Cơ chế tác dụng của glucosamine trong điều trị bệnh thoái hoá khớp

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Tách Chiết Glucosamine Từ Sinh Khối Nấm Sợi Aspergillus, Mucor (Trang 42 - 45)

Cấu tạo của một khớp bình thường gồm có: xương, sụn khớp, bao khớp, màng hoạt dịch, hoạt dịch, dây chằng, gân và cơ. Trong đó sụn giữ khớp giữ vai trò hết sức quan trọng, sụn bao phủ đầu xương như một chiếc đệm vừa có tác dụng giảm ma sát giúp các xương trượt trên nhau một cách dễ dàng.

Cấu trúc của sụn gồm: Tế bào sụn và các chất căn bản ngoài tế bào. Các tế bào sụn nhấn chìm trong một nệm collogen Proteoglycan và nhiều protein nệm khác. Đây là một cấu trúc bạch mạch khơng có máu. Các chất căn bản ngồi tế bào gồm:

• Proteoglycan: làm các mơ ép vào nhau có khả năng chịu lực.

• Collagen có khả năng co giãn, tạo sự đàn hồi.

• Các enzym tiêu protein (như stromelysin, collagenase, gelatinase, proteoglycanase, lysomal proteases).

Trong bệnh thối khố khớp, lớp bề mặt sụn bị khơ nứt, xói mịn. Sụn mất chức năng đệm, làm cho các xương di chuyển cọ sát vào nhau gây đau đớn và

xưng tấy, khớp có thể bị biến dạng, các chồi xương được hình thành và phát triển ở bờ xương, làm cho sự cọ sát càng tăng lên, các mảnh xương và sụn vỡ ra trôi vào các ổ khớp gây đau trầm trọng hơn, khớp lại bị phá huỷ và bị cứng, khơng cử động được.[7]

Hình 1.9: Sụn khớp bị phá huỷ

Proteoglycan như sợi dây xâu chuỗi với callagen có vai trị giữ nước, làm trơn và nuôi dưỡng collagen. Khi sụn bị phá huỷ, sợi proteoglycan yếu đi, mất khả năng gắn kết với collagen, không giữ được nước, collagen bị mất chất nuôi dưỡng, kết cục là khớp bị thoái hoá.

Trước khia việc điều trị thoái khoá khớp thường dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm steroid và phisteroid uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Thuốc này giảm đáng kể các triệu chứng đau và viêm cho người bệnh. Tuy nhiên thoái hoá khớp là bệnh mãn tính vì vậy việc dùng thuốc phải thường xun cũng đã gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết, tiêu hoá… Nhưng tình trạng bệnh khơng được cải thiện vì vậy bệnh nhân

càng lệ thuộc vào thuốc nhiều hơn.

Ngày nay việc sử dụng glucosamin có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Việc bổ sung glucosamin có 3 tác dụng là: kích thích sản xuất sụn, giảm đau và chống viêm. Trong đó tác dụng kích thích sản xuất sụn giữ vai trị quan trọng nhất.

Glucosamine là chất được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể, bình thường cơ thể tổng hợp đủ lượng glucosamin cần thiết để tái tạo sụn.

Ngồi ra, glucosamin cịn có tác dụng ức chế enzym phá huỷ sụn colleagenaza, phospholipaza A2, ức chế sự hình thành các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hoá sụn khớp. Kết quả là làm chậm lại sự tiến triển của q trình thối hố khớp, cải thiện các triệu chứng đau, cảm giác không cứng khớp và khả năng vận động của bệnh nhân nhờ q trình kích thích tăng sinh tế bào sụn, cung cấp dưỡng chất cho sụn khớp, tạo dịch nhày cho sụn khớp, làm tăng khả năng bôi trơn, tái tạo sụn.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Tách Chiết Glucosamine Từ Sinh Khối Nấm Sợi Aspergillus, Mucor (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)