1. Phân tích độ nhớt:
Độ nhớt của tinh bột được xác định bằng máy Brookfield (Theo ISI 17-
1e, Viện tinh bột Quốc tế, Science Park Aarhus, Denmark).
- Nguyên tắc: Độ nhớt của tinh bột được xác định dựa trên việc xử lý
tinh bột gián tiếp bằng nhiệt để hồ hoá và độ nhớt được xác định thông qua momen quay với đầu đo có thể thay đổi về kích thước và tốc độ. Quá trình được thực hiện ở điều kiện và thời gian nhất định.
- Cách tiến hành:
- Cân 50 g tinh bột khô cho vào cốc 1000 ml. Thêm nước cất vào sao
cho tổng khối lượng bằng 500g.
- Đặt thìa khuấy vào cốc. Đặt cốc vào bình ổn nhiệt,gắn thìa khuấy vào máy khuấy và khuấy ở tốc độ không đổi 250 vòng/ phút.
- Dừng quá trình khuấy sau 15 phút. Tiếp tục giữ ở nhiệt độ đó 15 phút.
Tháo thìa khuấy ra khỏi máy khuấy, nhưng giữ thìa trong cốc. Nhấc cốc ra
khỏi bình ổn nhiệt. Thêm nước vào cốc (bù lại lượng nước bay hơi) sao cho tổng khối lượng bằng khối lượng ban đầu.
- Làm mát tới 50oC (vừa làm mát vừa khuấy).
- Tiến hành đo độ nhớt bằng máy Brockfield LVDV - E với đơn vị cp
với dịch bột 10% ở 50oC, và ở đầu đo số 2.
- Đọc kết quả hiển thị trên máy ta có giá trị độ nhớt cần đo.
2. Xác định hàm lượng amiloza và amilopectin trong tinh bột bằng phương pháp so màu
Nguyên tắc của phương pháp này dựa vào đặc điểm của amiloza và amilopectin cho màu đặc trưng với dung dịch lugol và dung dịch màu lại hấp
thụ ánh sáng, khả năng hấp thụ ánh sáng phụ thuộc nồng độ của amiloza và
amilopectin có trong dung dịch. Amiloza hấp thụ ánh sáng mạnh ở bước sóng
618nm còn amilopectin hấp thụ ánh sáng mạnh ở bước sóng 550nm. Do đó, có thể dùng phương pháp đo quang để xác định hàm lượng amiloza và amilopectin trong tinh bột.
3. Phương pháp xác định độ trắng của tinh bột:
Độ trắng của tinh bột được đo trên máy đo độ trắng Ket Electric
Laboratory C300-3. Độ trắng của mẫu chuẩn (BaO) = 87.