Tinh bột biến tính là một lĩnh vực rất rộng và đã được các nhà khoa học trên thế giới biết đến từ sớm. Về tinh bột oxy hóa, việc sử dụng clorin để oxy hóa tinh bột đã được bắt đầu từ năm 1982, khi Liebig đưa ra rằng tinh bột bị thay đổi khi gia công bằng clorin hoặc axit clohyđric. Và sau đó có rất nhiều
các nghiên cứu, dưới đây là một số nghiên cứu mới nhất về tinh bột biến tính và tinh bột oxy hóa trên thế giới.
- Những tính chất lý hóa và cấu trúc vi mô của tinh bột khoai tây oxy hóa cho
phủ giấy (Autio, K., T. Suortti, A. Hamunen, và K. Poutanen, 1992)
- Sự oxy hóa hypochlorit của tinh bột lúa mạch và khoai tây (P.Forssell*, A.
- Những thay đổi cấu trúc gây ra bởi nhiệt của tinh bột lúa mạch thủy phân axit và tinh bột lúa mạch oxy hóa hypoclorit (K. Autio, T. Suortti, and K.Poutanen, 1995).
- Nghiên cứu đánh giá các điều kiện tổng hợp tinh bột oxy hóa từ ngô và rau dền dùng để ứng dụng làm màng bao (Chattopadhyay, S., Singhal, R. S., & Kulkarni,
P. R., 1997).
- Mô tả đặc tính của các tinh bột khác nhau được oxy hóa bằng hypoclorit
(Kuakpetoon, D., & Wang, Y.,2001).
- Nghiên cứu các tính chất lý hóa của tinh bột thông thường và tinh bột ngô
sáp được oxy hóa ở các nồng độ sodium hypochlorite khác nhau (Wang,Y., &
Wang, L., 2003).
- Nghiên cứu mô tả tính chất tạo thành của tinh bột chuối được oxy hóa ở các nồng độ sodium hypochlorite khác nhau (M.M.Sánchez-Rivera và cộng sự, 2005) - Những ưu việt trong sử dụng tinh bột biến tính trong sản xuất bánh từ bột mì của tác giả Megumi Migazaki, Phạm văn Hùng (2006), nghiên cứu tính vượt trội trong sử dụng tinh bột liên kết ngang, tinh bột axetat, tinh bột thủy phân propyl trong sản xuất bánh nâng cao chất lượng, duy trì độ mềm khi bảo quản, cải tiến chất lượng bột nhào và ruột bánh.