Kiểm tra bộ chia điện ly tâm

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô (Trang 42 - 43)

Kiểm tra bộ chia điện bao gồm: mạch sơ cấp và bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm, phần cao áp, góc đánh lửạ

- Kiểm tra mạch điện sơ cấp với đánh lửa tiếp điểm: cuộn sơ cấp tăng điện, tụ điện, đ−ợc kiểm tra bằng ômkế theo chế độ đo ở nấc thang đo điện trở thông mạch, khả năng cách điện với vỏ và điện dung. Kiểm tra tiếp điểm xem khả năng tiếp xúc trên toàn bộ diện tích mặt tiếp điểm, sự cháy rỗ và khe hở tiếp điểm khi mở hoàn toàn hình 38.

- Kiểm tra bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa và các ống nối chân không

+ Bằng cách kiểm tra đối chứng: cho động cơ làm việc sau ít phút, thay đổi số vòng quay động cơ trong hai trạng thái: bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa sớm, có và khi đ< rút ống nối chân không, đánh giá sự thay đổi chất l−ợng làm việc của động cơ.

+ Bằng thiết bị hút chân không cầm taỵ

Có thể kiểm tra ở ngay trên ôtô bằng cách tháo mở nắp chia điện, rút ống nối chân không ra, lắp đầu vòi của thiết bị hút chân không vào hút chân không, xem sự thay đổi vị trí vỏ chia điện và trục chia điện.

Giữ nguyên vị trí tạo chân không theo dõi sự biến đổi áp suất trên đồng hồ để đánh giá độ kín khít của hệ thống hình 39 .

Hình 39. Bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa sớm và cách kiểm tra

- Kiểm tra mạch điện thứ cấp gồm:

Kiểm tra thông mạch của cuộn thứ cấp và điện trở cuộn dâỵ

Kiểm tra cách điện dây cao áp, nắp chia điện, con quay chia điện. Các chi tiết đòi hỏi cách điện cao, khi đo giá trị trên điện trở phải lớn hơn(1ữ2)MΩ .Cuộn dây thứ cấp tăng điện phải có điện trở cách điện lớn hơn (6ữ30)kΩ

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô (Trang 42 - 43)