Xác định thành phần amyloza và amylopectin của tinh bột sắn

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tinh Bột Oxy Hóa Từ Tinh Bột Sắn Và Đánh Giá Khả Năng Ứng Dụng Cho Sản Xuất Giấy (Trang 54 - 57)

Từ biểu đồ đường kính kích thước hạt, tinh bột sắn có kích thước hạt

chiếm đa số trong khoảng 15.17 đến 17,37µm chiếm tỷ lệ 17,46% so với tổng

thể tích khối hạt.

3.2.2. Xác định thành phần amyloza và amylopectin của tinh bột sắn nguyên liệu: nguyên liệu:

Tinh bột của mọi nguồn đều có cấu tạo từ amyloza và amylopectin. Tỷ

lệ amyloza và amylopectin quyết định tính chất của mỗi loại tinh bột. Vì vậy,

amiloza và amilopectin là hai thành phần được quan tâm nhiều khinghiên cứu

về tinh bột nào đó.

Kết quả xác định hàm lượng amyloza và amylopectin trong tinh bột sắn nguyên liệu được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Hàm lượng amiloza và amilopectin có trong tinh bột sắn

Amiloza (%) Amilopectin (%)

Tinh bột sắn 21,58 78,42

Kết quả ở bảng cho thấy tinh bột sắn có hàm lượng amilopectin tương

nhiều amylopectin như độ nhớt cao, xu hướng thoái hóa thấp, độ bền gel

cao... Chính các tính chất quan trọng này giúp tinh bột sắn có nhiều ứng dụng

trong các ngành công nghiệp đặc biệt là trong công nghiệp sản xuất giấy. Tuy

nhiên để ứng dụng tốt, phải nắm được các tính chất cơ bản của nguyên liệuđể

sử dụngphương pháp biến tính thích hợp nhằmthay đổi các tính chất trên cho

phù hợp vào từng mục đích.

3.2.3. Xác định nhiệt độ hồ hóa của tinh bột sắn nguyên liệu bằng phương pháp phân tích nhiệt vi sai:

Quá trình hồ hóa là một quá trình cơ bản không thể thiếu được trong công nghệ sản xuất các sản phẩm từ tinh bột. Nhiệt độ hồ hóa là nhiệt độ để

phá vỡ hạt,chuyển tinh bột từ trạng thái đầu có mức độ hydrat hóa khác nhau

thành dung dịch keo. Nhiều tính chất chức năng và tính chất cơ cấu trúc của tinh bột chỉ được thể hiện rõ sau khi đã được hồ hóa như: tính nhớt, tính dẻo, khả năng tạo gel, tạo màng...Trong công nghiệp giấy hay công nghiệp dệt, nhiệt độ hồ hóa của những tinh bột sử dụng cũng là một thông số rất cần thiết. Trong công nghệ biến tính tinh bột, nhiệt độ hồ hóa là mốc quan trọng để điều chỉnh các thông số công nghệ.

Có rất nhiều phương pháp xác định nhiệt độ hồ hóa của tinh bột. Trong nghiên cứu này, nhiệt độ hồ hóa của tinh bột được xác định trên máy phân

tích nhiệt vi sai SETARAM.

Kết quả phân tích trên máy được thể hiện ở bảng 3.4 và hình 3.4.

Bảng 3.4. Nhiệt độ hồ hóa của tinh bột sắn nguyên liệu

Nhiệt độ hồ hóa (oC)

Hình 3.4. Đồ thịDSC xác định nhiệt độ hồ hóa của tinh bột sắn nguyên liệu

Nhiệt độ hồ hóa của tinh bột phụ thuộc nhiều yếu tố như kích thước hạt

tinh bột, thành phần amiloza, amilopectin v.v…Kết quả ở bảng 3.4. và hình 3.4.

cho thấy nhiệt độ hồ hóa của tinh bột sắn nguyên liệu là 67,5oC.

3.3. Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất tinh bột oxy hóa để sửdụng trong công nghiệp sản xuất giấy dụng trong công nghiệp sản xuất giấy

Sự oxy hoá tinh bột đã có từ rất lâu đời. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số tác nhân có thể oxy hoá tinh bột: clo, brom, periodat, dicromat, permanganat, persunfat...Tuy nhiên tác nhân được dùng phổ biến hơn hiện

nay là hypochlorit. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng hypochlorit 5,0% clo

hoạt động để oxy hoá tinh bột.

Quá trình oxy hoá tinh bột chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau: nồng độ chất oxy hoá, thời gian oxy hoá, nồng độ dịch bột, pH môi trường, nhiệt độ môi trường ... Do thời gian và điều kiện còn nhiều hạn chế, chúng tôi

tinh bột: nồng độ chất oxy hoá hypochlorit, thời gian oxy hóa, nồng độ dịch bột và pH dịch phản ứng.

Mức độ oxy hoá của tinh bột được đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Độ nhớt của tinh bột biến tính; - Độ trắng của tinh bột biến tính; - Hàm lượng nhóm cacbonyl;

- Hàm lượng nhóm cacboxyl.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tinh Bột Oxy Hóa Từ Tinh Bột Sắn Và Đánh Giá Khả Năng Ứng Dụng Cho Sản Xuất Giấy (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)