Nội dung quản lý hoạt động đấu thầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động đấu thầu tại tổng cục phòng chống thiên tai bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 40 - 44)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3. Nội dung quản lý hoạt động đấu thầu

1.2.3.1 Ban hành các quy định, quy trình về quản lý đấu thầu

Ban hành các văn bản, quy định, quy trình về quản lý đấu thầu là một trong những nội dung, chức năng và nhiệm vụ quan trọng của nhà nước. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu cần đảm bảo tính thống nhất, ổn định và phải phù hợp với các văn bản Luật khác có liên quan, đồng thời thể hiện được ý chí của Nhà nước là xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và chính sách quản lý hoạt động đấu thầu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động đấu thầu nó giúp hình thành hệ thống pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, hoàn thiện, khả thi, phù hợp với thực tiễn, tạo môi trường pháp lý để các hoạt động đấu thầu diễn ra đúng với mục tiêu quản lý của nhà nước. Để có thể thực hiện tốt việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và chính sách quản lý hoạt động đấu thầu đòi hỏi nhà nước cần chú trọng tới công tác xây dựng Luật Đấu thầu, Nghị định về đấu thầu, các Thông tư hướng dẫn và các văn bản liên quan nhằm tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động đấu thầu; Xây dựng các chủ trương, chính sách về đấu thầu để định hướng và làm rõ mục tiêu của quản lý hoạt động đấu thầu; Thường xuyên rà soát, pháp điển hóa các quy định của Pháp luật về lĩnh vực đấu thầu để có thể có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu sẽ được phân cấp theo chức năng và từng cấp quản lý như sau: Quốc hội ban hành Luật đấu thầu đối với tất cả các hoạt động đấu thầu diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Sau đó các cơ quan có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu Tư ban hành

các Nghị Định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu trên phạm vi cả nước. Tại các địa phương, UBND các tỉnh thành phố trong phạm vi quyền hạn của mình tiếp tục ban hành các văn bản có liên quan đến việc áp dụng, triển khai đối với các lĩnh vực, các loại hình đơn vị tổ chức tham gia đấu thầu. Tại các Bộ ngành, các cơ quan/Đơn vị trực thuộc cũng sẽ ban hành các quy định, quy trình phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng theo lĩnh vực của mình trên cơ sở các quy định hướng dẫn của Luật, Nghị định, Chỉ Thị, Thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động đấu thầu

Tổ chức thực hiện các hoạt động đấu thầu là một trong những nội dung quan trọng nhất của quản lý hoạt động đấu thầu. Nội dung này được thể hiện cụ thể như sau:

Một là, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đấu thầu là việc cơ quan quản lý thiết lập hệ thống bộ máy, nhân sự về đấu thầu một cách có tổ chức, chặt chẽ, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý hoạt động đấu thầu. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tổ chức để thực hiện quản lý hoạt động đấu thầu một cách chủ động tránh tình trạng chồng chéo, dẫm chân lên nhau khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hai là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác đấu thầu: Việc quản lý hoạt động đấu thầu cần lưu ý đến hoạt động đào tạo trong đó phải chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo, bố trí các nguồn lực cho đào tạo và phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành. Hiện nay trong luật đấu thầu và các văn bản pháp lý, luật liên quan đã đề cập và quy định công tác đào tạo trong hoạt động đấu thầu. Để nâng hiệu quả của công tác quản lý hoạt động đấu thầu thì chủ đầu tư/bên mời thầu phải thường xuyên mở các lớp đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao cho cán bộ, công chức làm công

tác đấu thầu, đảm bảo cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu hiểu đúng pháp luật đấu thầu.

Ba là, quản lý quy trình đấu thầu. Quản lý quy trình đấu thầu phải chú trọng đến các nguyên tắc, căn cứ và nội dung để tiến hành thực hiện lựa chọn nhà thầu từ bước lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, lập hồ sơ mời thầu, đăng tải thông báo mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng cho đến tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu. Nội dung quản lý lập quy trình đấu thầu tập trung vào các vấn đề hướng dẫn, kiểm soát quy trình và nội dung và kết quả thực hiện. Đây là các nội dung đã được quy định chi tiết tại Nghị định 63, các Thông tư hướng dẫn của Bộ KH&ĐT phù hợp với từng gói thầu, từng hình thức lựa chọn nhà thầu nhất định. Việc tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu cũng phải được chủ đầu tư thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về pháp luật đấu thầu để đánh giá những mặt được, những mặt chưa được từ đó có biện pháp khắc phục, rút kinh nghiệm. Báo cáo phải đảm bảo trung thực, đúng thực tế đối với hoạt động đấu thầu của đơn vị mình.

Bốn là, quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu. Đảm bảo thông tin về đấu thầu phải được cập nhật liên tục, thường xuyên đảm bảo đúng, đủ thời gian và nội dung đăng tin; quản lý tốt hệ thống thông tin điện tử về đấu thầu sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đấu thầu, hiệu quả đấu thầu được nâng cao, ngược lại nếu không quản lý tốt thì sẽ không đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đấu thầu, dễ dẫn đến tình trạng thông thầu, có lợi cho một số nhà thầu tham gia đấu thầu.

1.2.3.3. Thanh tra, kiểm tra đấu thầu

Thanh tra, kiểm tra giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong đấu thầu là một trong các chức năng quan trọng của Nhà nước trong nền

kinh tế thị trường. Đặc biệt trong các nghiệp vụ chi tiêu công cộng, việc kiểm tra thanh tra để kịp thời uốn nắn những sai phạm, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu mua sắm công là việc làm không thể thiếu của tất cả các quốc gia. Nhà nước cần tổ chức cơ quan chuyên trách, có đủ năng lực để đảm đương công việc thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong đấu thầu, đồng thời giải quyết các tranh chấp hay khiếu nại, tố cáo phát sinh trong đấu thầu. Để đảm bảo tính khách quan, cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra cần có sự hoạt động độc lập tương đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu.

Mục đích của thanh tra, kiểm tra: nhằm mục đích quản lý, điều hành và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu bảo đảm đạt được mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.

Công tác kiểm tra, thanh tra đấu thầu được tiến hành đối với các tổ chức, cá nhân liên quan bởi các thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thanh tra đấu thầu là các hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra về đấu thầu được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thanh tra.

Kiểm tra đấu thầu: là các hoạt động kiểm tra việc ban hành văn bản hướng dẫn về đấu thầu của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; kiểm tra đào tạo về đấu thầu; kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu. Kiểm tra về đấu thầu được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng

đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

Có kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất trong đấu thầu nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm xảy ra trong đấu thầu. Phải giải quyết kịp thời những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu để có biện pháp khắc phục khi có vi phạm xảy ra; kiên quyết xử lý đối với mọi cá nhân, tổ chức vi phạm và việc giải quyết xử lý vi phạm phải được công khai trên Báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.

Ở Việt Nam hoạt động thanh tra, kiểm tra vẫn chưa được tổ chức thành hệ thống riêng biệt. Vì vậy hoạt động của cơ quan này nhìn chung chưa đạt được kết quả mong muốn. Đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu, hoạt động thanh tra, kiểm tra hầu như chưa được đặt ra một cách đúng mức, tương xứng với tầm quan trọng vốn có của công tác này.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động đấu thầu tại tổng cục phòng chống thiên tai bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w