Hoàn thiện chiến lược marketing – mix nhằm tạo dựng giá trị thương hiệu

Một phần của tài liệu Phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở với đời sống văn hóa của người Hải Phòng (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 1 : Giới thiệu doanh nghiệp

3.3 Hoàn thiện chiến lược marketing – mix nhằm tạo dựng giá trị thương hiệu

khách hàng trong nước hơn.

3.2.4 Thách thức

Có thể nói, sự cạnh tranh trên thị trường VPP hiện nay rất gay gắt. Các đối thủ trong nước đang ngày càng tăng nhanh khả năng cạnh tranh bằng việc đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm dần đánh vào thị trường cao cấp mà Hồng Hà đang nắm giữ. Các đối thủ đến từ Trung Quốc, Đài Loan cũng đã thâm nhập vào thị trường trong nước, gây sức ép cạnh tranh đối với Hồng Hà. Nó tạo ra một thách thức rất lớn đối với Hồng Hà trong việc củng cố vị trí của mình trên thị trường trong nước.

Ngồi ra Cơng ty cần phải thận trọng khi quyết định xuất khẩu hàng hóa vì đây là thị trường đầy biến động, ẩn chứa những rủi ro rất lớn.

Nguồn lao động Việt Nam tuy dồi dào nhưng số lao động chiếm tay nghề cao khá ít. Những lao động có trình độ họ thường thích làm việc trong những Cơng ty nước ngồi vì lương cao hơn Cơng ty ở Việt Nam. Hơn nữa, các Công ty trong nước đang “mọc” lên rất nhiều làm tăng cạnh tranh về nguồn lực lao động. Từ đó, vấn đề tuyển dụng nhân sự có chất lượng đang là thách thức đối với Hồng Hà.

3.3 Hoàn thiện chiến lược marketing – mix nhằm tạo dựng giá trị thương hiệu hiệu

3.3.1 Hỗ trợ ra mắt sản phẩm mới:

Trước khi một sản phẩm được đưa vào sản xuất, nhân viên phụ trách sản phẩm và nhân viên nghiên cứu thị trường cần phối hợp để khảo sát thị hiếu người tiêu dùng để điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp nhất. Sau đó, cần có một chương trình marketing

giúp khách hàng nhận biết thông tin về sản phẩm. Đó có thể là một chương trình quảng cáo, khuyến mại cho đại lý, người tiêu dùng hay một số hoạt động truyền thông cho sản phẩm.

3.3.2 Kiểm tra chất lượng:

Chất lượng sản phẩm đã mang lại những thành cơng và uy tín cho Cơng ty trong suốt những thời gian qua. Đễ luôn giữ vững “phong độ”, Công ty cần không ngừng công tác kiểm tra chất lượng thành phẩm, đầu tư đúng mức cho khâu sản xuất, mạnh dạn xử lý những thành phẩm chưa đạt yêu cầu chất lượng do tay nghề công nhân hoặc do lỗi kỹ thuật để hạn chế tối đa những sản phẩm chưa đạt chất lượng trên thị trường.

3.3.3 Theo dõi chu kỳ sống của sản phẩm:

Các sản phẩm cần được theo dõi chu kỳ sống để kịp thời xử lý, hạn chế chi phí sản xuất, chi phí lưu kho.

Ví dụ như: Dịng sản phẩm đồng phục học sinh đang ở giai đoạn bão hòa cần được đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ để tăng tối đa mức bán, kéo dài chu kỳ sống.

3.3.3.1 Chiến lược giá

Mặc dù trên thị trường, cạnh tranh bằng giá ngày càng nhường chỗ cho cạnh tranh bằng chất lượng, thương hiệu nhưng giá cả vẫn chiếm một vai trò quan trọng. Trong khi các đối thủ cạnh tranh muốn sản xuất phải có thời gian và sự chuẩn bị, thì những sản phẩm của Cơng ty mà có sự khác biệt hoặc ưu điểm vượt trội, thị trường có khả năng tiêu thụ tốt như: dịng giấy tự nhiên chống lóa mắt, bút máy “Nét hoa – Luyện viết chữ đẹp”,…lúc đó, Hồng Hà định giá bán theo nguyên tắc “hớt váng sữa” để mang về lợi nhuận tối đa.

Hiện nay xu hướng các trường học, doanh nghiệp đặt hàng giấy vở, sổ, bút có in logo, hình ảnh của đơn vị lên sản phẩm phục vụ cho những mục đích khác nhau. Cơng ty có thể tận dụng khai thác ưu thế về năng lực sản xuất, khả năng cung ứng và uy tín thương hiệu để định giá cao cho những đơn hàng trên.

Tiêu chí tạo nên thương hiệu cho Hồng Hà là chất lượng sản phẩm vì vậy Cơng ty cần phải không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm. Mặt khác cần tìm nguồn nguyên liệu giá rẻ, bảo vệ môi trường để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành, đáp ứng được nhu cầu của những người có thu nhập thấp.

3.3.3.2 Chiến lược phân phối

Mở rộng hệ thống kênh phân phối

Công ty cần phát triển thêm hệ thống đại lý và cửa hàng bán lẻ rộng khắp cả nước, đặc biệt là mở rộng hệ thống phân phối vào miền Trung và miền Nam. Đây là hai thị trường mà Hồng Hà đang tập trung hướng tới.

Hiện Cơng ty chủ yếu duy trì loại hình kênh phân phối truyền thống là các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý và hệ thống cửa hàng sách nhỏ lẻ. Xét cho đến thời điểm hiện nay, thì đây vẫn là loại hình phân phối phù hợp nhất cho Cơng ty. Hồng Hà cần tiếp tục duy trì cải thiện chất lượng của loại hình kênh phân phối này. Tuy nhiên, với xu thế trong thời gian sắp tới thì Cơng ty cũng cần đầu tư phát triển thêm các loại hình phân phối hiện đại như:

- Xây dựng các siêu thị chuyên về VPP, có thể liên kết với các doanh nghiệp VPP khác để tạo được quy mô và tiếng vang nhất định.

- Phát triển việc bán hàng qua internet, một phương thức bán hàng đang được các đại lý phân phối VPP rất quan tâm và triển khai khá hiệu quả trong thời gian qua, hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị kênh

Công ty nên phát huy sự liên kết phối hợp giữa các trung gian và nhà sản xuất để từ đó có thể đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ sản phẩm của mình. Em xin phép đưa ra một số đề xuất hoàn thiện thêm kênh phân phối và củng cố mối quan hệ giữa công ty và các trung gian:

- Hồng Hà nên thưởng cho nhà phân phối khu vực khi mở rộng được khách hàng mới bằng cách chiết khấu theo giá trị đơn hàng đầu tiên, sau đó tiếp tục thưởng theo tổng doanh số trong 6 tháng tiếp theo nhằm khuyến khích các nhà phân phối tìm kiếm, mở rộng hệ thống. Ví dụ: nhà phân phối Hồng Long ở khu vực Vĩnh Phúc sẽ được Công ty chiết khấu 10% cho đơn hàng đầu tiên kể từ lúc mở rộng được khách hàng mới. 6 tháng tiếp Hoàng Long sẽ được hưởng 3% doanh thu của đại lý mới này.

- Hợp tác với nhà sách trong việc gia tăng diện tích trưng bày sản phẩm Cơng ty tại các vị trí thuận lợi. Xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên bán hàng của nhà sách để truyền đạt thông tin đến người tiêu dùng hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở với đời sống văn hóa của người Hải Phòng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)