Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc (hình dạng, kích thước) và nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tinh Bột Oxy Hóa Từ Tinh Bột Sắn Và Đánh Giá Khả Năng Ứng Dụng Cho Sản Xuất Giấy (Trang 69 - 73)

hồ hóa của tinh bột sắn sau khi biến tính bằng oxy hóa.

a. Sự thay đổi cấu trúc (hình dạng, kích thước) của tinh bột sắn sau khi biến tính:

Tinh bột sắn oxy hóa với hai mức oxy hóa khác nhau được chụp vi ảnh

bằng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) với độ phóng đại 1500 được

- Mức oxy hóa 1: Nồng độ oxy hóa là 35%;

Thời gian oxy hóa là 90 phút;

Nồng độ dịch tinh bột 40%.

- Mức oxy hóa 2: Nồng độ oxy hóa là 45%;

Thời gian oxy hóa là 90 phút;

Nồng độ dịch tinh bột 40%.

Hình 3.6. Vi ảnh của tinh bột sắn oxy hóamức 2 với độphóng đại 1500x

Kích thước hạt tinh bột sắn oxy hóavới hai mức oxy hóa khác nhau và

sự phân bố đường kính hạt qua phân tích nhiễu xạ laze được trình bày trên

bảng 3.12 và biểu đồ 3.7; 3.8.

Bảng 3.12. Đường kính trung bình của hạt tinh bột sắn ở hai mức oxy

hóa khác nhau

Tinh bột sắn Đường kính trung bình

của hạt (μm)

Mức oxy hóa 1 16,17

Hình 3.7. Biểu đồ phân bố đường kính hạt của mẫu tinh bột oxy hóamức 1

Hình 3.8. Biểu đồ phân bố đường kính hạt của mẫu tinh bột oxy hóa mức 2

Ở mẫu tinh bột mức oxy hóa 1, mẫu sản phẩm đạt yêu cầu của đề tài,

thì đường kính hạt tập trung nhiều nhất trong khoảng từ 17,37đến 19,90µm

chiếm tỷ lệ 18,06% so với tổng thể tích khối hạt.

Qua vi ảnh của tinh bột sắn biến tính oxy hóa trên hình 3.5 và 3.6 và kết quả đo đường kính hạt tinh bột sắn sau khi biến tính ở bảng 3.12 với biểu đồ kích thước hạt 3.7; 3.8, có thể thấy rằng hình dáng bên ngoài thì gần như

không thay đổi còn kích thước hạt tinh bột tăng dần lên so với tinh bột nguyên liệu. Ở mức oxy hóa 1 (mức độ oxy hóa thấp hơn) thì hạt tinh bột sắn có đường kính trung bình là 16,17 nhỏ hơn ở mức oxy hóa 2 (mức độ oxy hóa cao hơn) có đường kính trung bình là 18,07. Điều đó nói lên rằng trong quá trình biến hình, chất oxy hóa không phá vỡ hạt tinh bột mà xâm nhập vào bên trong hạt bằng cách khuếch tán qua lớp vỏ hạt. Quá trình biến tính diễn ra bên trong hạt tạo ra nhiều phân tử mạch ngắn hơn, số phân tử tăng lên làm cho vỏ hạt phải dãn ra hơn so với ban đầu. Sự dãn của hạt diễn ra đồng đều khắp các cạnh. Do đó,kích thước hạt tinh bột tăng lên rõ rệt sau khi biến tính còn hình dáng chung thì gần như không thấy thay đổi.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tinh Bột Oxy Hóa Từ Tinh Bột Sắn Và Đánh Giá Khả Năng Ứng Dụng Cho Sản Xuất Giấy (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)