2.2. Chất lượng thể chế và các tiêu chí đánh giá chất lượng thể chế
2.2.1. Quan niệm về chất lượng thể chế
Chất lượng thể chế là một khái niệm đa chiều, quan niệm về chất lượng thể chế
phụ thuộc vào cách tiếp cận cũng như quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu.
Alonso and Garcimartín (2013) cho rằng chất lượng thế chếđược xác định dựa trên các tiêu chuẩn như sau:
-Hiệu quả tĩnh: Hay khả năng tương thích của thể chế. Nói cách khác, nó là khả
năng thúc đẩy các hành vi làm giảm chi phí xã hội.
-Sự tin cậy hay tính hợp pháp (Credibility or legitimacy): là khả năng tạo tạo ra các khuôn khổ quy phạm để điều chỉnh hành vi các chủ thể
-Sự an tồn (hoặc khả năng dự đốn): một thể chế thực hiện đầy đủ chức năng của nó nếu nó làm giảm tính bất định trong sự tương tác giữa người với người. Trên
thực tế, một trong những chức năng của thể chế đó là tạo ra sự an toàn và sự ổn định cao hơn cho các quan hệ xã hội bằng cách giảm dần chi phí giao dịch.
-Khả năng thích ứng (hoặc hiệu quả năng động): là khả năng có thể dự đốn những thay đổi xã hội hoặc ít nhất là tạo ra các động cơ thúc đẩy sựđiều chỉnh của các tác nhân đối với những thay đổi này.
Trong khi đó Popescu (2012) cho rằng phân tích chất lượng thể chế cần dựa trên những đặc tính cơ bản sau:
- Thứ nhất, đánh giá chất lượng thể chế là đánh giá đặc tính phổ quát (universality) hàm ý tính khái quát, mở, trừu tượng của các quy tắc xã hội, hay như Hayek nói "Các quy tắc phải áp dụng được cho mọi đối tượng và trong mọi hoàn cảnh"
- Thứ hai, xuất phát từ chức năng chính của thể chếđó là giảm chi phí giao dịch và sự bất định trong tương tác giữa người với người, qua đó các mối quan hệ kinh tế
xã hội được đảm bảo ổn định và an toàn hơn. Bới vậy thể chế phải được đặc trưng bởi sự tín nhiệm và ổn đinh (credibility và stability), minh bạc và dễ hiểu.
- Thứ ba là khả năng thích ứng tức là khả năng dự đoán được các thay đổi và tạo ra các khuyến khích về mặt kinh tế xã hội cho các tác nhân, nhằm thúc đẩy sựđáp
ứng với điều kiện kinh tế xã hội mới.
Trong báo cáo của UNDP (2011), 3 tiêu chí để đánh giá chất lượng thể chế
bao gồm:
Tính hiệu quả (performance): Một thể chế hiệu quả là thể chế có khả năng cung cấp các dịch vụ công cộng cơ bản và thiết kế và thực thi các chính sách. Tính hiệu quả
của thể chế được đo lường bằng hiệu lực (effectiveness) và hiệu suất (efficiency), hiệu quả thể chế là nền tảng của năng lực của nhà nước trong việc quản lý các chức năng hành pháp, lập pháp và tư pháp của mình, để quản lý nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, đểđảm bảo bảo vệ quyền con người, kinh tế và xã hội, các quyền dân sự và chính trị, và an ninh (UNDP 2010). Hiệu lực là mức độ mà một mục tiêu của tổ chức đạt được, do đó đánh giá được hiệu lực của thế chế
sẽ giúp cho việc thiết kế các chương trình chính sách nhằm phát triển năng lực thể chế
trong từng lĩnh vực cụ thể này. Hiệu suất là tỷ lệ của đầu ra (hoặc những gì đã đạt được) trên các tài nguyên được sử dụng để tạo ra chúng (tiền bạc, thời gian, lao động, v.v.).
Khả năng thích ứng là khả năng dự đốn, thích nghi, thay đổi và các ưu tiên thay đổi để đáp ứng các điều kiện trong tương lai và đổi mới để đáp ứng nhu cầu trong tương lai (UNDP 2010). Một thể chế thích ứng là thể chế rất linh hoạt và có thể tự cải
thiện các vấn đề nội tại, đồng thời dự đốn và ứng phó với các cú sốc (kinh tế, chính trị) bằng các giải pháp sáng tạo (UNDP 2010 và Killick 1995).
Tính ổn định là mức độ mà một thể chế có khả năng làm giảm sự biến động hay sự bất định của hiệu quả thể chế thơng qua việc thể chế hóa các thơng lệ và quy định, và có thể xác định và giảm thiểu rủi ro bên trong và bên ngồi thơng qua quản trị rủi ro (UNDP 2010).
Có thể thấy, quan niệm về chất lương thể chế khá thống nhất ở ba đặc điểm chính đó là tính hiệu quả, khả năng thích ứng và tính ổn định. Quan niệm về chất lượng thể chế trong nghiên cứu này được hiểu theo quan niệm của UNDP (2011).