Tìm hiểu những nguyên nhân còn tồn tại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cầu 3 thăng long (Trang 58 - 60)

4. Đánh igá thực trạng hiệu quả sử dụng TS tại Công ty cầu 3Thăng long

4.3. Tìm hiểu những nguyên nhân còn tồn tại

Những bất cập, tồn tại đối với công ty Cầu 3 Thăng Long là điều không tránh khởi bởi lẽ không có công ty nào có thể tiến hành kinh doanh moọ t cách hoàn hảo, dù trình độ quản lý rất giỏi thì cũng còn phụ thuộc vào những nhân tố khách quan bên ngoài. Nguyên nhân, cả về chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế của doanh nghiệp nh- sau:

Thứ nhất do chúng ta mới mở cửa đất n-ớc, những thói quen tập tục trong thời kỳ bao cấp vẫn còn tồn tại thể hiện ngay ở suy nghĩ càng nợ đ-ợc nhiều là càng tốt_đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh. Điều này không phải là một suy nghĩ đúng đắn, và công ty Cầu 3 Thăng Long đã phải chịu thiệt trong việc không đòi đ-ợc các khoản phải thu khách hàng

Thứ hai Do đất n-ớc đang trên đà phát triển hội nhập cùng kinh tế thế giới, hội nhập vào kinh tế khu vực. Điều này làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối với ngành xây dựng cơ bản k hi mà cơ sở hạ tầng là điều mà chính phủ đang tích cực quan tâm. Trong bối cảnh thị tr-ờng xây lắp đã có sự xuất hiện của các nhà thầu n-ớc ngoài do ch-a vào đ-ợc thị tr-ờng nên bỏ giá rất thấp để có cơ hội xâm nhập cùng với việc chủ đầu t- trong nhiều tr -ờng hợp không chọn nhà thầu Việt Nam, hoặc có, thì chỉ chọn cho những gói thầu phụ hoặc ép giá, gây ra rất nhiều bất lợi cho các nhà thầu Việt Nam. Tập đoàn TAISEI của Nhật đã thắng thầu đ-ờng 5 khá dễ dàng, bỏ xa đối thủ gần nhất, các doanh nghiệp dẫn đầ u của Việt Nam trở thành các nhà thầu phụ, kết quả đ-ờng 5 nứt ! Nếu vì sức ép của việc làm và sức ép của vốn vay (vay 1 tỷ trả lãi 120 triệu) mà phải bỏ thầu

thấp để giành thắng lợi thì “thấp quá tự các nhà thầu giết nhau”.

Phòng Th-ơng mại và công nghiệp Việt Nam VCCI đã chỉ ra rằng các công trình nh- Cảng Cái Lân, Plaza Tràng Tiền, Thuỷ cung Thăng Long, đấu thầu ở Vĩnh Phúc... là những minh chứng điển hình cho thực trạng lộn xộn của thị tr-ờng xây dựng cơ bản ở Việt Nam. Cần phải làm một điều gì đó để tạo ra một môi tr-ờng cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho các doanh nghiệp.

Thứ ba, xuất phát từ quan hệ trực thuộc với tổng công ty xây dựng Thăng Long. Mặc dù không phải là mô hình công ty mẹ_công ty con, công ty Cầu 3 Thăng Long vẫn là một công ty hạch toán độc lập . Nh-ng công ty là công ty nhà n-ớc chịu sự quản lý hành chính của Tổng công ty xây dựng thăng Long. Bên cạnh đó các gói thầu, ngoài những gói thầu mà công ty tự giành đ-ợc thì những gói thầu còn lại chủ yếu là do tổng công ty là ng-ời đứng ra nhận thầu và công ty Cầu 3 Thăng Long sẽ là nhà thầu phụ. Những gói thầu này đôi khi có giá khá thấp vì nó đã phải qua một trung gian là tổng công ty, nh-ng công ty Cầu 3 Thăng Long vẫn phải làm vì còn có mối quan hệ lâu dài đối với Tổng (những gói thầu khác lớn hơn) .

Thứ t-, đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây lắp nên các công trình của công ty Cầu 3 Thăng Long thi công chịu ảnh h-ởng của thời tiết, của địa điểm thi công, tính chất xã hội tại nơi thi công, thời gian thi công dài. Vì thế sản phẩm của công ty Cầu 3 Thăng Long là mang tính đơn chiếc, dù hai công trình có cùng bản thiết kế nh- nhau nh-ng chi phí để thi công chúng lại khác nhau. Hiện nay công tác giải toả mặt bằng th-ờng chiếm nhiều thời gian làm chậm tiến độ thi công trình, làm tốn thên nhiều chi phí do việc bảo quản trang thiết bị máy móc nguyên vật liệu khi đã đ-ợc tập kết đến nơi thi công nh-ng không thi công đ-ợc khi công tác giải toả mặt bằng ch-a làm xong

Ch-ơng iii : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cầu 3 Thăng Long

I.định h-ớng phát triển kinh doanh của công ty Cầu 3 Thăng Long trong những năm tới :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cầu 3 thăng long (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)