Các công trình nghiên cứu về tinh bột biến tính nói chung ở trong nước cũng rất được chú trọng:
- Năm 1990, Mai Văn Lề và các cộng sự đã xử lý tinh bột sắn bằng
KMnO4 nồng độ 6mg/lit trong môi trườngaxit HCl nồng độ 0,8% để tẩy trắng
và làm biến hình tinh bột. Để sản xuất bánh đa nem, các tác giả trên đã pha trộn 50% tinh bột gạo với 50% tinh bột sắn nguyên thể, sản phẩm nghiên cứu được có chất lượng tốt tương đương với bánh sản xuất từ tinh bột gạo.
cứu ứng dụng chế phẩm enzym của Novo Đan Mạch để thu nhận đường glucoza tinh thể từ tinh bột sắn, bước đầu đã có những thành công nhất định.
- Ngô Kế Sương và các cộng sự (1998), nghiên cứu quá trình thuỷ phân
tinh bột khoai mỳ bằng amylaza từ các nguồn khác nhau từ các vi khuẩn Bacillus, nấm mốc Aspergillus, lúa và hạt đậu nảy mầm.
- Năm 2003, Trương Minh Hạnh đã tiến hành nghiên cứu biến tính các
loại tinh bột sắn, sắn dây và huỳnh tinh bằng phương pháp axit và oxy hóa. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tinh bột biến tính bằng axit và oxy hóa có thể ứng dụng làm chất ổn định trong sữa chua. Tinh bột biến tính bằng phương pháp oxy hoá có thể ứng dụng sản xuất bánh phồng tôm cho chất lượng cao.
Tinh bột biến tính bằng axit được bổ sung vào bột nhào trong sản xuất bánh
quy xốp cho kết quả khả quan.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về biến tính tinh bột được đưa ra dưới đây:
- Nghiên cứu biến tính tinh bột sắn bằng axit sunfuahydric (Nguyễn Minh Hạnh, 1996)
- Nghiên cứu biến tính một số loại tinh bột, trong đó có tinh bột sắn bằng axit clohydric (Phạm văn Hùng, 2001)
- Nghiên cứu sản xuất tinh bột và tinh bột biến tính từ khoai sọ và ứng dụng
để sản xuất thực phẩm ăn chay (Nguyễn Phương, 2003 – 2004)
- Nghiên cứu biến tính các loại tinh bột sắn, sắn dây và huỳnh tinh bằng phương pháp axit và oxy hóa (Trương Minh Hạnh, 2003).
- Nghiên cứu biến tính tinh bột ngô bằng phương pháp axit, oxy hóa và enzym
(Nguyễn Minh Hạnh, 2004 – 2005)
Từ tình hình nghiên cứu và sử dụng tinh bột biến tính, chủ yếu từ tinh bột sắn ở trên của thế giới và Việt Nam, thấy rằng việc nghiên cứu, sản xuất tinh bột biến tính từ tinh bột sắn ở nước ta cần được tiếp tục đề xuất.
PHẦN II: NGUYÊN VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU