Công tác đào tạo tại NHNN bao gồm ba nội dung chính: (i) đào tạo sau đại học; (ii)
đào tạo cơ bản và hoàn chỉnh kiến thức theo ngạch công chức và (iii) bồi dưỡng nghiệp vụ.
Các khóa học và bồi dưỡng ngắn hạn trong nước được NHNN trực tiếp tổ chức, còn các
khóa đào tạo cơ bản và nâng cao được thực hiện tại các trường đại học trong và ngoài nước.
Theo số thống kê, hàng năm có khoảng 2.000 lượt người tham gia các chương trình đào tạo
và khóa học bồi dưỡng, bình quân hàng năm có 30% - 45%/ tổng số cán bộ được tham gia
các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn. So với những năm trước đổi mới, qui mô đào tạo bồi
dưỡng của NHNN có tiến bộ hơn rất nhiều, đầu những năm 90 bình quân hàng năm có 20-
25%/ tổng số công chức tham dự các chương trình đào tạo. Nếu so với các ngân hàng thương
mại, công chức NHNN được ưu đãi hơn trong đào tạo phát triển, thể hiện qua đơn vị thời
gian học tập của các công chức NHNN là tương đối cao và họ cũng có nhiều cơ hội hơn để
lựa chọn chương trình học cho bản thân.
Bảng 2.6: Số lượng công chức NHNN tham gia đào tạo
Đơn vị: lượt người
2000 2001 2002 2003 2004 6/2005 5
Tổng số 2165 2019 1168 1482 2118 1077 Đào tạo sau đại học (người) 33 36 53 60 60 … Đào tạo cơ bản và hoàn
chỉnh kiến thức theo ngạch công chức
656 555 319 400 400 200
Bồi dưỡng nghiệp vụ 1.476 1.428 796 2003 1678 877
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, NHNN.
Hoạt động đào tạo đã góp phần nâng cao mặt bằng về bằng cấp chuyên môn của đội ngũ công chức, đóng góp khoảng 65% số lượng gia tăng của trình độ đại học và sau
đại học. Số lượng công chức nâng cấp trình độ chuyên môn khởi điểm của mình (từ trung
cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học, từ đại học lên tiến sĩ, thạc sĩ) tăng lên qua các
năm. Số lượng công chức học sau đại học tập trung chủ yếu ở các Vụ, Cục nghiên cứu
hoạch định chính sách. Hình thức đào tạo chính là đào tạo tại chức tại các trường đại học
trong nước (khoảng hơn 90% tổng số đào tạo sau đại học). Đa số cán bộ có trình độ trên
đại học được đào tạo ở các cơ sở đào tạo trong nước đều phát huy tốt hiệu quả đào tạo.
Có một số ít không phát huy được năng lực nghiên cứu ứng dụng, mà một trong những
nguyên nhân là do chất lượng đào tạo còn hạn chế; đào tạo ồ ạt, ngắn hạn, tài liệu và nội
dung đào tạo cũng như tri thức về kinh tế thị trường của đội ngũ giảng viên không ngang
tầm với yêu cầu. Số cán bộ trẻ có trình độ ngoại ngữ khá được cử đi đào tạo sau đại học ở
nước ngoài (hơn 8%/tổng số đào tạo sau đại học), chủ yếu về các chuyên ngành như tài
chính công, kinh tế phát triển.. mà có rất ít chuyên ngành về tài chính tiền tệ. Những đối
tượng được đi đào tạo chủ yếu là tốt nghiệp đại học chuyên ngữ, chưa qua đại học về tài
chính ngân hàng nên với thời gian đào tạo từ 1 đến 2 năm ở nước ngoài và có bằng Thạc
sĩ kinh tế, nhưng thực tế chiều sâu kiến thức về lĩnh vực này cũng phần nào bị hạn chế.
Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức là hình thức đào tạo ngắn hạn nhằm mục đích bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như các chương
trình khác nhau để chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ trong ngành. Tại Hội sở chính, nơi thực
hiện các hoạt động nghiên cứu triển khai nhằm ban hành các chính sách cơ chế về lĩnh vực
tiền tệ, việc cập nhật kiến thức chuyên môn là điều cần thiết cho mọi đối tượng công chức,
do đó chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng đã được triển khai rộng rãi trong NHNN và tận
dụng nhiều nguồn đào tạo khác nhau. Một trong nguồn đó là các dự án đào tạo do nước
ngoài tài trợ mà hiệu quả của nó được đánh giá cao về mức độ phù hợp, chất lượng bài
giảng cũng như khả năng vận dụng vào công việc nghiên cứu. Hiện nay NHNN có quan
hệ hợp tác song phương trên lĩnh vực đào tạo với gần 20 NHTW khác, với nhiều tổ chức
tài chính quốc tế, khu vực, như: ADB, IMF, WB, BIS. Theo số liệu thống kê, hàng năm
có hơn 600 lượt công chức của NHNN, chủ yếu là Hội sở chính tham gia các khóa học
trong và ngoài nước do dự án tài trợ.
Các chương trình đào tạo bồi dưỡng đã đạt được mục tiêu phổ cập và cập nhật kiến thức cho đội ngũ công chức. Qui mô hoạt động đào tạo đã mở ra khá rộng và tiếp
cận được với các nguồn tri thức mới của ngân hàng hiện đại. Việc triển khai hoạt động
đào tạo của NHNN một cách tích cực là điều cần thiết và đúng đắn, đặc biệt trong giai
đoạn chuẩn bị hội nhập vừa qua. Tuy nhiên, để hoạt động đào tạo thực sự có hiệu quả và
hiệu quả mang tính dài hạn đối với tổ chức, công tác đào tạo cần được xem xét lại trên
khía cạnh đặt mục tiêu và cách thức triển khai.
Dưới góc độ của người quản lý nguồn nhân lực, thì mục tiêu cuối cùng của các chương trình đào tạo là nâng cao trình độ và kỹ năng xử lý công việc của nhân lực, qua
đó thay đổi hành vi và đạt được hiệu quả hoạt động của tổ chức. Do đó chất lượng của
hoạt động đào tạo không thể chỉ xem xét trên khía cạnh số lượt người tham gia mà phải
dựa vào chất lượng của đội ngũ công chức thể hiện qua kết quả hoàn thành nhiệm vụ
chuyên môn và sự thành công của NHNN trong thực thi các chức năng vai trò của NHTW.
Trong điều kiện cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao diễn thường xuyên không chỉ trong phạm vi hệ thống ngân hàng, cần thực hiện đào tạo định hướng cầu, là sự kết
hợp chặt chẽ giữa nội dung đào tạo và mục đích sử dụng, gắn kết nghĩa vụ và quyền lợi
của người được đào tạo với quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, là người sử dụng lao
động. Đào tạo là hình thức đầu tư dài hạn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu không có những
phương thức phối hợp hiệu quả giữa các nội dung của phát triển nguồn nhân lực thì rất
khó mang lại hiệu quả mong muốn sau đào tạo. Hoạt động đào tạo trong thời gian qua
còn nặng về cơ chế kế hoạch hóa trong tổ chức triển khai dẫn đến đào tạo không đúng đối
tượng, lãng phí về nguồn lực vật chất và con người. Còn thiếu một hệ thống thông tin đầy
đủ về các chương trình và nội dung đào tạo, như thư viện, mạng thông tin nội bộ, tài liệu
tra cứu…