẩu cũng tương đối thấp, bình quân hàng năm dưới 1 triệu USD, tuy nhiên số lượng xuất khẩu tại chỗ là lớn hơn nhiều thông qua sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trò chơi có thưởng và hàng miễn thuế, ước tính tổng giá trị xuất khẩu tạo chỗ hàng năm của doanh nghiệp FDI Lào Cai đạt trên 6,7 triệu USD.
Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng tạo ra được khối lượng công việc làm đáng kể, đến năm 2009 đã thu hút được khoảng 1200 việc làm cho người lao động, điển hình là Công ty Khách sạn Victoria Sapa( thường xuyên tạo việc làm cho khoảng 200 lao động), Công ty liên doanh Khách sạn quốc tế Lào Cai ( thường xuyên tạo việc làm cho khoảng 400 lao động).Tuy nhiên lao động có chất
lượng cao như giám đốc điều hành, quản lý nhân sự, quản lý tài chính ( khoảng 10%) đa số là lao động nước ngoài nhập khẩu hoặc lào động tạm trú từ đại phương khác, lao động của tỉnh phần lớn là lao động phổ thông có trình độ đầu vào không cao.
Thu nhập bình quân của lao động trong khu vực FDI tại tỉnh Lào Cai trên xấp xỉ 3 triệu đồng/tháng vào năm 2007, có thể đạt khoảng 4 triệu đồng/tháng vào năm 2010, có thể nói so với mức bình quân trong tỉnh ( năm 2007 khoảng 0,78 triệu đồng /tháng và 2010 khoảng 1 triệu đồng/tháng) thì khu vực FDI có mức thu nhập tuyệt đối vượt trội, nhưng thực chất đánh giá cụ thể cho thấy mức thu nhập cao hơn tập trung vào lao động có chất lượng ngoại tỉnh, còn thu nhập thực chất của lao động là người Lào Cai tại khu vực FDI chỉ đạt trung bình khoảng 2 triệu đồng/tháng ( tức là cao hơn trung bình của tỉnh hiện tại 2 lần).
Hiệu ứng lan tỏa của các doanh nghiệp FDI
Hoạt đông có hiệu quả của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tạo ra hiệu ứng lan tỏa cao, nhất là khi tập trung đầu tư khai thác khu du lịch tiềm năng Sa pa.Dịch vụ du lịch phát triên kéo theo ngành Xây dựng, Công nghiệp chế bi ến, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…cùng tăng trưởng theo, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.Việc tập trung đầu tư và dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,các trung tâm thương mại, giao dịch quốc tế…không chỉ thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và nước ngoài đến Lào Cai mà còn làm bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh bừng sáng lên,mang nhiều mầu sắc ấn tượng
FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.Giai đoạn 2001-2005 khu vực có vốn FDI chiếm khoảng 32,5% tổng giá trị sản xuất Công nghiệp của tỉnh với 3.606 tỷ đồng, tỏng đó cơ cấu ngành được điều chỉnh hợp lý hơn( Tập trung vào lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, thủy điện, dịch vụ,khách sạn,nhà hàng…)sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và lao động trên địa bàn, đồng thời từng bước ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất.
FDI hướng vào xuất khẩu tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế: Việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh xuất khẩu của tỉnh.Ngoài ra, khu vực đầu tư n ước ngoài đã góp phần mở rộng thị trường trong nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; thúc đẩy hoạt động dịch vụ phát triển nhanh,đặc biệt là khách sạn, du lịch, các dịch vụ ngoại tệ,dịch vụ tư vấn pháp lý.Tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với các thị trường quốc tế.
b.Nguyên nhân của thành công
Đây là vấn đề cần phải tìm hiểu và trả lời thấu đáo nhằm rút ra một số kinh nghiệm cần thiết không chỉ cho Lào Cai nói riêng mà còn cho nhiều địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội tương đồng, làm bài học để tiếp tục phát triển. Mặc dù chỉ mới nghiên cứu, tìm hiểu bước đầu, với thời gian chưa lâu,có thể đưa ra một số nhận xét cơ bản về một số nhân tố quan trọng tác động sự thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lào Cai.
Không chỉ năng động trong vận dụng chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý, mở ra hành lang thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài; chính quyền tỉnh Lào Cai còn có tầm nhìn chiến lược, sáng tạo trong việc đề ra các chương trình phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi đặc thù, phù hợp với đặc điểm riêng của tỉnh, của khu vực Tây Bắc, “trải thảm đỏ” mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Một số nhóm chính sách thu hút đầu tư riêng biệt của tỉnh liên quan, tác động đến môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Lào Cai trong thời gian gần đây, được tập trung vào các vấn đề khá nhạy cảm, mà nhà đầu tư thường quan tâm:
Tỉnh đã đa dạng trong các hình thức thu hút đầu tư hơn, đó là mở rộng liên doanh liên kết, tăng cường hợp tác đầu tư; tích cực quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về tiềm năng và cơ hội đầu tư của Lào Cai. Tạo điều kiện t hu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước với
nhiều hình thức như: đầu tư-chuyển giao không hạn chế về đối tượng, quy mô đầu tư của các chủ đầu tư theo quy định của pháp luật ...
Tỉnh đã đưa ra một số ưu đãi khi thực hiện chính sách đất đai: giảm 50% giá tiền thuê đất, nếu đầu tư vào các khu kinh tế trọng điểm được miễn 100% tiền thuê đất; hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng với khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai và khu thương mại Kim Thành, 50% cho dự án đầu tư vào Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải và Đông Phố Mới...
Tỉnh đã dành sự ưu tiên cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc tới hàng rào các khu kinh tế trọng điểm; thực hiện một đầu mối cấp phép đầu tư và chính sách ưu đãi là sở Kế hoạch và đầu tư. Đề ra việc hoàn thành cấp giấy phép đầu tư trong thời gian 10 ngày tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hỗ trợ đào tạo lao động nếu doanh nghiệp sử dụng lâu dài lao động có hộ kh ẩu thường trú tại Lào Cai với mức từ 200.000 đến 1 triệu đồng/1 lao động tùy theo lĩnh vực đào tạo lao động.
Tỉnh Lào Cai là địa phương thuộc địa bàn cần khuyến khích đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nên tỉnh chỉ đạo d ành ưu đãi cho nhà đầu tư khi thực hiện các thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thời gian miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. thuế nhập khẩu máy móc thiết bị nằm trong dây chuyền sản xuất, thuế lợi nhuận chuyển ra nước ngoài..., theo khung cao nhất mà các văn bản pháp luật quy định....
Không chỉ coi trọng việc tạo ra cơ chế thông thoáng thuận lợi, sự minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện đầu tư; chính quyền tỉnh Lào Cai còn phối hợp nhịp nhàng cùng các cấp, các ngành, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn; tiếp thu, sửa chữa những hạn chế nảy sinh trong thực tế, hoặc do nhà đầu tư phản ánh; nỗ lực cải tiến cung cách quản lý điều hành, nhằm tạo nên môi trường kinh doanh-đầu tư tin cậy, hiệu quả.
Những năm qua, Cơ sở hạ tầng thông tin ở Lào Cai đang từng bước hiện đại hóa. Lào Cai là một trong các tỉnh được giải thưởng về ứng dụng công nghệ thông
tin vào phát triển kinh tế và quản lý Nhà nước và là một trong số ít địa phương tiến đến trao đổi thông tin hai chiều với người dân qua mạng. Theo thống kê của Sở Bưu chính viễn thông, hiện nay mỗi ngày cổng giao tiếp điện tử Lào Cai có khoảng trên 1.000 lượt truy cập, đứng thứ 12 trên 64 tỉnh thành có trang Web/cổng thông tin điện tử theo chỉ số của Alecxa (chỉ số đánh giá về mức độ hấp dẫn c ủa trang web). Không những thế, Lào Cai còn nằm trên hành lang kinh tế “Côn Minh -Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng”, là cầu nối giữa Việt Nam với thị trường Tây Nam (Trung Quốc), có lợi cho việc đi sâu phát triển hợp tác kinh tế-thương mại giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, phát triển kinh tế ven đường giao thông, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Du lịch tỉnh Lào Cai (gọi tắt là Trung tâm xúc tiến) được thành lập từ ngày 28/12/2006 với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai trong công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm đối với công tác xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch cho nên Trung t âm Xúc tiến luôn đặc biệt chú trọng và hoàn thành tốt công tác này.
Bên cạnh đó, cùng với những chuyển biến quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội của địa phương, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 8 -12%, thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 6,6 triệu năm 2000 lên 13,5 triệu đồng/hộ/năm 2005, mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện; cơ sở hạ tầng của Lào Cai được Nhà nước và tỉnh đầu tư nâng cấp, nhiều cây cầu được xây dựng mới, hoặc khôi phục như cầu Cốc Lếu, Hồ Kiều, Phố Mới, Khe Chấn, Bảo Nhai, Bảo Hà, Bắc Cuông, Kim Thành...v.v, Lào Cai là tỉnh luôn giữ được sự ổn định về chính trị-xã hội... Các thành tựu đạt được về kinh tế- xã hội thời gian gần đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để mô i trường ĐTNN tại Lào Cai ngày càng trở nên cuốn hút.
1.3.2Những hạn chế và thách thức của tỉnh Lào Cai trong việc thu hút FDI
Thực trạng môi trường ĐTNN, việc huy động và sử dụng nguồn vốn FDI của Lào Cai gần hai mươi năm qua đã có nhiều biến chuyển đáng kể, và khu vực kinh tế có vốn FDI đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, song môi trường đầu tư tại Lào Cai vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế.Thực tế Lào Cai chưa thu hút các dự án đầu tư lớn từ Nhật bản, Hàn Quốc, Mỹ , Anh với tiềm năng về vốn, quản lý công nghệ chủ yếu; Đây cũng chính là nguyên nhân góp phần làm cho sự huy động và đóng góp của khu vực có vốn FDI tại Lào Cai chưa tương xứng với tiềm lực vốn có.
Mặc dù Nhà nước và cơ quan chức năng đã nhiều lần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện bộ Luật Đầu tư nước ngoài, nhưng trong quá trình triển khai, thực hiện cho thấy, khung pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật phục vụ chính sách đầu tư nước ngoài của nước ta còn thiếu đồng bộ, với nhiều quy định mâu t huẫn, chồng chéo, chưa gắn với yêu cầu thực tiễn cuộc sống. Tại Lào Cai cũng vậy, một số bất cập dần bộc lộ trong quá trình thực thi chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do thiếu thông tin đầy đủ nên một số chủ đầu tư nước ngoài chưa xác định, lựa chọn các lĩnh vực đầu tư một cách chắc chắn, ổn định và lâu dài, còn phấp phỏng lo ngại chính sách có thể có thay đổi.
Vào thời điểm năm 2004-2005, thị trường bất động sản ở Lào Cai lên cơn sốt đất ảo, giá đất quá cao, không sát với điều kiện thực tế của một tỉnh miền núi, gây áp lực với nhiều nhà đầu tư. Tại các cụm công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, xử lý nước thải công nghiệp ... chưa thật sự được đầu tư hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa. Nguồn điện cung cấp vẫn còn thiếu, giao thông yếu kém cản trở quá trình đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội; hệ thống dịch vụ tài chính- ngân hàng, thương mại chưa đáp ứng kịp yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế . Nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn