Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lên men đến hiệu suất sinh tổng hợp chitosan

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Tách Chiết Glucosamine Từ Sinh Khối Nấm Sợi Aspergillus, Mucor (Trang 62 - 64)

C, D: Đỉnh cuống bào tử và bào tư chủng A.niger Ex2006-1.

E, F: Khuẩn lạc chủng Rhizopus sp.BG và A.niger Ex2006-1 trên thạch PDA sau 48 giờ nuôi cấy.

3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lên men đến hiệu suất sinh tổng hợp chitosan

hợp chitosan

Trong môi trường lỏng hầu hết vi sinh vật đều phát triển qua 4 giai đoạn gồm: giai đoạn thích ứng, giai đoạn phát triển lũy tiến, giai đoạn cân bằng và giai đoạn diệt vong. Theo một số tài liệu thì ở giai đoạn lũy tiến thì hiệu suất tổng hợp chitosan là cao nhất. Vì vậy để xác định thời gian lên men thích hợp cho các chủng là cần tiến hành lên men các chủng với điều kiện lên men như mục 3.2.1 và thời điểm lấy mẫu khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: ảnh hưởng của thời gian lên men đến hiệu suất tổng hợp chitosan

Chủng

giống Thời gian (giờ) Hàm lượng sinh khối khô (g/l) Hàm lượng chitosan (mg/l)

Tỉ lệ chitosan / sinh khối khô

hệ sợi(%) A.oryzae Jo 24 3,05 51,5 1,7 48 8,00 160,0 2,0 64 8,50 144,5 1,7 72 8,00 104,0 1,3 96 6,50 106,5 1,6 120 6,25 92,3 1,5 Rhizopus sp.BG 24 - - - 48 6,30 497,7 7,9 64 7,50 817,5 10,9 72 7,40 821,4 11,1 96 7,00 777,0 11,1 120 7,00 714,0 10,2 *Nhận xét:

Hàm lượng sinh khối khô và chitosan tăng nhanh trong 48 giờ đầu. ở 48 giờ chủng A.oryzae Jo hàm lượng sinh khối khô đạt 8,0 g/l và hàm lượng chitosan đạt 160mg/l, ở 64 giờ, dù hàm lượng sinh khối khô vẫn tăng (8,5g/l), nhưng hàm lượng chitosan lại giảm xuống (144,5 mg/l). Tiếp tục kéo dài thời gian lên men, hàm lượng sinh khối khô và chitosan đều giảm (ở 120 giờ hàm lượng sinh khối khô chỉ đạt 6,25g/l và hàm lượng chitosan là 92,3 mg/l).

Đối với chủng Rhizopus sp.BG, hàm lượng sinh khối khô và chitosan tăng đến 64 giờ, nhưng sau 64 giờ hàm lượng sinh khối khô và chitosan giảm xuống. Đến 120 giờ, hàm lượng sinh khối khô chỉ đạt 7,0 g/l và hàm lượng chitosan chỉ đạt 714 mg/l.

Vậy lựa chọn thời gian lên men thích hợp là 48 giờ đối với chủng A.oryzae Jo và

64 giờ đối với chủng Rhizopus sp.BG.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Tách Chiết Glucosamine Từ Sinh Khối Nấm Sợi Aspergillus, Mucor (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)