Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam (Trang 115 - 118)

Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của các nhân tố bao gồm thu nhập bình quân trên đầu người, giáo dục, khả năng thu hút FDI, bất bình đẳng trong thu nhập, tỷ lệ

hộ dân sử dụng internet và sự phân hóa dân tộc đến các khía cạnh khác nhau của chất lượng thể chế địa phương/tỉnh. Dựa trên kết quả các mơ hình có thể thấy một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tỉnh có GDP bình qn đầu người cao có tác động cả thuận chiều và ngược chiều đến chất lượng thể chế. GDP bình quân đầu người tác động thuận chiều rõ rệt đến chỉ số “thiết chế pháp lý” hay “pháp quyền”. Điều này có nghĩa là tỉnh có trình độ phát triển cao sẽ tạo được nền tảng vững chắc cho việc cải thiện tình hình thực thi pháp luật ở địa phương cũng như vấn đề an ninh trật tự để đảm bảo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, theo kết quả mơ hình, GDP bình quân đầu người lại ảnh hưởng ngược chiều đối với chỉ số “chi phí khơng chính thức”, “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”. Như vậy, ở những tỉnh có thu nhập bình qn cao thì hiện tượng tham nhũng lại xảy ra nhiều hơn. Vì vậy, tỉnh có trình độ phát triển cao (tính bằng thu nhập bình quân đầu người) thì chưa chắc có chất lượng tể chế tốt hơn nếu chính quyền địa phương đó khơng năng động và khơng làm tốt việc kiểm soát tham nhũng.

Thứ hai, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng internet tăng lên giúp cải thiện một số chỉ số

“chi phí khơng chính thức”, “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” và chỉ số PCI tổng hợp. Như vậy, với vai trò là công cụ thông tin truyền thông mạnh, internet giúp doanh nghiệp/người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thông tin và tài liệu về các quy định, q trình thực thi chính sách của chính quyền địa phương.

Đồng thời, gần đây với sự phát triển của mạng xã hội thông tin và ý kiến, sựđánh của người dân/doanh cũng dễ dàng được tiếp cận bởi các cơ quan công quyền. Áp lực từ

các ý kiến và dư luận xã hội sẽ là một phần thúc đẩy các địa phương tiếp tục cải thiện chất lượng thể chế tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện, thu hút đầu từ, và mơi trường hành chính cơng thân thiện và có chất lượng.

Thứ ba, các tỉnh thu hút FDI tốt hơn thì có mơi trường thể chế tốt hơn (biến fdids có tác động tích cực đến chỉ số “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”). Tuy nhiên, tỉnh thu hút nhiều FDI lại có hiện tượng tham nhũng nhiều hơn (biến fdids ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số “chi phí khơng chính thức”). Điều này có vẻ

bắt nguồn từ việc tỉnh có khả năng thu hút FDI cao thì lại tạo ra nhiều cơ hội tham nhũng hơn. Kết quả này cũng khá tương đồng với phát hiện tỉnh có trình độ phát triển

cao thì hiện tượng tham nhũng lại tăng lên. Do đó, thúc đẩy đầu tư FDI có tác động như là động lực để cải thiện chất lượng thể chế các tỉnh thành, nhưng chính quyền địa phương cần kiểm soát tốt vấn đề tham nhũng và cần cân nhắc, chọn lọc các nhà đầu tư

phù hợp để hướng tới nâng cao chất lượng thể chế.

Thứ tư, chi tiêu cho giáo dục có tác động đến chất lượng thể chế (ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến chỉ số PCI tổng hợp). Do vậy việc đầu tư cho giáo dục là cần thiết đối với các địa phương sẽ giúp nâng cao và cải thiện chất lượng thể

chếđược tốt hơn.

Thứ năm, chênh lệch thu nhập ảnh tiêu cực đến chất lượng thể chế thơng qua chỉ số “chi phí khơng chính thức” (hệ số -1.3). Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu ở

các nước khác chênh lệch thu nhập nhóm giàu nghèo (đại diện cho biến phân phối thu nhập) lại tác động thuận chiều đến một số biến sốđại diện cho chất lượng thể chế (tính minh bạch, thiết chế pháp lý, và chỉ số PCI tổng hợp).

Thứ sáu, sựđa dạng về dân tộc và ngơn ngữ có ảnh hưởng nhỏ đến chất lượng thể chế. Theo kết quả mơ hình, tuy ảnh hưởng của nhân tố chênh lệch thu nhập và mức

độ đa dạng về dân tộc có ảnh hưởng đến chất lượng thể chếở mức độ thấp hơn so với các nhân tố khác, nhưng hai nhân tố này cũng phản ánh phần nào mức độ phát triển của các địa phương. Vì vậy, việc quan tâm đến hai nhân tố này vẫn là điều cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 dựa trên mơ hình hồi quy tác động cố định sử dụng biến công cụđể

loại bỏ tính nội sinh của mơ hình để xem xét các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng thể

chế. Kết quả cho thấy các biến “thu nhập bình quân trên đầu người”, “trình độ giáo dục của người dân”, “thu hút FDI”, “bất bình đẳng thu nhập”, “mức độ bao phủ

internet”, và “mức độ phân hóa sắc tộc” đều có ảnh hưởng đến các chỉ số “chất lượng thể chế”. Mức độảnh hưởng đến các chỉ số là khác nhau và có thể ngược chiều nhau. Tuy nhiên, khuyến nghị chung là các địa phương nên tập trung nâng cao thu nhập bình quân trên đầu người, trình độ giáo dục, dân trí; tăng cường thu hút FDI một cách chọn lọc, và gia tăng mức độ bảo phủ internet, v.v. nhằm nâng cao chất lượng thể chế. Dựa trên các kết quả phân tích từ chương 3, các kết luận chương 4 cũng chỉ

ra những điểm yếu của thể chế cấp tỉnh và đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường chất lượng thể chế.

CHƯƠNG 5

CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)