Nhóm nghiên cứu về chất lượng thể chế địa phương

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam (Trang 27 - 29)

1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.3. Nhóm nghiên cứu về chất lượng thể chế địa phương

Trong phát triển kinh tế địa phương, các thể chế chính thức bao gồm hệ thống chính quyền và quản trịở một nhà nước cụ thể và các thể chế phi chính thức bao gồm các truyền thống hợp tác làm việc giữa các khu vực công và tư nhân. Các thể chế chính thức và khơng chính thức tương tác với nhau. Các kiến trúc thể chế khác biệt của địa phương theo (Gertler, 2010) giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế mỗi

địa phương.

Tổng quan tài liệu cho thấy có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của thể chế khu vực/địa phương đối với sự phát triển của các khu vực và địa phương, cũng như là các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng thể chếđịa phương. Các nghiên cứu về chủđề này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn ở cấp quốc gia hoặc ở nhưng nước có các chính quyền liên bang (Mỹ, Đức, Canada) với mức độ phân quyền lớn. Tuy nhiên đối với các quốc gia có mức độ tập trung hóa quyền lực cao (như hầu hết các các nước EU) rất khó để

thực hiện các nghiên cứu về thể chế và quản trịđịa phương (Talmaciu, 2014).

Dưới đây là tổng quan nghiên cứu về chất lượng thể chế địa phương và vai trò của thể chế khu vực/địa phương đối với tăng trưởng và phát triển của các địa/khu vực, cũng như các nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng thể chếđịa phương.

Thể chế tốt, quản trị tốt và lãnh đạo tốt được nhiều tác giả coi là điều kiện cần thiết để hỗ trợ nỗ lực phát triển của một quốc gia hoặc khu vực/địa phương. Ba yếu tố

này và các mối quan hệ tương tác giữa chúng đóng vai trị như là yếu tố xúc tác cho các sáng kiến kinh doanh. Talmaciu (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng thể

chế, quản trị vùng đến sự phát triển của các vùng khác nhau của Rumani. Không như

kỳ vọng, nghiên cứu lại chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa chất lượng thể chế, quản trị vùng đối với sự phát triển vùng, nhưng lại là mối quan hệ ngược chiều. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Rumani cũng là một nước thuộc EU có mức độ tập trung hóa quyền lực cao, 8 vùng của nước này cũng khơng có quyền hạn hành chính riêng và tác giả cũng công nhận đây là hạn chế của nghiên cứu khi xem xét về vai trò

của thể chế và quản trị vùng đến sự phát triển của các vùng/địa phương đang phát triển của Rumani. Do vậy, sự diễn giải dữ liệu cần hết sức thận trọng khi mà các khu vực khơng có tư cách pháp lý thì rất khó thể nói về chất lượng quản trị vùng theo đúng nghĩa của nó.

Cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế chính thức và phát triển vùng của Rumani, tác giả (Frunză, 2011) chỉ ra rằng các chính sách, cơ chế, và cấu trúc hiện tại nhằm mục đích giảm sự chênh lệch phát triển của các vùng (8 vùng) ở nước này là chưa hiệu quả, khi sự chêch lệch ngày càng gia tăng. Do vậy, tác giả cho rằng chỉ có một khung thể chế minh bạch, không quan liêu mới tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế các vùng, giảm chênh lệch phát triển và đảm bảo hoàn thành các trường hợp ngoại lệ do hội nhập vào EU.

Nghiên cứu của Pike, Marlow, McCarthy, O’Brien, and Tomaney (2015) về vai trò của thể chế địa phương đối với phát triển kinh tế ở cấp độ địa phương dựa trên phân tích so sánh dữ liệu của 39 hiệp hội doanh nghiệp địa phương thành lập từ năm 2010 ở Anh. Nghiên cứu đã chỉ ra cách thức hoạt động của các thể chế phát triển kinh tếđịa phương trong môi trường thể chếđa tác nhân và đa hướng; cách các thể chếđịnh hình các quá trình tổng hợp cũng như cân nhắc và ứng biến trong các giai đoạn thay

đổi thể chế, khám phá vai trị và chức năng của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế địa phương. Trong đó, quy mơ, bản chất và loại hình phát triển của thể

chếđịnh hình năng lực và phạm vi của chính quyền địa phương trong việc tác động và

định hình phát triển kinh tế.

Đối với các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế phần lớn các nghiên cứu tập trung vào cấp độ quốc gia, và có hạn chế các nghiên cứu tập trung vào chủđề này ở cấp độđịa phương/khu vực. Các nghiên cứu có thể chỉ xem xét một góc cạnh của chất lượng thể chế, Nghiên cứu của González and del Sol (2018) về ảnh hưởng của một chính phủ minh bạch mở cửa đến tham nhũng ở chính quyền địa phương của Tây Ban Nha cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ minh bạch và tham nhũng ở chính quyền địa phương. Nhìn chung các nghiên cứu về chất lượng thể chế địa phương/vùng chủ yếu là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và phát triển kinh tế, các nghiên cứu xem xét yếu tốảnh hưởng đến chất lượng thể chếđịa phương hiện có rất hạn chế.

Nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế cấp địa phương (tỉnh) của Trung quốc ở thời kỳ cải cách hậu Mao Trạch Đông (1995-2005). Nghiên cứuWilson (2016) đã đưa ra một quan điểm mới về mối quan hệ

giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng. Trong khi rất nhiều các nghiên cứu trước đây

đã chứng minh tác động tích cực của chất lượng quản trị đối với tăng trưởng kinh tếở

cấp độ quốc gia, và ngượi lại, bên cạnh đó có một số nghiên cứu định lượng đã chứng minh về mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng. Nghiên cứu này đã xem xét mối quan hệở cấp độ địa phương với giả thiết: (i) cải thiện chất lượng quản trị của tỉnh sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tiếp theo và (ii) tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của tỉnh sẽ có tác động tích cực đến thay đổi chất lượng quản trị. Sử dụng kiểm định nhân quả Granger nghiên cứu chỉ ra tác động đáng kể và tích cực của tăng trưởng kinh tếđối với chất lượng thể chế tiếp chủ yếu là tăng trưởng trong khu vực thứ cấp của nền kinh tế: sản xuất và công nghiệp), nhưng chất lượng thể chế lại khơng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh. Những phát hiện này cho thấy những cải cách thể chế chính thức/quản trị cơng khơng phải là yếu tố chính thúc đẩy Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng; thay vào đó, mối liên hệ tích cực được quan sát giữa quản trị và tăng trưởng phản ánh khả năng của chính quyền tỉnh trong việc khai thác tiềm năng được tạo ra bởi tăng trưởng kinh tế để thực hiện các cải cách về mặt thể chế/quản trị.

Ngồi ra, có một số nghiên cứu xem xét các yếu tốảnh hưởng đến từng tiêu chí của chất lượng thể chếđịa phương: Tính minh bạch, tham nhũng, pháp quyền,..vv.

Smith (2004) chứng minh mối quan hệ thuận chiều giữa tính minh bạch của chính quyền địa phương và trình độ giáo dục của công dân. La Porte et al. (2002) cho biết sự phổ biến của các Website có tác động tích cực đến việc nâng cao tính minh bạch. Các nghiên cứu của Gandia and Archidona (2008) ; Justice et al. (2006) ; Perez (2008) và Serrano-Cinca et al. (2009), Styles and Tennyson (2007) cho biết các yếu tố thu nhập, trình độ giáo dục, dân số có ảnh hưởng đến tính minh bạch của chính quyền địa phương. A Del Monte và E Papagni (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến tham nhũng ở chính quyền địa phương. Nghiên cứu chỉ ra thu nhập (trình độ phát triển) của

địa phương có ảnh hưởng đến chỉ số tham nhũng của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)